Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2023-2024

docx 79 trang Yến Phương 27/12/2024 400
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_4_tuan_12_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2023-2024

  1. Tuần 12: Thứ Hai ngày 20 tháng 11 năm 2023 Buổi sáng: Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Sinh hoạt dưới cờ: Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 Tiết 2: TIẾNG VIỆT Đọc: Làm thỏ con bằng giấy I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù: - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài đọc Làm thỏ con bằng giấy . Biết ngắt nghỉ câu phù hợp sau dấu chấm, dấu phẩy, nhấn giọng vào những từ ngữ, chi tiết quan trọng trong văn bản. - Nhận biết được thông tin quan trọng trong bài đọc Làm thỏ con bằng giấy (dụng cụ, vật liệu, các bước làm thỏ con bằng giấy, ). - Hiểu nội dung khái quát của bài đọc: Những hướng dẫn cụ thể để làm thỏ con bằng giấy. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Biết cách sắp xếp các hoạt động khi thực hiện một công việc; biết vận dụng các điều đã học vào thực tế và chia sẻ với mọi người xung quanh; biết trân trọng những đồ vật do mình tự làm ra. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài đọc, biết trân trọng những đồ vật do mình tự làm ra. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác tập đọc, trả lời các câu hỏi. - Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi: Hái hoa dân - HS tham gia trò chơi chủ để khởi động bài học.
  2. + Câu 1: Đọc đoạn 1,2 bài: Bầu trời + Đọc các đoạn trong bài đọc theo yêu cầu mùa thu và nêu cảm nghĩ của em về trò chơi và trả lời câu hỏi. một chi tiết em thích trong bài đọc + Câu 2: Đọc đoạn 3 bài: Bầu trời mùa thu và nêu cảm nghĩ của em về một chi tiết em thích trong bài đọc - GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - GV YC HS quan sát tranh minh họa - Học sinh thực hiện. và trả lời câu hỏi: + Bức tranh vẽ gì? - Bức tranh vẽ cảnh một bữa tiệc sinh nhật của bạn nhỏ. + Trong bữa tiệc sinh nhật có những - Có bánh sinh nhật, hoa quả, bánh kẹo. gì làm em chú ý? + Bạn nhỏ trong bài tặng bạn món quà - Bạn nhỏ tặng nạn 1 con thỏ có màu trắng, gì? bằng giấy. - HS làm việc nhóm theo yêu cầu + GV giao nhiệm vụ: YC HS làm việc theo nhóm 2 trao đổi nội dung: - HS chia sẻ trong nhóm và trước lớp + Em biết làm những đồ chơi nào? Chia sẻ với bạn cách làm một đồ - Lắng nghe chơi? - Lắng nghe - GV nhận xét, góp ý, tuyên dương HS - GV dẫn sang bài đọc làm thỏ con bằng giấy: Qua chia sẻ của các bạn cả lớp đã biết thêm nhiều loại đồ chơi và cách làm một số đồ chơi. Bài đọc hôm nay hướng dẫn các em cách làm một đồ chơi đơn giản dễ làm và sau khi đọc bài các em có thể thực hiện được ngay để tặng bạn bè đó là đồ chơi nào vậy? Chúng ta cùng quan sát tranh và đọc bài làm thỏ con bằng giấy để biết thông tin. 2. Khám phá. - Mục tiêu: Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài đọc Làm thỏ con bằng giấy . Biết ngắt nghỉ câu phù hợp sau dấu chấm, dấu phẩy, nhấn giọng vào những từ ngữ, chi tiết quan trọng trong văn bản. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Đọc đúng. - GV đọc mẫu lần 1: Đọc diễn cảm cả - HS lắng nghe cách đọc. bài, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, - HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc đọc.
  3. diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp. - 1 HS đọc toàn bài. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát - GV chia đoạn: 2 đoạn - 2 HS đọc nối tiếp theo đoạn. - GV gọi 2 HS đọc nối tiếp bài. - HS đọc từ khó. - GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: nét đứt, trang trí, vui sướng, - 2-3 HS đọc câu. - GV hướng dẫn luyện đọc câu: Dùng hồ dán hai mép của mỗi hình chữ nhật để tạo đầu thỏ /và thân thỏ; - GV nhận xét. 3. Luyện tập. - Mục tiêu: + Nhận biết được thông tin quan trọng trong bài đọc Làm thỏ con bằng giấy (dụng cụ, vật liệu, các bước làm thỏ con bằng giấy, ). + Hiểu nội dung khái quát của bài đọc: Những hướng dẫn cụ thể để làm thỏ con bằng giấy. - Cách tiến hành: 3.1. Tìm hiểu bài. - GV HD HS đọc chú giải từ ngữ mới - HS tra từ điển để giải từ ngữ mới. và nêu những từ ngữ còn khó hiểu. GV HD HS tra từ điển. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các - HS hoạt động nhóm 4 và trả lời lần lượt câu hỏi trong sgk. YC HS hoạt động các câu hỏi: nhóm 4 và trả lời các câu hỏi. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Dựa vào bài đọc, cho biết cần + Bút chì, hồ dán, kéo, giấy trắng, bút chuẩn bị những đồ vật nào để làm thỏ màu, giấy màu con bằng giấy? + Câu 2: Để làm được thỏ con bằng + Để làm được thỏ con bằng giấy, cần giấy, cần phải thực hiện những bước phải thực hiện 3 bước. Hoạt động chính nào? Nêu hoạt động chính trong mỗi trong mỗi bước là: bước? + Câu 3: Dựa vào bài đọc, trình bày + 1-2 HS trình bày bước làm thỏ con bằng 1-2 bước làm thỏ con bằng giấy. giấy. + Câu 4: *Giới thiệu về chú thỏ con bằng giấy được nói đến trong bài đọc. GV gợi ý:
  4. + Chú thỏ được làm bằng nguyên liệu + Chú thỏ được làm bằng giấy gì? + HS trả lời theo bài học + Hình dáng ra sao? kích thước thế + Chú thỏ bằng giấy gồm những bộ phận: nào? Đầu thỏ, thân thỏ, tai thỏ và đế. + Chú thỏ bằng giấy gồm những bộ phận gì? * Về cách làm chú thỏ. GV đặt câu hỏi + Để làm chú thỏ cần thực hiện 3 bước gợi ý: + HS trả lời theo bài học + Để làm chú thỏ cần thực hiện mấy bước? - HS nêu nội dung bài theo sự hiểu biết + Mỗi bước cần làm gì? của mình. - GV nhận xét, tuyên dương - HS nhắc lại nội dung bài học. - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV nhận xét và chốt: Những hướng dẫn cụ thể để làm thỏ con bằng giấy. 3.2. Luyện đọc lại - GV Hướng dẫn lại cách đọc diễn - HS lắng nghe lại cách đọc diễn cảm. cảm. - HS đọc nối tiếp theo đoạn. Đọc một số - Mời một số học sinh đọc nối tiếp. lượt. - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. - GV nhận xét, tuyên dương.- GV nhận xét, tuyên dương. 4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Biết cách sắp xếp các hoạt động khi thực hiện một công việc; biết vận dụng các điều đã học vào thực tế và chia sẻ với mọi người xung quanh; biết trân trọng những đồ vật do mình tự làm ra. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi: Truyền điện để - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học sinh thi nêu cách làm đồ chơi học vào thực tiễn. mình đã tự làm được. - Một số HS tham gia trò chơi - Nhận xét, tuyên dương. - Lắng nghe - GV nhận xét tiết dạy. - Dặn dò bài về nhà. Điều chỉnh sau tiết dạy: . . Tiết 3: TIẾNG VIỆT Luyện từ và câu: Tính từ
  5. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù: - Biết tính từ là từ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái; biết dùng tính từ để miêu tả đặc điểm của sự vật. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng dùng từ điển, vận dụng bài đọc vào thực tiễn. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết yêu quý bạn bè và đoàn kết trong học tập. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng. - Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi: Truyền điện để - HS tham gia trò chơi khởi động bài học. + Câu 1: Động từ là gì? + HS trả lời + Câu 2: Tìm các động từ có chứa tiếng + yêu quý, quý mến, “quý”. - GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - GV dùng tranh minh họa hoặc dựa vào - Học sinh thực hiện. trò chơi để khởi động vào bài mới. 2. Khám phá. - Mục tiêu: + Biết tính từ là từ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: * Tìm hiểu về đặc điểm của sự vật. Bài 1: Tìm từ chỉ đặc điểm theo yêu cầu dưới đây - GV mời 1 HS đọc yêu cầu và nội dung:
  6. - 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp lắng nghe bạn đọc. - GV YC HS hoạt động nhóm 4 trên phiếu khổ to. - HS làm việc nhóm theo yêu cầu - Gọi các nhóm báo cáo kết quả - GV nhận xét kết luận - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả - Nhận xét, bổ sung - Kết quả: Bài 2. Tìm các từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn và xếp vào nhóm thích hợp. - GV YC HS đọc yêu cầu bài tập. - HS đọc yêu cầu bài - GV có thể nêu một đáp án làm ví dụ cho - HS lắng nghe học sinh hiểu “từ chỉ đặc điểm của sự vật” và “từ chỉ đặc điểm của hoạt động” + VD: vàng ruộm (là đặc điểm của sự vật “ánh nắng”) + VD: nhanh (là đặc điểm của hoạt động “lướt đi”). - GV YC HS hoạt động nhóm 4 trên phiếu - HS làm việc nhóm theo yêu cầu khổ to. - Gọi các nhóm báo cáo kết quả - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả - GV nhận xét kết luận - Nhận xét, bổ sung - KQ: + Từ chỉ đặc điểm của sự vật: vàng ruộm, thơm nồng, nâu sẫm, đỏ rực, xanh mướt, um tùm, nhỏ xíu, tròn xoe, + Từ chỉ đặc điểm của hoạt động: - GV chỉ rõ các từ đã tìm được chỉ đặc nhanh, thoăn thoắt, kín đáo, nhè nhẹ, điểm của sự vật hoạt động cụ thể: chậm rãi, cao, + VD: vàng ruộm, nâu sẫm, đỏ rực, xanh - HS lắng nghe mướt (đặc điểm của nắng), thơm nồng (đặc điểm của cánh đồng), um tùm (đặc điểm của vườn cây), - GV giới thiệu kiến thức cần ghi nhớ. Những từ trong bài tập 1 và 2 được gọi là tính từ. - HS lắng nghe - Vậy theo em hiểu, tính từ là gì?
  7. - GV mời 1-2 HS đọc to phần ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm theo. + Tính từ là từ chỉ đặc điểm của sự vật - GV chốt lại kiến thức về tính từ hoạt động trạng thái. - HS đọc phần ghi nhớ - HS lắng nghe 3. Luyện tập. - Mục tiêu: + Biết dùng tính từ để miêu tả đặc điểm của sự vật. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: Bài 3. Đặt câu có sử dụng 1- 2 tính từ nói về đặc điểm của từng sự vật, hoạt động dưới đây. - HS đọc yêu cầu bài - GV nhấn mạnh các kiến thức về tính từ - HS lắng nghe - GV hướng dẫn học sinh làm việc theo - HS làm việc theo cặp đôi cặp + Hãy nhớ lại bữa sáng hôm nay mình đã ăn, nhớ lại bộ quần áo mình thích hoặc có thể quan sát ngay bộ quần áo đang mặc và chọn một giờ học suy nghĩ về một số hoạt động trong giờ học đó để thực hiện các yêu cầu của bài học. - GV khuyến khích học sinh tìm nhiều hơn 2 tính từ. - Các nhóm báo cáo kết quả - Gọi các nhóm báo cáo kết quả - HS nhóm khác nhận xét - Gọi các nhóm khác nhận xét - KQ: - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm. Bài 4. Chơi trò chơi: Đoán đồ vật - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 4. - GV mời HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS đọc luật chơi - GV mời 1 HS đọc luật chơi - HS chơi trong nhóm - GV HD HS chơi trong nhóm - HS tham gia trò chơi - GV mời 2 nhóm đại diện chơi với nhau - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
  8. - GV tổng kết trò chơi và khen ngợi các đội chơi đoán đúng và nhanh. - GV nhận xét, tuyên dương 4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng trò chơi “Ai - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã nhanh – Ai đúng”. học vào thực tiễn. + GV chuẩn bị một số từ ngữ chỉ sự vật: bảng GV, quạt trần, cây bàng, nắng, vườn cây, lá cờ tổ quốc, . + Chia lớp thành 2 nhóm, của một số đại diện tham gia (nhất là những em còn yếu) - Các nhóm tham gia trò chơi vận dụng. + Yêu cầu HS nêu đặc điểm của các từ đó. Đội nào tìm được đặc điểm của từ nhanh hơn sẽ thắng cuộc. - Nhận xét, tuyên dương. (có thể trao - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. quà, ) - GV nhận xét tiết dạy. - Dặn dò bài về nhà. Điều chỉnh sau tiết dạy: . . Tiết 4: TOÁN Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù: - Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng, hiểu được rằng khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi, - Áp dụng được tính chất giao hoán để thực hiện phép tính một cách thuận tiện - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học - Vận dụng bài học vào thực tiễn. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tốt trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất.
  9. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác học tập, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - HS tham gia trò chơi + Câu 1: Muốn cộng hai số có nhiều chữ số + Trả lời: ta thực hiện theo các bước nào? Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng + Câu 2: Tính :53 270 +43 330 = hàng thẳng cột với nhau. Sau đó cộng theo thứ tự từ phải qua trái. 53 270 + 43 330 = 96 600 + Câu 3: Muốn trừ hai số có nhiều chữ số + Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho ta thực hiện theo các bước nào? các chữ số ở cùng một hàng hàng thẳng cột với nhau. Sau đó trừ theo thứ tự từ phải qua trái. + Câu 4: Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế - Lấy hiệu cộng số trừ. nào? - GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Khám phá: Mục tiêu: - Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng. - Cách tiến hành: GV yêu cầu HS đọc nối tiếp theo bàn lời Học sinh đọc lời thoại rồi thảo luận thoại của cô bán hàng, Mai, mẹ và Mi nhóm 4 để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  10. H : Dựa vào đoạn hội thoại trên, bạn Mai đã - Mai mua 1 cốc nước cam và một mua những thứ gì? cái bánh 35 000 đồng H: Bạn Mai phải trả bao nhiêu tiền? - Nếu con mua một cái bánh và một H: Nêu câu hỏi mẹ Mi hỏi Mi? cốc nước cam thì phải trả bao nhiêu H: Theo con đáp án bạn Mi đưa có đúng tiền? không? - Đúng H: Để tính số tiền mà mẹ Mi hỏi, chúng ta làm thế nào? - Lấy giá 1 cái bánh cộng giá 1 cốc - Nhận xét về số tiền mua 1 cốc nước cam nước cam và một cái bánh với số tiền mua - Số tiền bằng nhau. một cái bánh và một cốc nước cam a) Cho học sinh thảo luận nhóm 2 bảng sau tìm ra kiến thức bài học Tính giá trị của hai biểu thức a + b và b + a Thảo luận nhóm 2 và nêu ý kiến: a b a + b b + a 4 3 4 + 3 = 3 + 4 = Giá trị của hai biểu thức a + b và b 6 9 6 + 9 = 9 + 6 = + a luôn bằng nhau 8 5 8 + 5 = 5 + 8 = H: Con có nhận xét gì về vị trí các số hạng của biểu thức a + b và b + a Các số hạng đổi chỗ cho nhau GV: Kết luận về tính chất giao hoán của phép cộng. Nghe và ghi nhớ Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. 3. Luyện tập, thực hành. - Mục tiêu: - Áp dụng được tính chất giao hoán vào bài toán dạng tính bằng cách thuận tiện. - Cách tiến hành: Bài 1. Số (Làm việc cá nhân) Nêu số và cách làm - GV gọi HS đọc YC đề bài - 1 HS nêu miệng yêu cầu bài tập. -GV yêu cầu HS làm bài cá nhân - HS làm bài vào vở - GV hướng dẫn học sinh làm miệng và kết HS trình bày kết quả hợp trình chiếu bài làm của HS. H: Tại sao không cần tính kết quả phép Dựa vào tính chát giao hoán của cộng ở dòng thứ 2 mà con vẫn điền luôn phép cộng được kết quả đúng? HS lắng nghe rút kinh nghiệm.
  11. GV nhận xét, tuyên dương. GV: Chốt kiến thức về tính chất giao hoán của phép cộng Bài 2: Củng cố về tính chất giao hoán (Làm việc nhóm 4) Đọc đề bài và thảo luận nhóm 4 -Quan sát hình vẽ, đọc đề bài: Trình bày kết quả Trả lời: a +c+b = a+b+c = c+a+b GV cho HS làm bài theo nhóm 4 để tìm ra a+b = b+a những thanh gỗ có độ dài bằng nhau. a+c = c+a - GV gọi HS nêu kết quả và giải thích tại sao HS lắng nghe rút kinh nghiệm. những thanh gỗ có độ dài bằng nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện ( HS làm 1 HS đọc YC đề bài cá nhân và kết hợp nhóm đôi) HS làm bài trong vở - GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài a) 30 + 192 + 70 b) 50 + 794 + 50 -Trình bày cách làm c) 75 + 219 + 25 c) 125 +199 +175 a) 30 + 192 + 70 b) 50 + 794 + - GV gọi HS lên bảng làm 50 - Sau đó cho HS nêu cách làm và đọc kết = (30 + 70)+ 192) = (50 + 50) + quả 794 - Đổi vở soát theo cặp trình bày kết quả, = 100 + 192 = 100 + 794 nhận xét lẫn nhau. = 292 = 894 c) 75 + 219 + 25 d) 425 +199 +175 = (75 + 25)+ 219 = ( 425+ 175)+199 = 100 + 219 = 600 + 199 - GV Nhận xét, tuyên dương. = 319 = 799 HS đổi vở soát cách làm và kết quả. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. 4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành:
  12. - GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức - HS tham gia để vận dụng kiến thức như trò chơi, hái hoa, sau bài học để học đã học vào thực tiễn. sinh Áp dụng được tính chất giao hoán của - HS lắng nghe để vận dụng vào thực phép cộng. tiễn. - Nhận xét, tuyên dương. Điều chỉnh sau tiết dạy: . . Tiết 5: CÂU LẠC BỘ NGHỆ THUẬT Thiết kế thời trang (Tiết 1) ( Phối hợp với giáo viên Mĩ thuật dạy) Buổi chiều: Tiết 1: KHOA HỌC Nhiệt độ và sự truyền nhiệt (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Trình bày được vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. - Biết được nhiệt kế là dụng cụ để đo nhiệt độ. Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt dộ không khí. - Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để năm chắc kiến thức. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thí nghiệm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để năm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
  13. 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung. - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS nghe hát bài “Nóng và - Cả lớp HS lên trước lớp thực hiện. lạnh trong nhà” để khởi động bài học. Cả lớp cùng hát theo nhịp điệu bài hát. - GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát và các hoạt động múa, hát mà các bạn thể - HS chia sẻ nhận xét về các bạn thể hiện trước lớp. hiện múa hát trước lớp. - GV cho HS thảo luận nhóm 4 với các câu hỏi - HS thảo luận và TLCH. ? Làm thế nào để biết được vật nào nóng lên, - Để biết được vật nào nóng lên, vật vật nào lạnh hơn? nào lạnh hơn ta dựa vào cảm giác. ? Có thể làm cho vật nóng lên hay lạnh đi như - HS trả lời theo ý hiểu nào? ? Đại lượng nào đặc trưng cho sự nóng hay - HS trả lời theo ý hiểu. lạnh của vật và làm thế nào để đo được nó? - GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào - HS lắng nghe. bài mới: Muốn biết một vật nóng hay lạnh, ta có thể dựa vào cảm giác. Nhưng để biết chính xác nhiệt độ của vật ta dùng bằng dụng cụ nào 2. Hoạt động: - Mục tiêu: + Trình bày được vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. + Biết được nhiệt kế là dụng cụ để đo nhiệt độ. Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt dộ không khí. + Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học. - Cách tiến hành: Hoạt động 1: Nóng, lạnh và nhiệt độ. (sinh hoạt nhóm 4) * Thí nghiệm 1. GV chuẩn bị: Đồ dùng là 3 - Đại diện các nhóm nhận các dụng cốc nước có lượng nước và nhiệt đọ như cụ thí nghiệm. nhau, nước đá, nước nóng, giao cho 4 nhóm và yêu cầu: - Tiến hành: Cho nước đá vào cốc nước b, rót - Tiến hành thực hiện thí nghiệm nước nóng vào cốc nước c (hình 1). theo - GV mời các nhóm thảo luận và làm thí yêu cầu của giáo viên. nghiệm theo các bước sau: - Ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập:
  14. + Hãy cho biết nước ở cốc nào nóng nhất, nước ở cốc nào lạnh nhất? + Dự đoán nhiệt độ của nước ở cốc nào cao nhất, ở cốc nào lạnh nhất. + Sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước ở mỗi cốc và so sánh kết quả với dự đoán. - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. - Các nhóm báo cáo kết quả thí ? Nếu đổ một phần nước nóng ở cốc c vào nghiệm, nhóm khác nhận xét. cốc nước a thì nhiệt độ của nước ở cốc a tăng - Nếu đổ một phần nước nóng ở cốc lên hay giảm đi? c vào cốc nước a thì nhiệt độ của ? Vì sao nhiệt độ của nước ở cốc a tăng lên? nước ở cốc a tăng lên. - Vì ta đổ thêm nước nóng vào cốc - GV nhận xét, tuyên dương. a thì ta thấy cốc a tăng lên - GV nhận xét chung, chốt lại: Vật nóng hơn - HS lắng nghe. thì nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt - 2-3 HS nhắc lại kết luận. độ thấp hơn. Hoạt động 2: Một số loại nhiệt kế - GV cho HS quan sát hình 2 trong SHS và - HS quan sát các hình ảnh. các hình ảnh trên máy chiếu. - GV mời các nhóm thảo luận nhóm đôi - HS thảo luận bài theo nhóm đôi. - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả - Các nhóm báo cáo kết quả thảo thảo luận. luận. ? Hãy nêu tên các loại nhiệt kế mà e biết? ? Nhiệt kế nào để đo nhiệt độ cơ thể người? - Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử, ? Nhiệt kế nào để đo nhiệt độ không khí?
  15. - Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điển - GV nhận xét, tuyên dương. tử, nhiệt kế hồng ngoại dùng để đo - GV nhận xét chung, chốt lại: Nhiệt kế là nhiệt độ cơ thể. dụng cụ đo nhiệt độ. - Nhiệt kế rượu có thể đo nhiệt độ không khí - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS nhắc lại Hoạt động 3: Thực hành đo nhiệt độ cơ thể - Làm việc theo tổ - GV chuẩn bị 1 chiếc nhiệt kế hồng ngoại, 1 - Cả lớp quan sát dụng cụ. chiếc nhiệt kế thủy ngân, 1 chiếc nhiệt kế - Lớp chia thành 3 tổ, mỗi tổ nhận điện tử. một dụng cụ thực hành: - GV mời lớp chia thành 3 tổ lên lấy dụng cụ + Tổ 1: 1 chiếc nhiệt kế hồng ngoại. để tiến hành thực hiện thực hành. + Tổ 2: 1 chiếc nhiệt kế thủy ngân. + Tổ 3: 1 chiếc nhiệt kế điện tử - GV Hướng dẫn thi nghiệm: 3 nhóm trưởng - Tiến hành làm thí nghiệm theo lần lượt đo thân nhiệt cho từng thành viên hướng dẫn của GV. trong tổ và ghi vào phiếu bài tập của nhóm - Các thành viên trong tổ thực hành mình. theo thảo luận và viết ra kết quả theo câu hỏi của GV. - GV mời đại diện các tổ báo cáo kết quả thí - Đại diện các tổ báo cáo kết quả thí nghiệm. nghiệm. - GV ghi nhận kết quả và chốt nội dung: Nhiệt kế thủy ngân sẽ ra kết quả chuẩn và nhưng hơi chậm, nhiệt kế hồng ngoại và điện tử cho ra kết quả chưa chính xác nhưng lại nhanh hơn nhiệt kế hồng ngoại. Hoạt động 4: Đo nhiệt độ trong phòng Làm việc chung cả lớp - GV chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm: 3 chiếc - HS quan sát các dụng cụ thí nhiệt kế đo không khí. nghiệm. - Mời 3 HS lên làm thí nghiệm trước lớp: 3 HS lên thực hiện đo nhiệt độ trong phòng lớp - Cả lớp quan sát 3 bạn làm thí học. nghiệm. - GV mời cả lớp cùng quan sát diễn biến của thí nghiệm và trả lời câu hỏi: - HS xung phong trả lời câu hỏi: Nhiệt độ trong phòng học là bao nhiêu thì an toàn cho sức khỏe con người? - GV nhận xét, chốt nội dung: Nhiệt độ trong phòng học phù hợp từ 210C - HS lắng nghe, ghi nhớ – 25 0C để tránh tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, mất tập trung. 4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
  16. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS về đo thân nhiệt cho người - Học sinh lắng nghe yêu cầu và thân trong gia đình. vận dụng trong gia đình. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - HS tham gia trò chơi Điều chỉnh sau tiết dạy: . . Tiết 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Thông điệp yêu thương I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Gửi thông điệp yêu thương đến thầy cô. - Biết gấp hạc giấy và gửi đến thầy cô những thông điệp yêu thương. Biết làm những việc làm cần thiết để giúp đỡ bạn bè vượt qua khó khăn. - Rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe – nói góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ. - Tự rèn luyện kĩ năng hoạt động gấp hạc giấy, qua đó góp phần phát triển năng lực thẩm mỹ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân, tự tin về bản thân trước tập thể. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè (sạch sẽ, gọn gàng, mặc lịch sự). - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong giao tiếp. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. Tôn trọng, yêu quý và biết làm những việc cần thiết để giúp đỡ bạn bè. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựng hình ảnh bản thân trước tập thể. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tôn trọng, biết ơn thầy cô giáo. Biết quan tâm và giúp đỡ bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
  17. + Thông qua khởi động, học sinh nhận ra được những điểm đáng yêu của bản thân và tự tin thể hiện. - Cách tiến hành: - GV tổ chức múa hát bài “Bụi phấn” – - Một số HS lên trước lớp thực hiện. Cả Nhạc và lời Vũ Hoàng để khởi động bài lớp cùng múa hát theo nhịp điều bài học. hát. - GV Cùng trao đổi với HS về nội dung - HS chia sẻ nhận xét về các bạn thể bài hát và các hoạt động múa, hát mà các hiện múa hát trước lớp. bạn thể hiện trước lớp. - HS lắng nghe. - GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới. 2. Luyện tập. - Mục tiêu: + Biết gấp hạc giấy và gửi đến thầy cô những thông điệp yêu thương. + Biết làm những việc làm cần thiết để giúp đỡ bạn bè vượt qua khó khăn. + Rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe – nói góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ. + Tự rèn luyện kĩ năng gấp hạc giấy, qua đó góp phần phát triển năng lực thẩm mỹ. - Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Gửi thông điệp yêu thương đến thầy cô (làm việc nhóm 2) - GV mời học sinh nêu yêu cầu hoạt động. - Học sinh đọc yêu cầu bài. - GV tổ chức làm việc nhóm 2 cho chia - HS chia sẻ trong nhóm 2. sẻ về những kỉ niệm sâu sắc em đã có với thầy, cô. + Em có kỉ niệm sâu sắc với thầy, cô giáo nào? Đó là kỉ niệm gì? + Nhắc lại kỉ niệm ấy em muốn gửi thông điệp gì đến thầy, cô? + Gv hướng dẫn HS gấp hạc giấy và gửi - HS chuẩn bị giấy, kéo, bút và tiến đến thầy cô những thông điệp yêu thương hành gấp hạc giấy theo yêu cầu, ghi lên cánh hạc giấy. những thông điệp yêu thương gửi đến thầy cô trên cánh hạc giấy. + Lưu ý HS làm việc cẩn thận, an toàn, - Hs lắng nghe để làm việc an toàn. không đùa giỡn trong lúc làm việc tránh gây thương tích cho bạn. - Tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Các nhóm chia sẻ trước lớp về thông điệp yêu thương gửi đến thầy cô. - GV nhận xét, khen ngợi. - Kết luận: Mỗi cánh hạc giấy sẽ mang tình cảm ấm áp của các em đến với thầy cô, khiến các thầy cô nhớ mãi. Hoạt động 2. Chia sẻ yêu thương. (Làm việc nhóm 4)
  18. - GV mời Hs ngồi theo nhóm, nắm tay - Hs lần lượt nói theo vòng tròn: “Đôi nhau thành vòng tròn, nghe một bản nhạc khi tôi còn gặp khó khăn trong việc ” nhẹ nhàng để cảm xúc lắng lại, sẵn sàng hoặc “Khó khăn của tôi là ” chia sẻ. - Gv gợi ý cho HS những khó khăn trong cuộc sống không chỉ có khó khăn về vật chất mà còn có những vấn đề về cảm xúc, tinh thần hay kĩ năng gây khó khăn trong sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tương tác, - Sau khi chia sẻ, các thành viên lời + VD: “Đôi khi tôi còn gặp khó khăn động viên với bạn mình hoặc đưa ra lời trong việc nói lời cảm ơn.” Hoặc “Khó khuyên và biện pháp hỗ trợ. khăn của tôi là tôi rất hay quên.” + VD: Nói lời động viên, phân công “Đôi bạn cùng tiến”. - Gv nhận xét, khen ngợi về những lời động viên, những việc làm cần thiết để giúp đỡ bạn bè vượt qua khó khăn. - Kết kuận: Có thầy cô và bạn bè bên cạnh, chúng ta sẽ tìm ra cách để vượt qua khó khăn. 4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân: Thực hiện trò - Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu chuyện với người thân về những những cầu để về nhà ứng dụng. kỉ niệm sâu sắc em đã có với thầy, cô giáo. Tiếp tục gấp hạc giấy và gửi đến thầy cô giáo đã từng dạy mình những thông điệp yêu thương. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm Điều chỉnh sau tiết dạy: . . Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Yêu lao động (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: