Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2023-2024

docx 38 trang Yến Phương 27/12/2024 370
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_4_tuan_10_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2023-2024

  1. TUẦN 10 Thứ Hai ngày 6 tháng 11 năm 2023 Buổi sáng: Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Sinh hoạt dưới cờ: Mái trường thân yêu Tiết 2: TIẾNG VIỆT Đọc: Vẽ màu I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Vẽ màu, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bạn nhỏ khi vẽ tranh. - Nhận biết được màu sắc của các sự vật, cách gọi màu sắc của sự vật trong bài thơ; nhận xét được đặc điểm, cách gợi màu sắc của sự vật cùng những cảm xúc, suy nghĩ của bạn nhỏ. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Cần trân trọng, phát huy năng lực tưởng tượng, sáng tạo của mỗi cá nhân. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, máy chiếu - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động: Trò chơi “Muỗi đốt” - GV giới thiệu chủ điểm: Niềm vui sáng tạo. - Yêu cầu HS quan sát tranh chủ điểm và cho biết tranh nói với em điều gì về chủ điểm? - GV giới thiệu bài: Vẽ màu 2. Hình thành kiến thức: a. Luyện đọc: - GV đọc mẫu cả bài hoặc gọi HS đọc (lưu ý đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu sắc, thể hiện tâm trạng, cảm xúc, sự khám phá của nhân vật). - Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó. - HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - Hướng dẫn HS đọc: + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: Còn màu xanh chiếu là; Làm mát những rặng cây; Màu nâu này biết không; + Đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ (nhấn giọng vào những từ ngữ chỉ màu sắc, thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật) - 5HS đọc nối tiếp cả bài thơ. - Cho HS luyện đọc theo cặp. - HS luyện đọc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt. - Gọi HS đọc trước lớp. b. Tìm hiểu bài: - GV hướng dẫn HS sử dụng từ điển để tìm nghĩa của từ đại ngàn.
  2. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc và trả lời câu 1: Tìm trong bài thơ những từ ngữ chỉ màu sắc của mỗi sự vật (hoa hồng, nắng đêm, lá cây, hoàng hôn, rừng đại ngàn) - Yêu cầu thảo luận theo cặp: Các khổ thơ 2, 3, 4 nói về màu sắc của cảnh vật ở những thời điểm nào? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm: Theo em, bạn nhỏ muốn nói gì qua hai dòng thơ “Em tô thêm màu trắng/ Trên tóc mẹ sương rơi ”? - GV nêu yêu cầu: Nếu được vẽ một bức trang với đề tài tự chọn, em sẽ vẽ gì? Em chọn màu vẽ nào để vẽ? Vì sao? - GV kết luận, khen ngợi HS 3. Luyện tập, thực hành: - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng tại lớp, đọc diễn cảm - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Qua bài thơ, em cảm nhận được điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với mẹ? Em đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ? - Nhận xét tiết học. - Sưu tầm tranh, ảnh các nhạc cụ dân tộc. Điều chỉnh sau tiết dạy: Chia sẻ với lớp sở thích của bản thân Tiết 3: TIẾNG VIỆT Luyện từ và câu: Biện pháp nhân hóa I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Nắm được khái niệm biện pháp nhân hóa và nhận biết được các vật, hiện tượng được nhân hóa, biện pháp nhân hóa. - Nói và viết được câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, máy chiếu, phiếu học tập - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động: - GV và học sinh cùng múa, hát một bài hát: Cháu vẽ ông mặt trời. - Giới thiệu bài – ghi bài 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu: Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dùng để gọi con vật nào? Em có nhận xét gì về cách dùng những từ đó trong đoạn văn? - Bài yêu cầu làm gì? - Gọi 1 HS đọc to các từ in đậm: anh, cô, chú, ả, chị, bác. - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
  3. - Mời HS chia sẻ bài. GV chốt: Tác dụng của các từ hô gọi trên làm cho các con vật trong đoạn văn trở nên sinh động, gần gũi với con người hơn. Đoạn văn viết về những con vật như nói về con người. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài: Tìm trong đoạn thơ những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được dùng để tả các vật hoặc hiện tượng tự nhiên. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân. - GV chốt bài Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu bài: Trong đoạn thơ, những vật và hiện tượng tự nhiên nào được nhân hóa? Chúng nhân hóa bằng cách nào? - HS làm việc cá nhân, tìm và viết vào vở - GV nhận xét: Dùng từ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để nói về hoạt động, đặc điểm của vật. Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu: Đặt 1-2 câu về con vật, cây cối, đồ vật, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa. - GV yêu cầu HS đặt câu vào vở, đổi vở chia sẻ cặp đôi. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nhân hóa là gì? Có những cách nhân hóa nào? - Đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa nói về học tập. Điều chỉnh sau tiết dạy: Tăng cường đặt câu có sử dụng những biện pháp nhân hóa Tiết 4: TOÁN Luyện tập I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Vận dụng cách tính để giải được các bài toán thực tế có liện quan đến thời gian * Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, máy chiếu. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động: Tổ chức trò chơi Đố bạn 1 phút = giây 1 giờ = phút - Nhận xét - GV giới thiệu - ghi bài. 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu.
  4. - Cho HS thảo luận, làm bài vào vở. - Mời HS chia sẻ KQ: a) 5 ngày = 120 giờ 2 tuần = 14 ngày 4 giờ 10 phút = 250 phút b) 2 giờ = 120 phút 28 ngày = 4 tuần 2 phút 11 giây = 131 giây Bài 2: - Gọi HS đọc bài toán. - HD HS phân tích đề bài toán. - Yêu cầu HS thảo luận làm bài trên bảng nhóm - Cho HS chia sẻ, nhận xét, chữa bài KQ + TP Sài Gòn (nay là TPHCM) được thành lập là: 1998 - 300 =1698 thuộc thế kỉ XVII - GV nhận xét, khen ngợi Bài 3. - Tổ chức trò chơi Ai nhanh ai đúng - GV quan sát sửa lỗi cho từng em. KQ: + Nam chạy 100m (20 giây) + Thơi gian chuyến bay HN- ĐN (1 giờ) + Tuổi của cây gỗ đó (78 năm) - Nhận xét, tuyên dương những HS làm đúng, làm nhanh Bài 4. - Gọi HS đọc bài toán. - Gọi HS phân tích đề bài toán. - Yêu cầu HS thảo luận làm bài vào vở - Cho HS chia sẻ, nhận xét, chữa bài Bài giải Từ ngày 1 tháng 1năm 2001 đến hết năm 2009 có số năm là: 2009 – 2001 = 8 (năm) 8 năm máy bay thực hiện số chuyến bay là: 400 x 8 = 3200 (chuyến bay) Đáp số: 3200 chuyến bay Bài 5: - Củng cố cung cấp thêm cho hs về năm nhuận và năm không nhuận - GVHD học sinh - KQ: a) Thế kỉ XXI có số năm nhuận là: (2096 – 2004) : 3 + 1 = 24 năm b) Năm cuối cùng của TK XX là năm nhuận năm đó là năm: 2096 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Yêu cầu HS đếm số năm trên nắm tay
  5. - VN chia sẻ ND bài với người thân - GV nhận xét Điều chỉnh sau tiết dạy: Không Tiết 5: CÂU LẠC BỘ NGHỆ THUẬT Góc sáng tạo (Tiết 2) (Phối hợp với giáo viên Mĩ thuật dạy) Buổi chiều: Tiết 1: KHOA HỌC Âm thanh và sự truyền âm thanh (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - So sánh được độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm. * Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, tìm tòi, khám phá. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, máy chiếu, dụng cụ làm thí nghiệm 1,3; Phiếu học tập - HS: SGK, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động: - GV hỏi: + Khi nào thì phát ra âm thanh? + Nêu ví dụ về âm thanh truyền qua không khí, nước, chất rắn ? - GV kết luận – giới thiệu, ghi bài. 2. Hình thành kiến thức: HĐ3: So sánh độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm *HĐ 3.1. - GV: Đặt đồng hồ lên bản GV đề HS lắng nghe tiếng tích tắc của đồng hồ. + Các bạn ngồi ở bàn nào nghe thấy tiếng tích tắc to nhất, nhỏ nhất? + Làm cách nào để em biết được câu trả lời nào đúng? - Yêu cầu hai đến ba HS lần lượt di chuyền từ bàn đầu xuống dần cuối lớp, lắng nghe tiếng tích tắc của đồng hồ và cho biết ý kiến. - GV và HS nhận xét, kết luận: Khi ở gần nguồn âm sẽ nghe thấy âm thanh to hơn khi ở xa nguồn âm. *HĐ 3.2. - GV mời HS đọc yêu cầu 2 (SGK). - Hướng dẫn HS thảo luận xem bạn Minh hay bạn Hoa nghe thấy tiếng còi tàu hoả to hơn. - GV và HS nhận xét, kết luận. + Âm thanh nghe được to hơn hay nhỏ hơn khi di chuyển nguồn âm thanh ra xa ?
  6. + Nêu ví dụ về độ to của âm thanh thay đổi khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm ? - GV và HS nhận xét, kết luận: Khi ở gần nguồn âm sẽ nghe thấy âm thanh to hơn khi ở xa nguồn âm. 3. Vận dụng, trải nghiệm: + Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ mạnh lên hay yếu đi? Nêu ví dụ ? + Nêu tác hại của tiếng ồn ? + Có cách nào để chống tiếng ồn? - Nhận xét tiết học. Điều chỉnh sau tiết dạy: Nêu những âm thanh có lợi và những âm thanh cần tránh Tiết 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Giữ gìn trường học xanh, sạch đẹp. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: * Năng lực đặc thù: - Lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để giữ gìn trường học xanh, sạch, đẹp. - Thực hiện kế hoạch giữ gìn trường học xanh, sạch, đẹp. * Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: máy tính, máy chiếu. - HS: giấy A0, bút màu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - GV cho HS chơi TC: Chúng tôi muốn - GV mời HS kết ba, kết bốn VD: thân cây, bức tường, thư viện, - GV mời các nhóm hóa thân vào các sự vật, không gian ấy để nêu lên mong muốn của mình, bắt đầu bằng câu: “Chúng tôi là ., chúng tôi muốn ” - GV nhận xét, khen tặng HS có nhiều phương án thú vị. Kết luận: Khi được hóa thân thành những đồ vật, cây xanh hay bất kì sự vật nào trong trường, chắc hẳn các em thấy rất thú vị phải không? Để thực hiện được các mong muốn của các sự vật ấy, chúng ta hãy thực hiện những hành động thật cụ thể và thiết thực. Bây giờ, ta sẽ cùng lập kế hoạch cho việc đó nhé! - GV giới thiệu – ghi bài. 2. Khám phá chủ đề: Thảo luận theo tổ về những việc cần thực hiện để giữ gìn trường học xanh, sạch, đẹp. - GV mời HS cùng thảo luận những việc cần thực hiện để giữ gìn trường học xanh, sạch, đẹp theo gợi ý:
  7. + Dựa trên kết quả khảo sát của các tổ, em thấy khu vực nào cần được chăm sóc, sửa sang, vệ sinh? + Để thay đổi khu vực đó, tổ em cần làm những việc gì? - GV mời HS đưa ra ý kiến - GV nhận xét, khen ngợi các tổ. G: Quét dọn, nhặt rác các khu vực bị bẩn; Trồng và chăm sóc cây, hoa; Trang trí các khu vực trong trường, lớp học; Kết luận: Mỗi công việc các em có thể làm, dù nhỏ nhưng cũng góp phần giúp trường, lớp chúng ta đẹp hơn nhiều. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Lập kế hoạch giữ gìn trường học xanh, sạch, đẹp. - GV nhắc mỗi tổ lựa chọn một công việc trong số những việc vừa chia sẻ để lên kế hoạch hoạt động cụ thể. - GV hướng dẫn HS lên kế hoạch theo gợi ý sau: + Tổ em dự kiến thực hiện hoạt động gì? + Để thực hiện hoạt động ấy, cần làm công việc cụ thể nào? + Ai đảm nhận những công việc đó? + Các em sẽ thực hiện phần việc được phân công khi nào? - GV mời đại diện các tổ trình bày. - GV nhận xét, góp ý từng tổ Kết luận: GV nhắc lại kế hoạch và nhiệm vụ của mỗi tổ, khen ngợi các ý tưởng cụ thể, thú vị của HS. 4. Cam kết hành động: - GV đề nghị HS nhờ người thân hỗ trợ chuẩn bị dụng cụ cần thiết để thực hiện kế hoạch giữ gìn trường học xanh, sạch, đẹp. - Nhận xét giờ học. Điều chỉnh sau tiết dạy: Trình bày ý tưởng trang trí lớp học của mình Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Thực hành giữa học kì I I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Học sinh củng cố các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học qua 3 bài học trước. - Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản trong tực tế cuộc sống. 2. Năng lực chung. - Năng lực: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức. - Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất.
  8. - Phẩm chất nhân ái: Yêu mến, kính trọng, biết ơn người lao động. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để nắm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - GV tổ chức múa hát bài “Cháu yêu cô chú - Một số HS lên trước lớp thực công nhân” hiện. Cả lớp cùng múa hát theo + GV Cùng trao đổi với HS về nội dung bài nhịp điều bài hát. hát : Bạn nhỏ có tình cảm thế nào với cô chú - HS trả lời. công nhân? - HS trả lời theo suy nghĩ và ước + GV hỏi thêm: Lớn lên em sẽ làm gì? mơ của mình. - GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài - HS lắng nghe. mới. 2. Hoạt động luyện tập Hoạt Động 1: Hệ thống kiến thức đã học (13’) - Yêu cầu HS nhắc lại tên các bài đã học. - Nhắc lại tên các bài học: - Yêu cầu lớp tạo nhóm 4, thảo luận trả lời các - HS tạo nhóm, bầu nhóm trưởng. câu hỏi: + Người lao động có những đóng góp gì cho cuộc sống của chúng ta? + Vì sao chúng ta cần biết ơn người lao động? + Nêu những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn người lao động. + Kể tên những biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. + Vì sao cần cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn? + Kể về người có hoàn cảnh khó khăn mà em biết. + Nêu một số biểu hiện của người yêu lao động. - GV yêu cầu HS thảo luận. - Các nhóm thảo luận, trình bày trong nhóm, thống nhất đáp án.
  9. - GV mời đại diện nhóm báo cáo kết quả - Một số nhóm báo cáo kết quả, - GV mời HS nhận xét nhóm bạn nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét, kết luận. - HS lắng nghe HĐ2: Sắm vai xử lí tình huống (12’) - GV chiếu tình huống trên màn hình, cho HS - HS suy nghĩ, thảo luận, sắm vai suy nghĩ, tạo nhóm để thảo luận, đóng vai xử để xử lý tình huống. lý các tình huống trước lớp. 1. Bố mẹ cho em tiền ủng hộ những người có - Tình huống 1: Từ chối, không hoàn cảnh khó khăn nhưng bạn rủ em dùng làm theo bạn và dùng số tiền đó tiền chơi điện tử. để ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn. 2. Gia đình Hoa rất khó khăn, me bạn bị bệnh - Tình huống 2: Khuyên các bạn hiểm nghèo. lớp em tổ chức đi thăm, tặng quà, tham gia chia sẻ, động viên bạn động viện Hoa nhưng một số bạn trong lớp Hoa, giúp bạn vượt qua hoàn không muốn tham gia. cảnh khó khăn để tiếp tục tới trường hoc tập. - GV cho HS thảo luận nhóm 4 và giải quyết - HS thảo luận nhóm tình huống. - GV cho HS đóng sắm vai các tình huống - HS lên sắm vai - GV mời HS các nhóm nhận xét. - HS nhận xét nhóm bạn - GV nhận xét và tuyên dương. - HS lắng nghe. 3. Vận dụng trải nghiệm. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Sóc nhặt hạt - HS tham gia chơi. dẻ” để ôn lại về các nội dung 3 bài đã học. - GV cho HS đọc và trả lời câu hỏi của mình - 1HS chọn câu hỏi và trả lời. trong các hạt dẻ: + Bạn đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối - 3-5 HS trả lời theo suy nghĩ của với người lao động? bản thân + Có khi nào bạn chứng kiến những lời nói, việc làm chưa biết ơn người lao động? + Bạn có suy nghĩ gì về điều đó? - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tích cực. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò về nhà. Điều chỉnh sau tiết dạy: Không
  10. Tiết 4: CÂU LẠC BỘ TIẾNG VIỆT Trao đổi kinh nghiệm học tục ngữ, thành ngữ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Học sinh nhớ được một số thành ngữ, tục ngữ - Một số kĩ năng khi học những câu tục ngữ, thành ngữ I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng dạy học - Trình chiếu, tục ngữ, thành ngữ - Một số quyển văn học dân gian 2. Địa điểm - Tại lớp 4D III. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC 1. Một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về cuộc sống: 1. Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng. Chỉ việc không đáng làm, để đạt được việc nhỏ bỏ công sức quá to. 2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Chỉ lòng biết ơn, khi ăn được quả ngọt phải nhớ người trồng trọt, chăm sóc. 3. Ao sâu cá cả. Ở ao sâu, biển rộng mới có cá lớn. Ý nói phải mạo hiểm, ra ngoài xã hội mới mong học được cái hay, mới mong gặt hái được thành công lớn. 4. Bệnh từ miệng vào, hoạ từ miệng ra. Ý nói vì miệng ăn bậy nên sinh bệnh, vì miệng nói bậy mà mang họa. 5. Biết đâu ma ăn cỗ. Chỉ việc làm không ai biết, ai biết được ma ăn cỗ lúc nào. 6. Bụt chùa nhà không thiêng. Ý nói cách dùng người, luôn xem thường người tài bên cạnh, tung hô người ở nơi khác. 7. Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại. Thà bị sai vặt bởi người khôn biết đâu ta học lỏm được nhiều thứ còn hơn phải đi dạy kẻ khờ, như nước đổ đầu vịt, tốn công hao sức chẳng ích gì. 8. Lo bạc râu, rầu bạc tóc. Chỉ những nỗi lo lớn khiến ngoại hình cũng tiều tụy. 9. Cái kim trong bọc lâu cũng có ngày lòi ra. Nếu đã làm việc xấu dù che dấu đến đâu ắt có ngày cũng bị phát hiện. 10.Cái nết đánh chết cái đẹp. Nói về nhan sắc và đức hạnh, đức hạnh quan trọng hơn nhan sắc. 11. Cá lớn nuốt cá bé. Đây là quy luật của tự nhiên, người mạnh hơn sẽ thắng thế. 12.Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Thể xác do cha mẹ ban cho nhưng tánh nết cha mẹ không quyết định được.
  11. 13.Chín người mười ý. Mỗi người mỗi ý, khó mà chiều theo cho đặng, cho đều. 14.Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà. Ý nói vấn đề dạy dỗ con cái đừng quá nuông chiều dễ sinh hư. 15.Có thực mới vực được đạo. Làm gì thì cũng phải no bụng, phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể đạt được thành tích tốt. 16.Dạy khỉ trèo cây. Chỉ việc làm thừa thãi. 17.Mèo mù vớ cá rán. Chỉ sự may mắn, dù không thấy đường nhưng chú mèo vẫn vồ được đồ ăn ngon. 18.Đói cho sạch, rách cho thơm. Dù làm gì thì cũng phải đặt nhân cách lên đầu, dù cho có đói rách cũng không được trộm cắp, làm việc xấu. 19.Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Dù ít hay nhiều thì con cháu cũng sẽ có nét giống với ông bà, cha mẹ không chỉ ở vẻ bề ngoài mà còn ở tính cách. 20.Đi đêm lắm có ngày gặp ma. Làm việc xấu quá nhiều ắt sẽ có ngày gặp báo ứng. 2. Một số các giải pháp học tục ngữ, thành ngữ - Thứ nhất, chú ý giải thích nghĩa của từng từ nhưng để hiểu hết câu thì không được chỉ dựa vào các ý hiển ngôn đó mà phải quan tâm ý hàm ngôn. Thí dụ, trong câu Già kén kẹn hom thì gần như có từ “già” là dễ hiểu, còn lại đều là từ cổ và mang tính chuyên ngành (trồng dâu nuôi tằm) nên học sinh hiện nay sẽ rất khó hiểu. Do đó, cần giải thích “kén” là “kén tằm”, “kẹn” là “kẹt”, “hom” là “thanh dọc ngang đan ken nhau để làm chỗ cho tằm làm kén”. Đó là nghĩa đen, nhưng ý của câu này phải hiểu ở nghĩa bóng, tức là kén chọn kỹ tính quá thì cuối cùng sẽ bị lỡ thì, không được toại nguyện trong việc xây dựng gia đình; có khi cũng được hiểu là quá chú trọng việc chọn lựa nhưng lại chọn nhầm thứ xấu, cũng như để kén tằm lâu trên giá thì kén to quá bị kẹt giữa các hom, khó gỡ ra được. - Thứ hai, quan tâm tìm hiểu kỹ các thành ngữ, tục ngữ Để hiểu đúng tiếng Việt, có từ địa phương, từ cổ, điển tích hoặc các câu có nguồn để nhận rõ sự giàu đẹp gốc từ nước ngoài, nhất là các câu từ Hán - Việt. Chẳng của tiếng Việt, từ đó góp hạn, câu Môn đăng hộ đối vốn nghe thường xuyên phần giữ gìn và phát nhưng không phải ai cũng hiểu nghĩa đen, vốn là “cửa” huy sự giàu đẹp ấy, học (môn), “nhà” (hộ) phải ngang bằng, đối hợp nhau (đăng sinh cần được dạy một và đối); tức là hai gia đình thông gia phải ngang bằng cách cẩn thận, đầy đủ và nhau về nhà cửa, của cải, tương đương về địa vị xã hội, hợp lý. là một quan niệm được thể hiện rõ trong xã hội cũ. Tương tự như vậy sẽ có Bách niên giai lão, Máu ghen Hoạn Thư, Ngựa Tái ông, Phú quý sinh lễ nghĩa, Sơn cùng thủy tận, Sơn hào hải vị, Tứ cố vô than - Thứ ba, phải tập cho học sinh thường xuyên sử dụng các thành ngữ, tục ngữ, nhằm giúp các em hiểu đúng, dùng đúng. Có một số câu không dễ hiểu nên cần được nghe, nói, dùng thường xuyên để trở nên quen thuộc, nhập tâm. Trong quá trình giảng bài,
  12. giáo viên có thể dùng xen một cách phù hợp, cho thí dụ, gợi ý học sinh dùng từ, đặt câu, viết nghị luận về một câu nào đó, khuyến khích học sinh dùng bằng cách cho điểm ưu tiên Thí dụ, với câu Xanh vỏ đỏ lòng rất nhiều người chỉ hiểu ở nghĩa nội dung và hình thức không phù hợp với nhau theo góc là giả dối, tráo trở, bề ngoài tỏ ra tử tế nhưng bên trong ngầm hại người. Thực ra, câu này còn có nghĩa là bề ngoài xấu kém để che đậy cái tốt đẹp bên trong vốn do điều kiện khách quan mà không thể bộc lộ được. Điều chỉnh sau tiết dạy: Sưu tầm những thành ngữ, tục ngữ và chép sổ Thứ Ba ngày 7 tháng 11 năm 2023 Buổi sáng Tiết 1,2: TIẾNG ANH ( Giáo viên Tiếng Anh dạy) Tiết 3: TIẾNG VIỆT Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Biết cách viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. - Biết thể hiện sự trân trọng những sáng tạo của bản thân, bạn bè và những người xung quanh. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, máy chiếu - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động: - GV và HS khởi động bằng bài hát Em yêu trường em. - GV giới thiệu bài. 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu - GV cho HS đọc yêu cầu bài tập - GV cho HS làm việc nhóm và thực hiện theo yêu cầu. Bài 2: Nếu viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc nghe, em thích viết cách nào? - GV yêu cầu HS đọc 3 cách viết đoạn văn tưởng tượng được nêu trong sách. - GV mời 2-3 cặp chia sẻ về cách viết đoạn văn tưởng tượng mà em thích, nêu lí do tại sao em thích cách viết đó. - Cả lớp nhận xét, bổ sung.
  13. Bài 3: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. - GV yêu cầu HS nhắc lại những cách viết đoạn văn tưởng tượng được gợi ý ở BT2. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, đưa ra những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng về một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe - GV quan sát, hỗ trợ HS. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS: Kể cho người thân nghe một câu chuyện tưởng tượng về loài vật và chia sẻ những chi tiết mà em thích trong câu chuyện đó. - Dặn HS ôn Bài 17 và đọc trước Bài 18. Điều chỉnh sau tiết dạy: Không Tiết 4: TOÁN Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Củng cố đọc số đo cân nặng, tính toán với đơn vị đo khối lượng, củng cố tính diện tích và tính với đơn vị thời gian. * Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: bảng nhóm, máy tính, máy chiếu, phiếu bài 1. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động: Tổ chức trò chơi: Ô của bí mật - Tháng nhuận là tháng có bao nhiêu ngày? Tháng không nhuận là tháng có bao nhiêu ngày? - GV giới thiệu - ghi bài. 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Bài yêu cầu làm gì? - GVYC học sinh đọc số đo mỗi hộp vật liệu theo đơn vị ki lô gam - GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời miệng. KQ: a) Ý C b)Ta có phép tính 65 + 25 + 15 = 100 (kg) Đổi 100 kg = 1 tạ Vậy tổng cân nặng than hoạt tính, sỏi và cát hạt lớn là 1 tạ - GV nhận xét, khen ngợi. Bài 2:
  14. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Bài yêu cầu làm gì? - Yêu cầu HS làm bài vào vở, sau đó đổi chéo vở cho bạn kiểm tra. KQ: Ý C - GV có thể phát cho Hs một số tấm bìa khác nhau YC hs tính diện tích của tấm bìa đó. - GV khen ngợi HS. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HD HS cách thực hiện - GV gọi HS trả lời KQ: Ý C Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm 4, cùng thực hành - GV chuẩn bị cho học sinh: Cát, sỏi, vải lót và cho HS thực hiện - GV nhận xét tuyên dương học sinh 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Về nhà cùng bạn bè người thân cùng thực hiện đo cân các vật trong thực tế - Nhận xét tiết học. Điều chỉnh sau tiết dạy: Không Tiết 5: CÂU LẠC BỘ TOÁN Tham gia thi đấu trường toán học I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Trao đổi, thảo luận nhóm cách tham gia và làm bài trên đấu trường toán học I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng dạy học - Trang web - Chia sẻ cách đăng kí và làm bài 2. Địa điểm - Phòng tin học III. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC * Phân loại Đấu trường VioEdu Hiện tại Đấu trường sẽ có 2 hình thức: 1. Đấu trường Khu vực: Dành cho các địa phương có đăng ký tham gia tổ chức sân chơi riêng cho địa phương đó. Sân chơi sẽ được VioEdu phối hợp tổ chức cùng các đơn vị giáo dục. Ở hình thức này, học sinh sẽ CHỈ dùng tài khoản nhà trường. Tài khoản trường này có thể do nhà trường khởi tạo hoặc tài khoản tự do được chuyển vào thành tài khoản trường hợp lệ. Đối với sân chơi khu vực, chỉ khi khu vực công bố và thông tin đến các trường học thì học mới tham gia.
  15. Đấu trường khu vực có 3 vòng, vòng sơ loại học sinh phải thi đủ 150 điểm để vào vòng cấp Trường, sau đó cạnh tranh top đầu để vào vòng cấp Quận/Huyện. Một vài nơi có đến vòng Tỉnh/Thành phố. 2. Đấu trường Tự do hay còn gọi là Đấu trường Toàn quốc: dành cho cho toàn bộ học sinh từ lớp 1-9 trên toàn quốc. Học sinh tham gia bằng tài khoản tự khởi tạo hoặc tài khoản trường đều hợp lệ. Năm học 2023-2024, đấu trường toàn quốc sẽ bắt đầu 16/10 tới. Thể lệ chi tiết vui lòng xem tại đây. Sân chơi tự do sẽ có 6 vòng, mỗi vòng gồm 4 trận thi khám phá, 1 trận thi chinh phục. Học sinh cần đạt ít nhất 80 điểm để vào trận chinh phục. * Tài khoản thi đấu/Cách thức đăng ký tham gia Lưu ý: Đối với Đấu trường khu vực, học sinh bắt buộc phải sử dụng tài khoản trường. Đối với sân chơi Đấu trường toàn quốc, học sinh có thể dùng tài khoản tự tạo hoặc tài khoản nhà trường cấp để tham gia; Để tham gia Đấu trường, bạn cần có tài khoản VioEdu (loại tài khoản học sinh). Việc tạo lập tài khoản là hoàn toàn miễn phí. – Học sinh đã có tài khoản VioEdu, tiếp tục sử dụng tài khoản cũ, không cần tạo tài khoản mới. * Học sinh tham gia đăng kí và làm bài Điều chỉnh sau tiết dạy: Rèn kĩ năng sử dụng máy tính Buổi chiều: Tiết 1: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ - tiết 2 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Trình bày được một số thuận lợi và khó khăn của địa hình, sông ngòi đối với sản xuất và đời sống của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. * Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, ham học hỏi, tìm tòi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, máy chiếu, phiếu học tập. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động: - Lớp hát 1 bài - GV giới thiệu - ghi bài. 2. Hình thành kiến thức: 2.1. Tìm hiểu về một số thuận lợi, khó khăn vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập. - GV tuyên dương, khen ngợi, chốt: - Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa với các vùng khác.
  16. - Địa hình thuận lợi cho giao thông, sinh hoạt và sản xuất. Vùng biển tạo điều kiện phát triển nuôi trồng và đánh bắt hải sản, giao thông đường biển và du lịch biển. - Hệ thống sông cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất giúp phát triển giao thông đường thủy. - Khí hậu phân mùa, có màu đông lạnh nên ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, có thể trồng các cây ôn đới vào mùa đông (su hào, bắp cải ); - Đất phù sa màu mỡ; sinh vật phong phú tạo điều kiện phát triển nông nghiệp đa dạng cây trồng vật nuôi. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Lấy ví dụ sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới đời sống sản xuất của con người vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - Nhận xét giờ học. Điều chỉnh sau tiết dạy: Nêu mộ số đặc điểm thiên nhiên vùng miền mà em biết Tiết 2: GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Giáo viên Thể dục dạy) Tiết 3: KHOA HỌC Ôn tập đánh giá giữa HKI Tiết 4: CÂU LẠC BỘ KĨ NĂNG SỐNG Kĩ năng làm việc nhóm (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu được tầm quan trọng của làm việc nhóm. - Trình bày và thực hành được các kĩ năng giúp làm việc nhóm hiệu quả. - Biết vận dụng điều đã học vào thực tế hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tài liệu KNS/16-19 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Kiểm tra: - Tầm quan trọng của lắng nghe và chia sẻ? - Khi lắng nghe cần có hành động và thái độ thế - HS nêu. nào? - Nhận xét, đánh giá. B. Dạy bài mới HĐ 1. Tìm hiểu về cách làm việc nhóm Đọc truyện: Làm việc nhóm hiệu quả - HS đọc truyện. - GV yêu cầu HS đọc truyện. - Yêu cầu HS thảo luận: BT1: Rút ra bài học nhóm từ câu chuyện trên? - HS thảo luận nhóm 4 BT2: HS làm bài tập trong SGK/17 - Chốt ý đúng BT3: Tổ chức cho HS chơi trò chơi - HS làm bài tập trong SGK
  17. BT4: Viết kinh nghiệm của bản thân giúp em - HS tham gia trò chơi. làm việc nhóm hiệu quả. - Viết kinh nghiệm và nêu trước - Chốt ý đúng. lớp. BT5: Em cùng các bạn lập kế hoạch tập văn - HS trong nhóm lập kế hoạch. nghệ cho nhóm nhân dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. HĐ 2: Bài học - Nêu ndung bài học và những điều nên tránh. HĐ3: Đánh giá nhận xét. - HS tự đánh giá vào bảng/19 - GV đánh giá HS. C. Củng cố, dặn dò: - Em cần làm gì để làm việc nhóm hiệu quả. - HS nêu - Vận dụng vào học tập, làm việc hàng ngày. Điều chỉnh sau tiết dạy: Thảo luận một số kĩ năng làm việc nhóm có hiệu quả Thứ Tư ngày 8 tháng 11 năm 2023 Buổi sáng: Tiết 1: ĐỌC SÁCH Đọc to nghe chung: Hoàng đế và họa mi I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS hứng thú tham gia vào việc đọc. - HS phát triển trí tưởng tượng, khả năng phán đoán; phát triển kĩ năng đọc hiểu và có thói quen đọc sách. - Học sinh nghe và hiểu nội dung câu chuyện nói về chú chim tình cảm, không gì có thể thay thế nổi. - Tự rút ra được những bài học kinh nghiệm về sự tình cảm không thể thay thế. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: 1 quyển sách “Hoàng đế và họa mi” III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu - Hãy nêu nội quy thư viện? - 2 HS trả lời - Giới thiệu hình thức tiết đọc to nghe - Các em nghe chung cho học sinh. 2. Trước khi đọc - Quan sát trang bìa - Học sinh quan sát tranh và trả lời câu + Các em thấy gì ở bức tranh này? hỏi + Các nhân vật trong bức tranh này - HS kể. đang làm gì?
  18. - Liên hệ: + Những nhân vật này các em thường bắt gặp ở đâu? - Phỏng đoán: + Theo em điều gì sẽ xảy ra trong câu - HS nhìn tranh phỏng đoán chuyện - Giới thiệu về câu chuyện, tên sách, - HS nghe tác giả kết hợp với giới thiệu các từ mới. 3. Trong khi đọc: - Giáo viên đọc chậm, rõ ràng kết hợp với điệu bộ - Mỗi đoạn gv đặt câu hỏi phỏng đoán - HS nghe chuyện và xem tranh theo để chuyển đoạn tiếp theo hướng dẫn của giáo viên. 4. Sau khi đọc: + Chú chim họa mi hót như thế nào? + Quá trình Hoàng đế sai quân thần đi tìm chim Họa mi như thế nào? - Học sinh trả lời câu hỏi. + Điều gì xảy ra ở đầu câu chuyện? + Câu chuyện xảy ra như thế nào? + Điều gì xảy ra ở cuối câu chuyện? + Đặt 1,2 câu hỏi Tại sao? Liên quan đến câu chuyện. 5. Hoạt động mở rộng: - Hoạt động sắm vai - HS sắm vai theo các nhân vật. - Tuyên dương HS. - Kết thúc tiết học. Điều chỉnh sau tiết dạy: Không Tiết 2;3: TIẾNG VIỆT Đọc: Đồng cỏ nở hoa I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Đồng cỏ nở hoa. - Biết đọc lời người dẫn chuyện, lời nói của các nhân vật Bống, ông họa sĩ trong câu chuyện với giọng điệu phù hợp. - Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua điệu bộ, hành động, suy nghĩ, nhận biết được cách liên tưởng, so sánh, trong việc xây dựng nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Đam mê hội họa sẽ đem đến niềm vui cho các bạn nhỏ. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC