Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2023-2024
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_lop_4_tuan_13_nam_hoc_2023_2024.docx
Nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2023-2024
- TUẦN 13: Thứ Tư ngày 27 tháng 11 năm 2023 Buổi sáng: Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Sinh hoạt dưới cờ: Tự học – Tự làm. Tiết 2: TIẾNG VIỆT Đọc: Bét -tô - ven và Bản xô – nát ánh trăng I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù: - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Bét-tô-ven và bản xô - nát “Ánh trăng”. - Biết đọc diễn cảm với giọng kể ca ngợi, khâm phục tài năng và lòng nhân ái của nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại Bét-tô-ven. Biết đọc diễn cảm lời người dẫn chuyện. - Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Bản xô-nát Ánh trăng được ra đời không chỉ bởi tài năng, đam mê âm nhạc của nhà soạn nhạc vĩ đại Bét-tô-ven mà còn bởi lòng nhân ái, luôn thấu hiểu và đồng cảm với con người, đặc biệt là những con người có số phận không may mắn. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Trân trọng giá trị của những sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt những sáng tạo nghệ thuật có cội nguồn từ lòng nhân ái 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài đọc, biết yêu quý những sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt những sáng tạo nghệ thuật có cội nguồn từ lòng nhân ái. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác tập đọc, trả lời các câu hỏi. - Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi: Hái hoa dân chủ - HS tham gia trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Đọc đoạn 1 bài: Bức tường có + Đọc các đoạn trong bài đọc theo yêu nhiều phép lạ và trả lời câu hỏi 1. cầu trò chơi và trả lời câu hỏi. + Câu 2: Đọc đoạn 2 bài: Bức tường có nhiều phép lạ và trả lời câu hỏi 2. + Câu 3: Đọc đoạn 3 bài: Bức tường có nhiều phép lạ và trả lời câu hỏi 4. - GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - GV YC HS làm việc theo nhóm đôi và - Học sinh thực hiện theo nhóm đôi. trả lời câu hỏi: + Kể tên một số bài hát thiếu nhi mà em yêu thích. Tác giả của những bài hát đó là ai? - Đại diện các nhóm chia sẻ - Gọi các nhóm báo cáo kết quả - Nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, tuyên dương. - HS trả lời - Nhìn vào tranh trong bài và cho biết bức tranh vẽ gì? - Lắng nghe - GV dẫn vào bài mới: Trên đây chúng ta đã làm quen với một số bài hát thiếu nhi. Mỗi bài hát ấy thường do một nhạc sĩ sáng tác. Một nhạc sĩ trong cuộc đời của mình có thể sáng tác nhiều bài hát, nhiều bản nhạc khác nhau. Mỗi bài hát, bản nhạc đều được ra đời trong một hoàn cảnh nhất định. Bét – tô - ven là nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại. Ông cũng đã sáng tác nhiều bản nhạc. Bản xô-nát Ánh trăng ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc để biết điều đó. 2. Khám phá. - Mục tiêu: + Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Bét-tô-ven và bản xô - nát “Ánh trăng”. + Biết đọc diễn cảm với giọng kể ca ngợi, khâm phục tài năng và lòng nhân ái của nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại Bét-tô-ven. Biết đọc diễn cảm lời người dẫn chuyện. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Đọc đúng. - GV đọc mẫu lần 1: Đọc diễn cảm cả bài, - HS lắng nghe cách đọc. nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện suy
- nghĩ, lòng quyết tâm, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện. - HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt cách đọc. nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp. - 1 HS đọc toàn bài. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát - GV chia đoạn: 4 đoạn - 4 HS đọc nối tiếp theo yêu cầu. - GV gọi 4 HS đọc nối tiếp bài. - HS đọc từ khó. - GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: bét-tô- ven, xô-nát Ánh Trăng, Đa-nuýt, sóng sông Đa-nuýt - GV hướng dẫn luyện đọc câu: - 2-3 HS đọc câu. Thấy bét-tô-ven,/ người cha đau khổ chia sẻ rằng:/ Con gái ông có một ước mơ duy nhất/ là được ngắm ánh trăng trên dòng Đa nuýt.// 2.2. Hoạt động 2: Đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu lần 2: Đọc diễn cảm ngắt, - HS lắng nghe cách đọc diễn cảm. đọc nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện suy nghĩ, lòng quyết tâm, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện. - Mời 4 HS đọc nối tiếp đoạn. - 4 HS đọc nối tiếp đoạn. - GV cho HS luyện đọc theo nhóm 4 (mỗi - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 4. học sinh đọc 1 đoạn). - GV theo dõi sửa sai. - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. - Thi đọc diễn cảm trước lớp: + GV tổ chức cho mỗi tổ cử đại diện tham + Mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc gia thi đọc diễn cảm trước lớp. diễn cảm trước lớp. + GV nhận xét tuyên dương + HS lắng nghe, học tập lẫn nhau. 3. Luyện tập. - Mục tiêu: + Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Bản xô-nát Ánh trăng được ra đời không chỉ bởi tài năng, đam mê âm nhạc của nhà soạn nhạc vĩ đại Bét – tô - ven mà còn bởi lòng nhân ái, luôn thấu hiểu và đồng cảm với con người, đặc biệt là những con người có số phận không may mắn. - Cách tiến hành: 3.1. Tìm hiểu bài. - GV gọi HS đọc chú giải để hiểu nghĩa - 1 HS đọc chú giải các từ mới. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu - HS hoạt động nhóm 4 và trả lời lần hỏi trong sgk. YC HS hoạt động nhóm 4 lượt các câu hỏi: và trả lời các câu hỏi. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- + Câu 1: Đoạn mở đầu giới thiệu những gì + Đoạn mở đầu giới thiệu Bét – tô - về Bét-tô-ven? ven là nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại trên thế giới và là tác giả của bản nhạc nổi tiếng: bản xô-nát “Ánh trăng”. + Câu 2: Bét-tô-ven đã gặp cha con cô gái + Bét-tô-ven đã gặp cha con cô gái mù mù trong hoàn cảnh nào? Cô gái mù có trong hoàn cảnh: Vào một đêm trăng ước mơ gì? sáng, Bét-tô-ven đến cây cầu bắc qua dòng sông Đa nuýp xinh đẹp trong thành Viên. Bỗng Bét-tô-ven nghe thấy tiếng dương cầm văng vẳng ở phía xa. Tiếng đàn đã đưa bước chân Bét-tô-ven đến một ngôi nhà trong khu lao động, nơi có cha con cô gái mù. Người cha đang chăm chú ngồi nghe cô gái mù chơi đàn. + Cô gái mù có một ước mơ duy nhất là được ngắm nhìn ánh trăng trên dòng Đa-nuýp. + Câu 3: Bét-tô-ven đã làm gì để giúp cô + Bét-tô-ven đến bên cây đàn, ngồi gái thực hiện ước mơ của mình? xuống và bắt đầu chơi. Những nốt nhạc của nhà soạn thảo nhạc thiên tài đã khiến cho cô gái mù có cảm giác mình đang được ngắm nhìn, đùa giỡn với ánh trăng trên dòng Đa-nuýp và như vậy, cô đã thực hiện được ước mơ của mình. + Câu 4: Tìm những câu văn miêu tả vẻ + Những câu văn miêu tả vẻ đẹp của đẹp của bản nhạc mà Bét-tô-ven đã dành bản nhạc mà Bét-tô-ven đã dành tặng tặng cô gái mù? cô gái mù là: Những nốt nhạc ngẫu hứng vang lên, tràn đầy cảm xúc yêu thương của nhà soạn nhạc thiên tài, lúc êm ái, nhẹ nhàng như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ như dòng sông Đa + Câu 5: Vì sao bản nhạc Bét-tô-ven dành nuýp tặng cô gái mù lại có tên là “Ánh trăng”? - 2-3 HS nêu ý kiến của mình VD: Bản nhạc có tên là “Ánh trăng” vì bản nhạc được sáng tác trong một đêm trăng. Bản nhạc có tên là “Ánh trăng” vì bản nhạc êm ái, nhẹ nhàng - GV nhận xét, tuyên dương như ánh trăng - HS lắng nghe, nhận xét, góp ý và bổ - GV mời HS nêu nội dung bài. sung đáp án - HS nêu nội dung bài theo sự hiểu - GV nhận xét và chốt: Bản xô-nát Ánh biết của mình. trăng được ra đời không chỉ bởi tài - HS nhắc lại nội dung bài học.
- năng, đam mê âm nhạc của nhà soạn nhạc vĩ đại Bét-tô-ven mà còn bởi lòng nhân ái, luôn thấu hiểu và đồng cảm với con người, đặc biệt là những con người có số phận không may mắn. 3.2. Luyện đọc diễn cảm - GV đọc mẫu lần 2: Đọc diễn cảm toàn - HS lắng nghe cách đọc diễn cảm. bài, nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện cảm xúc của các nhân vật - Mời 2 HS đọc diễn cảm nối tiếp đoạn. - 2 HS đọc diễn cảm nối tiếp theo - GV cho HS luyện đọc theo nhóm 2 đoạn. - GV theo dõi sửa sai. - HS luyện đọc theo vai theo nhóm 2. - Thi đọc diễn cảm trước lớp: + GV tổ chức cho mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc trước lớp. - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. + Mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc + GV nhận xét tuyên dương theo vai trước lớp. + HS lắng nghe, học tập lẫn nhau. 4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Trân trọng giá trị của những sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt những sáng tạo nghệ thuật có cội nguồn từ lòng nhân ái. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi: Hộp quà bí mật để - HS tham gia để vận dụng kiến thức học sinh thi đọc diễn cảm bài văn. đã học vào thực tiễn. + Em hãy đọc diễn cảm đoạn 2 của bài - Một số HS tham gia thi đọc Bét – tô - ven và bản xô - nát “Ánh trăng”. - Lắng nghe - Nhận xét, tuyên dương. - GV nhận xét tiết dạy. - Dặn dò bài về nhà. Điều chỉnh sau tiết dạy: Không Tiết 3: TIẾNG VIỆT Luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù: - Luyện tập về tính từ. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống. 2. Năng lực chung.
- - Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng dùng tính từ, vận dụng bài đọc vào thực tiễn. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết yêu quý bạn bè và đoàn kết trong học tập. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng. - Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi: Truyền điện để khởi - HS tham gia trò chơi động bài học. + Câu 1: Tìm các tính từ chỉ vị của quả táo. + ngọt, ngọt ngào, ngọt lịm, +Câu 2: Tìm các tính từ chỉ vị âm thanh trong + ồn, ồn ào, ầm ĩ, xôn xao, giờ ra chơi. - GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - GV dùng tranh minh họa hoặc dựa vào trò - Học sinh thực hiện. chơi để khởi động vào bài mới. 2. Luyện tập - Mục tiêu: + Luyện tập về tính từ. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: Bài 1: Tìm tính từ có trong bài đọc Bét-tô-ven và bản xô-nát Ánh trăng theo hai nhóm dưới đây - GV mời 1 HS đọc yêu cầu và nội dung: - 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp lắng nghe bạn đọc. - Giáo viên yêu cầu HS đọc thầm bài Bét-tô- - HS làm bài cá nhân ven và bản xô-nát Ánh trăng và làm việc cá nhân - 2-3 HS chia sẻ bài làm
- - Gọi HS chia sẻ bài làm - Nhận xét, bổ sung. - kết quả: + Tính từ chỉ đặc điểm của tiếng nhạc: êm ái, nhẹ nhàng, mạnh mẽ. + Tính từ chỉ đặc điểm của dòng sông: xinh đẹp, lấp lánh (ánh - GV nhận xét, kết luận trăng). - HS lắng nghe Bài 2. Tính từ nào dưới đây có thể thay cho mỗi ô vuông - YC HS đọc yêu cầu bài - HS đọc yêu cầu bài - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2, chọn - Các nhóm thảo luận và chọn các các tính từ trắng, đen, đỏ, hiền, xấu, đẹp để tính từ. hoàn thiện các thành ngữ. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh – - HS chơi trò chơi Ai đúng để thực hiện yêu cầu bài tập (Chia lớp thành 2 đội chơi) - GV nhận xét, tuyên dương HS - KQ: hiền như bụt, đen như than, đỏ như gấc, xấu như ma, trắng như tuyết, đẹp như tiên. - GV nhận xét, chốt kiến thức - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm - Gọi HS đọc lại các thành ngữ - 2-3 HS đọc Bài 3. Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu - GV mời HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3. - Gọi HS đọc đoạn thơ - 1 HS đọc đoạn thơ - GV mời HS làm việc theo nhóm 2: - Các nhóm tiến hành thảo luận. + Tìm các tính từ chỉ màu xanh trong đoạn thơ. Mỗi tính từ đó được dùng để tả đặc điểm của sự vật nào? + Viết 2-3 câu có sử dụng tính từ em tìm được ở bài tập a. - GV mời các nhóm trình bày. - Các nhóm trình bày kết quả. - GV mời các nhóm nhận xét. - Các nhóm khác nhận xét. - Kết quả: a. Các tính từ chỉ màu xanh trong đoạn thơ là: xanh, xanh mát, xanh ngắt. Mỗi tính từ đó được dùng để tả đặc điểm của các sự vật khác nhau: tính từ xanh chỉ đặc điểm của tre, lúa,
- ước mơ; tính từ xanh mát chỉ đặc điểm của dòng sông; tính từ xanh ngắt chỉ đặc điểm của mùa thu (của bầu trời mùa thu). b. HS nêu nhiều đáp án khác nhau. VD: Bầu trời xanh ngắt không một gợn mây. Chúng tôi thích thú vì được vui chơi trong - GV nhận xét, tuyên dương khu rừng xanh mát này. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm 3. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng trò chơi “Truyền - HS tham gia để vận dụng kiến điện”. thức đã học vào thực tiễn. + GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Nêu các - HS tham gia trò chơi vận dụng. tính từ chỉ đặc điểm theo yêu cầu của bạn. - Nhận xét, tuyên dương. (có thể trao quà, ) - GV nhận xét tiết dạy. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. - Dặn dò bài về nhà. Điều chỉnh sau tiết dạy: Tìm những tính từ xung quanh em Tiết 4: TOÁN Luyện tập I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù: - Củng cố về cách tính nhẩm với các số tròn triệu, tròn nghìn. - Củng cố kĩ năng cộng trừ với nhiều chữ số. - Củng cố về kĩ năng cộng trừ với số có nhiều chữ số. Kết hợp được các tính chất giao hoán, kết hợp để tính nhanh giá trị các biểu thức. - Củng cố kĩ năng giải quyết vấn đề thông qua dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. - Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. - Vận dụng bài học vào thực tiễn. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tốt trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất.
- - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác học tập, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV đưa ra bài toán , yêu cầu HS đọc. - HS đọc. Mẹ có 80 quả trứng vịt và trứng gà, trong đó trứng gà nhiều hơn trứng vịt 10 quả. Hỏi mẹ có bao nhiêu quả trứng gà, bao nhiêu quả trứng vịt? -GV gọi HS đọc bài. + Trả lời: -Bài toán cho biết gì? - Mẹ có 80 quả trứng vịt và trứng gà, trong đó trứng gà nhiều hơn trứng vịt 10 quả. - Bài toán hỏi gì? -Hỏi mẹ có bao nhiêu quả trứng gà, bao nhiêu quả trứng vịt? -Bài toán thuộc dạng toán nào? -Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. -Gv yêu cầu HS lên bảng làm, lớp làm vở. -HS làm. Bài giải Số quả trứng gà là ( 80 + 10 ) : 2 = 45 ( quả ) Số quả trứng vịt là 80 – 45 = 35 (quả ) Đáp số: Trứng gà: 45 quả Trứng vit: 35 quả -GV và HS nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Củng cố về cách tính nhẩm với các số tròn triệu, tròn nghìn. + Củng cố kĩ năng cộng trừ với nhiều chữ số. + Củng cố về kĩ năng cộng trừ với số có nhiều chữ số. Kết hợp được các tính chất giao hoán, kết hợp để tính nhanh giá trị các biểu thức.
- + Củng cố kĩ năng giải quyết vấn đề thông qua dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. - Cách tiến hành: Bài 1. Tính nhẩm? (Làm việc cá nhân) - GV hướng dẫn học sinh làm và kết hợp làm - HS lần lượt đọc kết quả. vở: Bài 1: Tính nhẩm a) 1 000 000 + 600 000 – 200 000 200 000 + 100 000 – 30 000 b) 20 000 000 + ( 4000 + 400 000 ) 1 000 000 + ( 90 000 – 70 000 ) - GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. Bài 2: Đ, S ? (Làm việc cá nhân ) - HS làm. a) S b) Đ c) C d) Đ -HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. - HS trình bày. -Gọi HS lên bảng chữa lại ý sai. - Các nhóm khác nhận xét. - GV Nhận xét, tuyên dương. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. Bài 4. Mai và em Mi tiết kiệm được 80.000 đồng. Số tiền mà Mai tiết kiệm nhiều hơn số tiền mà em Mi tiết kiệm là 10.000 đồng .Hỏi mỗi người tiết kiệm được bao nhiêu tiền? (Làm việc cá nhân) Cá nhân – Nhóm 2 - Lớp -GV gọi HS đọc bài. - Đọc và xác định đề bài. -Bài toán cho biết gì? -Mai và em Mi tiết kiệm được 80.000 đồng. Số tiền mà Mai tiết kiệm nhiều hơn số tiền mà em Mi tiết kiệm là 10.000 đồng - Bài toán hỏi gì? -.Hỏi mỗi người tiết kiệm được bao nhiêu tiền? -Bài toán thuộc dạng toán nào? -Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. -Gv yêu cầu HS lên bảng làm, lớp làm vở. -HS làm. Bài làm Số tiền Mai tiết kiệm được là (80 000 + 10 000 ) : 2 = 45 000 (đồng) Số tiền Mi tiết kiệm được là
- 80 000 – 45 000 = 35 000 (đồng) Đáp số: 35 đồng - GV nhận xét tuyên dương. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. 3. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như - HS tham gia để vận dụng kiến trò chơi vượt chướng ngại vật sau bài học để thức đã học vào thực tiễn. học sinh tìm được năm sinh của nhà toán học Lê Văn Thiên. Nhà toán học Lê Văn Thiêm là tiến sĩ toán học - HS xung phong tham gia chơi. đầu tiên của Việt Nam. Em hãy giải ô số bằng cách tính giá trị của biểu thức sau đây để biết năm sinh của ông. - Ví dụ: GV đọc câu hỏi 999 999 999 + 1 yêu cầu HS suy nghĩ 20 giây , hết 20 giây ai giơ tay nhanh thì được quyền trả lời Ai đúng sẽ được tuyên dương. - Nhận xét, tuyên dương. Điều chỉnh sau tiết dạy: Không Tiết 5: CÂU LẠC BỘ NGHỆ THUẬT Ôn và biểu diễn bài hát: Hoa thơm bướm lượn ( Phối hợp với giáo viên Âm nhạc dạy) Buổi chiều: Tiết 1: KHOA HỌC BÀI HỌC STEM LỚP 4 – KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 6: Dẫn nhiệt (3 tiết) Gợi ý thời điểm thực hiện: Tuần 13 – Bài 13. Vật dẫn nhiệt tốt, Vật dẫn nhiệt kém – sách KNTT – Bài 13. Sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt – sách CTST – Bài 12. Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém – sách CD Mô tả bài học:
- Đề xuất phương án và tiến hành được thí nghiệm tìm hiểu tính chất dẫn nhiệt của vật; giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, vấn đề về dẫn nhiệt trong cuộc sống; vận dụng đo độ dài và tạo hình sản phẩm 3D từ vật liệu tái chế để làm bình giữ nhiệt. Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: Môn học Yêu cầu cần đạt Môn học chủ đạo Khoa học – Đề xuất được cách làm thí nghiệm để tìm hiểu tính dẫn nhiệt của vật (dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém). – Vận dụng được kiến thức về vật dẫn nhiệt tốt hoặc kém để giải thích một số hiện tượng tự nhiên; để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong cuộc sống. Môn học tích Mĩ thuật Phối hợp được một số kĩ năng: cắt, dán, xếp, gắn, hợp vẽ, trong thực hành, sáng tạo. Toán học Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo thể tích dung tích, độ dài. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Bài học này giúp các em: – Hiểu và sử dụng vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém phù hợp với từng trường hợp – Biết và thực hành tính dẫn nhiệt vào cuộc sống hàng ngày – Thực hành làm bình giữ nhiệt từ những vật liệu đơn giản. – Tự tin khi trình bày ý tưởng, giới thiệu sản phẩm trước lớp – Hợp tác tốt với bạn khi làm sản phẩm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của GV – Các phiếu học tập – Mẫu bình giữ nhiệt 2. Chuẩn bị của HS (dành cho 1 nhóm) STT Thiết bị/ Học liệu Số lượng Hình ảnh minh hoạ 1 Chai thuỷ tinh 1chai 3 Giấy nhôm 1 cuộn 4 Giấy báo (giấy màu) 10 tờ 5 Xốp hơi bọc 1 tấm 6 Băng dính 2 mặt 1 tấm 7 Keo dán 2 cuộn 8 Kéo 1 chiếc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS MỞ ĐẦU Hoạt động 1: Trò chơi “ai nhanh hơn” – GV nêu cách chơi: Thành viên các – HS theo dõi nhóm lần lượt ghi các vật giúp giữ ấm vào mùa đông và các vật giúp giữ mát vào mùa hè lên bảng. – GV tổ chức cho 2 đội chơi. – Hai đội chơi – Kết thúc trò chơi, GV tổng kết số điểm của 2 đội và tuyên dương đội chiến thắng. – GV dẫn dắt vào bài học bằng câu hỏi: theo em, làm thế nào có được nước ấm hay nước mát để dùng hằng ngày khi đi học? – Chúng mình cùng làm 1 chiếc bình giữ nước ấm vào mùa đông và giữ nước mát vào mùa hè. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2: Tìm hiểu về vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém a) GV yêu cầu HS quan sát ở trang 32 – HS quan sát – GV chia lớp thành các nhóm 6 – 8 HS – Các nhóm thực hiện thí nghiệm – GV yêu cầu các nhóm thảo luận đề (thả 4 thìa vào cốc nước đá hoặc đặt 4 xuất cách làm thí nghiệm kiểm tra viên nước đá vào đầu thìa) xem loại thìa nào dẫn nhiệt tốt, loại thì nào dẫn nhiệt kém. b) GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết – Đại diện nhóm bảo cáo kết quả quả. 1– Thìa inox: lạnh nhanh 2– Thìa nhựa: lâu lạnh 3– Thìa thuỷ tinh: lạnh chậm 4– Thìa gỗ: không lạnh – GV mời các nhóm khác nhận xét. – Các nhóm khác nhận xét – GV phát phiếu học tập số 2 và yêu cầu – HS hoàn thành phiếu học tập số 2. HS hoàn thành. – GV mời đại diện một vài nhóm trình – Đại diện nhóm trình bày phiếu học tập bày phiếu học tập số 2. số 2. 1. Kể tên các loại sản phẩm dùng để giữ nhiệt cả mùa đông và mùa hè? Bình giữ nhiệt, giỏ giữ nhiệt ấm trà, 2. Kể tên các vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt. Vật dẫn nhiệt: Các kim loại: đồng, nhôm, sắt, inox
- Vật cách nhiệt: Gỗ, nhựa, len, bông 3. Chọn những từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống Kim loại có khả năng dẫn nhiệt tốt nhất. Gỗ có khả năng dẫn nhiệt kém nhất. Người ta thường sử dụng nhựa, gỗ, cao su, làm vật cách nhiệt. – GV mời HS các nhóm khác nhận xét, – Các nhóm khác nhận xét, góp ý góp ý. Hoạt động 3: Ứng dụng dẫn nhiệt a) GV yêu cầu HS quan sát các vật dụng ở trang 33 sách bài học STEM lớp 4. – GV mời 1 HS trả lời câu hỏi: Em quan – HS quan sát và trả lời: sát chiếc chảo Inox và cho biết. Chảo gồm 2 bộ phận 1. Chảo gồm những bộ phận nào? Tay cầm dẫn nhiệt kém 2. Bộ phận nào dẫn nhiệt tốt, dẫn nhiệt Lòng chảo dẫn nhiệt tốt kém? Tay cầm cách nhiệt 3. Vai trò của từng bộ phận là gì? Lòng chảo: làm chín thức ăn – GV mời HS quan sát và trả lời câu hỏi: – HS trả lời: Găng tay: dẫn nhiệt kém, 1. Găng tay dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt vai trò của gang tay: cách nhiệt, giữ ấm kém? trong mùa đông. 2. Vai trò của găng tay là gì? – GV mời HS quan sát và trả lời câu hỏi: – HS trả lời: Chai thuỷ tinh: dẫn nhiệt 1. Chai thuỷ tinh dẫn nhiệt tốt hay dẫn tốt, dùng để đựng nước. nhiệt kém? 2. Vai trò của chai thuỷ tinh là gì? – GV mời HS quan sát và trả lời câu hỏi: – Bàn là gồm 2 bộ phận 1. Bàn là gồm những bộ phận nào? – Vỏ dẫn nhiệt kém dùng để cách nhiệt 2. Bộ phận nào dẫn nhiệt tốt, dẫn nhiệt – Đế dẫn nhiệt tốt: dùng để là phẳng kém? 3. Vai trò của từng bộ phận? quần áo. b) Khi tìm hiểu về đới lạnh, bạn An nhận Bộ lông dày đóng vai trò quan trọng đối thấy nhiều con vật như gấu, tuần lộc có với việc giữ ấm cơ thể giúp chúng chịu bộ lông dày hơn những con vật ở đới ôn được lạnh. hoà hay đới nóng. Theo em, bộ lông dày có vai trò gì với các con vật? – GV mời HS khác nhận xét bổ sung. – HS nhận xét bổ sung. – GV phát phiếu học tập số 3 và yêu cầu – HS hoàn thiện phiếu học tập số 3 HS hoàn thiện – GV mời HS trình bày phiếu học tập số – HS trình bày phiếu học tập số 3 3 trước lớp.
- 1. Nhựa, len, dạ thường được dùng để làm vật cách nhiệt: Vì chúng có khả năng dẫn nhiệt kém. 2. Em hãy nêu cấu tạo chính của giỏ giữ nhiệt cho ấm trà. Giỏ ủ thường được làm từ các chất liệu như tre, nứa, lục bình, sứ; bên trong có lớp lót bằng vải và xốp là các vật cách nhiệt giúp giữ nhiệt cho bình trà. – GV mời HS nhận xét, bổ sung. – HS nhận xét, bổ sung – GV nhận xét đánh giá tổng kết hoạt động của giờ học. NGHỈ GIỮA TIẾT 1 VÀ TIẾT 2 LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG Hoạt động 4: Đề xuất ý tưởng và cách làm bình giữ nhiệt a) GV yêu cầu các nhóm thảo luận và – HS thảo luận nhóm theo tiêu chí chia sẻ ý tưởng làm bình giữ nhiệt theo tiêu chí trong sách Bài học STEM lớp 4 trang 33. – GV mời các nhóm thảo luận để lựa chọn ý tưởng làm bình giữ nhiệt. – GV: Cô mời các nhóm cử đại diện lên – Đại diện lên chia sẻ ý tưởng với cả chia sẻ ý tưởng với cả lớp. lớp Nhóm em sử dụng vật liệu gì để làm các lớp bọc bình, trang trí bình như thế nào? Mô tả phương án thiết kế: vẽ phác thảo bình, viết cách làm bình giữ nhiệt. – Cô mời các nhóm nhận xét, góp ý cho – Nhóm khác nhận xét, góp ý. nhóm bạn. – GV cho HS thảo luận nhóm để lựa – HS thảo luận nhóm chọn ý tưởng và đề xuất giải pháp làm Sản phẩm bình giữ nhiệt là gì? bình giữ nhiệt. Vật liệu dùng để làm các lớp cách nhiệt là gì? Vẽ, mô tả phương án thiết kế bình giữ nhiệt. – GV giao phiếu học tập số 4 và yêu cầu – HS hoàn thành phiếu học tập số 4. HS hoàn thành. – GV nhận xét, dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. Hoạt động 5: Làm bình giữ nhiệt a) Lựa chọn dụng cụ và vật liệu – GV cho các nhóm lựa chọn dụng cụ vật – HS lựa chọn dụng cụ vật liệu liệu để thực hành làm sản phẩm.
- – GV lưu ý HS khi sử dụng dụng cụ, vật liệu cẩn thận đảm bảo an toàn. – HS thực hiện làm sản phẩm theo nhóm. HS thực hiện làm sản phẩm theo nhóm – GV mời HS tham khảo các bước gợi ý như trang 34 sách STEM lớp 4. – GV quan sát và hỗ trợ các nhóm. – GV các em làm xong sản phẩm tự đối – Các nhóm kiểm tra và điều chỉnh sản chiếu, kiểm tra lại theo các tiêu chí. phẩm. –GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang hoạt động tiếp theo. Hoạt động 6: Thử nghiệm, trưng bày và giới thiệu sản phẩm bình giữ nhiệt. – GV cho các nhóm thử nghiệm sản – HS các nhóm thử nghiệm sản phẩm phẩm của nhóm mình bằng cách: cho của nhóm mình bằng cách dùng nhiệt nước lạnh vào bình và kiểm tra nước kế kiểm tra nước trước và sau khi cho trong bình sau một khoảng thời gian xem nước vào bình. bình nào giữ nhiệt tốt hơn. (dùng nhiệt kế kiểm tra nước trước và sau khi cho nước vào bình để có kết luận chính xác). – GV mời các nhóm trưng bày sản phẩm – Các nhóm trưng bày sản phẩm của của nhóm mình nhóm. – GV mời các nhóm cử đại diện giới – Đại diện nhóm giới thiệu về sản phẩm thiệu sản phẩm của nhóm. của nhóm. (cách làm, cách sử dụng, tác dụng của bình giữ nhiệt. Những khó khăn cách khắc phục trong qus trình làm sản phẩm). – GV: Các nhóm trao đổi, đặt câu hỏi –Các nhóm trao đổi cho nhóm bạn – GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu đánh –HS hoàn thành phiếu đánh giá giá – GV mời HS: hãy dùng những bông hoa –HS bình chọn dựa vào phần giới thiệu để lên hình chọn cho nhóm mà mình yêu của các nhóm kết hợp với so sánh sản thích nhất. phẩm với các tiêu chí. –G V dựa vào kết quả bình chọn, phiếu đánh giá, GV nhận xét, tuyên dương nhóm nhận được nhiều bông hoa bình chọn nhất, động viên những nhóm làm chưa tốt để cố gắng hơn. TỔNG KẾT BÀI HỌC – GV đề nghị HS sử bình giữ nhiệt để mang nước đi học. – GV khen ngợi nhóm HS tích cực tham gia hoạt động, động viên các nhóm làm chưa tốt để lần sau cố gắng.
- – GV nhận xét và tổng kết buổi học. Điều chỉnh sau tiết dạy: Mời phụ huynh tham gia Tiết 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Chủ động lập kế hoạch. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - HS nắm được các bước xây dựng kế hoạch thông qua việc lập kế hoạch giới thiệu cuốn sách yêu thích: xác định được mục tiêu, nội dung hoạt động; phân công nhiệm vụ cụ thể; thống nhất hình thức thực hiện. - Rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe – nói góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ. - Tự rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, qua đó góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Nêu được điều cảm thấy hài lòng hoặc chưa hài lòng về mình, về bạn khi tham gia các hoạt động chung, làm việc nhóm cùng nhau. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận ra được những điểm cần điều chỉnh để hiểu nhau hơn và hợp tác với nhau tốt hơn. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong giao tiếp. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Nhìn nhận được các vấn đề bất thường xảy ra giữa bạn bè và chia sẻ cách em giải quyết vấn đề đó. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức quan sát, để ý, quan tâm, tôn trọng bạn bè trong lớp. Đoàn kết, yêu thương nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Thông qua khởi động, HS nhớ lại những cuốn sách hoặc tên nhân vật trong sách mà HS yêu thích. - Cách tiến hành: * Trò chơi: “Chuyền bóng”: - GV tung bóng để HS nói nhanh tên của một cuốn sách hoặc tên nhân vật trong - HS tham gia trò chơi sách mà HS yêu thích.
- - GV đề nghị những HS cùng yêu thích - HS ghép nhóm, chia sẻ trong nhóm một cuốn sách hoặc một nhân vật, ghép nhóm với nhau, cùng hô to tên sách, tên nhân vật và nói: “Hãy về với đội chúng tôi!”. - HS chia sẻ, nhận xét - GV mời HS ghép nhóm, chia sẻ, nhận xét - HS lắng nghe. - GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới: Mỗi cuốn sách đều có những nét thú vị riêng. Chúng mình sẽ cùng nhau tham gia hoạt động giới thiệu sách của nhà trường để chia sẻ với các bạn thêm nhiều cuốn sách hay nhé! 2. Khám phá: - Mục tiêu: + HS xác định được các thông tin liên quan đến hoạt động – chủ trương của nhà trường; mục tiêu, mục đích hoạt động, nhiệm vụ của lớp, của nhóm; hình thức thực hiện và công việc của mỗi nhóm hoặc tổ. + Rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe – nói góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: * Trao đổi về hoạt động giới thiệu sách trong nhà trường /N4: - GV mời HS ngồi theo nhóm và cùng thảo - HS lắng nghe yêu cầu luận: + Xác định mục đích của hoạt động: Vì sao - HS đọc gợi ý nhà trường lại tổ chức hoạt độn g giới thiệu sách? ? Mong muốn của các thầy cô khi tổ chức hoạt động là gì? ? Khi thực hiện hoạt động, mỗi HS sẽ có thêm kiến thức, kĩ năng gì? - Cùng thảo luận nhóm 4. + Lựa chọn một hình thức để giới thiệu sách: Kể chuyện theo sách; làm bản trình chiếu giới thiệu sách và thuyết minh; diễn kịch theo nội dung sách; đọc đoạn trích ngắn và đặt câu hỏi gợi mở; đưa ra một thử thách hoặc một trò chơi lấy ý tưởng từ sách, + Liệt kê những công việc cụ thể cần làm với mỗi hình thức để tổ chức hoạt động giới thiệu sách. - Các nhóm chia sẻ ý kiến. - Mời đại diện các nhóm chia sẻ, nhận xét - HS khác nhận xét, góp ý - GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe KL: Dựa vào nội dung của mỗi cuốn sách, HS có thể lựa chọn hình thức giới thiệu