Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2023-2024

docx 77 trang Yến Phương 27/12/2024 440
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_4_tuan_21_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2023-2024

  1. TUẦN 21 Thứ Hai ngày 29 tháng 1 năm 2024 Buổi sáng: Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Sinh hoạt dưới cờ: Khoẻ thể chất, mạnh tinh thần Tiết 2: TIẾNG VIỆT Đọc: Tờ báo tường của tôi I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù: - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “ Tờ báo tường của tôi”. Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời đối thoại của các nhân vật trong câu chuyện. - Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lới nói, suy nghĩ, - Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Câu chuyện thể hiện sự dũng cảm, tấm lòng nhân hậu của cậu bé. Cậu đã can đảm vượt qua nỗi sợ hãi cùng với những khó khăn khi một mình phải chạy trên con đường rừng vắng vẻ vào lúc chiều muộn để báo tin cho các chú bộ đội kịp thời cứu giúp người bị nạn. - Hiểu được giá trị và biết những việc thể hiện tình yêu thương và biết quan tâm đến người khác. - Biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình bằng cách quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ những người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình bằng cách quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ những người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài văn, biết yêu quý, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ những người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác tập đọc, trả lời các câu hỏi. - Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
  2. 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV cho HS thảo luận cặp đôi và trình - HS trình bày bày + Nói về một tấm gương trẻ em làm việc tốt mà em biết. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV đưa ra bức tranh minh họa trên màn - HS chú ý và thực hiện. hình và hỏi: + Quan sát và mô tả những gì em nhìn + Cảnh núi rừng lúc chiều tối. Có một thấy trên bức tranh? chú bộ đội biên phòng đang cầm súng đứng gác trước cổng doanh trại và một cậu bé đang chạy hối hả về phía đồn - GV nhận xét và giới thiệu vào bài. biên phòng . 2. Khám phá. - Mục tiêu: Đọc đúng và đọc diễn cảm bài văn “ Tờ báo tường của tôi”, biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện suy nghĩ nội tâm của nhân vật trong câu chuyện. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Đọc đúng. - GV đọc mẫu lần 1: Đọc diễn cảm cả bài, - HS lắng nghe cách đọc. nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. - GV hướng dẫn đọc: Đọc trôi chảy toàn - HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. cách đọc. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp. - 1 HS đọc toàn bài. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát và đánh dấu đoạn: - GV chia đoạn: 4 đoạn + Đoạn 1 : Từ đầu những bao hàng. + Đoạn 2: Người bị nạn đồn biên phòng cũng dần hiện ra. + Đoạn 3: Một chú bộ đội được cứu kịp thời. + Đoạn 4: Còn lại. - 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn - GV gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn - HS đọc từ khó. - GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: Eng, khựng lại, suýt nữa, nhá nhem tối, - 2 - 3 HS đọc câu. - GV hướng dẫn luyện đọc câu: Ngày hôm sau, / chuyện tôi báo cho các chú bộ đội biên phòng/ đến cứu người bị nạn/ lan đi khắp nơi.// 2.2. Hoạt động 2: Đọc diễn cảm.
  3. - GV đọc mẫu lần 2: Đọc diễn cảm thể - HS lắng nghe cách đọc diễn cảm. hiện được giọng của các nhân vật trong câu chuyện: + Giọng người bị nạn: thều thào, yếu ớt + Giọng chú bộ đội: trầm và ấm áp - Mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài - 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn. - GV cho HS luyện đọc theo nhóm bàn - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm (mỗi học sinh đọc 1 đoạn và nối tiếp nhau bàn. cho đến hết). - GV theo dõi sửa sai. - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. - Thi đọc diễn cảm trước lớp: + GV tổ chức cho mỗi tổ cử đại diện tham + Mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc gia thi đọc diễn cảm trước lớp. diễn cảm trước lớp. + GV nhận xét tuyên dương + HS lắng nghe, học tập lẫn nhau. 3. Luyện tập. - Mục tiêu: + Nhận biết được các sự việc qua lời kể của nhân vật. Hiểu suy nghĩ cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói của nhân vật. + Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Câu chuyện thể hiện sự dũng cảm, tấm lòng nhân hậu của cậu bé. Cậu đã can đảm vượt qua nỗi sợ hãi cùng với những khó khăn khi một mình phải chạy trên con đường rừng vắng vẻ vào lúc chiều muộn để báo tin cho các chú bộ đội kịp thời cứu giúp người bị nạn. - Cách tiến hành: 3.1. Tìm hiểu bài. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: hỏi trong SGK. Đồng thời vận dụng linh hoạt các hoạt động nhóm bàn, hoạt động chung cả lớp, hoạt động cá nhân, - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Trên con đường đến nhà bạn, cậu + Trên con đường đến nhà bạn, cậu bé bé đã nhìn thấy sự việc gì? đã nhìn thấy một người bị tai nạn đang nằm bên gốc cây. + Cậu bé có cảm xúc như thế nào khi nhìn + Nhìn thấy cảnh đó, cậu bé rất sợ hãi. thấy cảnh tượng đó? + Câu 2: Để cứu người bị nạn, cậu bé đã + Để cứu người bị nạn, cậu bé quyết làm gì? định chạy đến đồn biên phòng để báo tin. + Tìm những chi tiết miêu tả khó khăn mà + Những chi tiết miêu tả khó khăn mà cậu bé đã vượt qua? cậu bé đã vượt qua: khu rừng âm u, tiếng mấy con chim kêu “túc túc ” không ngớt, gió thổi vù vù, bàn chân đau nhói + Câu 3: Nêu cảm nghĩ của em về việc làm của cậu bé trong câu chuyện?
  4. + Là người có lòng dũng cảm và đầy tình thương yêu, sẵn sàng giúp đỡ + Câu 4: Vì sao cậu bé lại dùng từ “ yêu người bị nạn thương” đặt tên cho tờ báo tường? Chọn + Là một cậu bé thông minh câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của + Đáp án C: Vì cậu bé muốn lan tỏa em. tình yêu thương đến các bạn của mình. A. Vì cậu bé hiểu được tình yêu thương trong cuộc sống. B. Vì cậu bé làm được một việc thể hiện được tình yêu thương với người gặp hoạn nạn. C. Vì cậu bé muốn lan tỏa tình yêu thương đến các bạn của mình. - HS lắng nghe. - GV yêu cầu HS giải thích tại sao lại chọn đáp án đó. * Liên hệ giáo dục: Qua câu chuyện em học được bài học gì từ cậu bé? - Lòng dũng cảm, lòng nhân hậu, biết - GV liên hệ ở trường, ở nhà, quan tâm,giúp đỡ mọi người + Câu 5: Sắp xếp các ý dưới đây cho đúng với trình tự các sự việc trong câu chuyện? - Chú ý. - GV cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh tay nhất ” gắn thẻ chữ lên bảng - Thực hiện chơi. Đáp án: Nhìn thấy người bị nạn -> Tìm cách giúp đỡ -> Chạy đến đồn biên phòng -> Báo tin cho các chú bộ + Nêu nội dung bài? đội -> Cứu được người bị nạn. - HS nêu nội dung bài theo sự hiểu - GV nhận xét, tuyên dương biết của mình. - GV mời HS nêu nội dung bài. - HS nhắc lại nội dung bài học. - GV nhận xét và chốt: Trong cuộc sống chúng ta phải có lòng dũng cảm, lòng nhân hậu, có tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc, sẵn sàng giúp đỡ người khác ở mọi lúc, mọi nơi. 3.2. Luyện đọc lại - GV hướng dẫn HS đọc lại câu chuyện - Chú ý - Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn - 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn - Nhận xét cách đọc - Chú ý nhận xét cách đọc - Yêu cầu HS đọc trong nhóm - Đọc trong nhóm - Mời HS đọc trước lớp, đọc phân vai. - Một số HS đọc trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
  5. + Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Trong cuộc sống phải có lòng dũng cảm, lòng nhân hậu, có tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc, sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức - HS tham gia để vận dụng kiến thức như trò chơi, hái hoa, sau bài học để học đã học vào thực tiễn. sinh thi đọc diễn cảm câu chuyện - Một số HS tham gia thi đọc diễn cảm - Nhận xét, tuyên dương. - GV nhận xét tiết dạy. - Dặn dò bài về nhà. Điều chỉnh sau tiết dạy: Em hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của mình về bạn nhỏ trong bài Tiết 3: TIẾNG VIỆT Luyện từ và câu: Luyện tập về chủ ngữ của câu I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù: - Biết đặt câu có chủ ngữ là người, vật, hiện tượng tự nhiên, - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng đặt câu có chủ ngữ là người, vật, hiện tượng tự nhiên, , vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết yêu quý bạn bè và đoàn kết trong học tập. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng. - Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - HS tham gia trò chơi + Câu 1: Câu kể dùng để làm gì? + Câu kể dùng để kể, tả, giới thiệu
  6. + Câu 2: Câu hỏi dùng để làm gì? + Câu hỏi dùng để hỏi những điều mình chưa biết + Câu 3: Câu khiến dùng để làm gì? + Dùng để yêu cầu người khác thực hiện một việc nào đó + Câu 4: Câu thường gồm có mấy thành phần + 2 thành phần chính: Chủ ngữ và chính? vị ngữ - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dùng tranh minh họa hoặc dựa vào trò - HS lắng nghe. chơi để khởi động vào bài mới. - Học sinh thực hiện. 2. Luyện tập. - Mục tiêu: + Biết đặt câu có chủ ngữ là người, vật, hiện tượng tự nhiên, + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: Bài 1. Tìm chủ ngữ thích hợp thay cho bông hoa trong đoạn văn - GV mời HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1. - GV mời HS làm việc theo nhóm 4 - Các nhóm tiến hành thảo luận và đưa ra chủ ngữ thích hợp thay cho bông hoa trong đoạn văn. + Các chủ ngữ điền lần lượt là: Bầu trời, Na, Cô bé, người, Cả dãy - GV mời các nhóm trình bày và giải thích vì phố sao điền được các từ đó. - Các nhóm trình bày kết quả thảo - GV mời các nhóm nhận xét. luận, giải thích - GV nhận xét, tuyên dương - Các nhóm khác nhận xét. * GV củng cố kiến thức cho HS: Khi chọn chủ ngữ phải phù hợp với nội dung của câu văn và khi kết thúc câu viết chủ ngữ của câu tiếp theo thì chữ cái đầu câu chúng ta phải viết hoa. Bài 2: Tìm chủ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh câu. Viết các câu vào vở. - GV mời HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. - GV mời HS làm việc cá nhân, viết vào vở + HS làm bài vào vở. các câu hoàn thiện của mình a. Lan thích giúp đỡ bạn bè trong lớp. b. Con sóc nhảy nhót, chuyền từ cành này sang cành khác. - Khuyến khích học sinh tìm được nhiều từ c. Gió thổi vi vu. làm chủ ngữ điền vào câu thích hợp. - Tìm nhiều từ làm chủ ngữ a. Lan ( Mình, Tớ ) - GV thu vở chấm một số bài, nhận xét, sửa b. Con sóc ( con chim ) sai và tuyên dương học sinh. + HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. - GV nhận xét, tuyên dương chung.
  7. Bài 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu dưới đây - GV mời HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3. a. Mây đen che kín bầu trời. - Các nhóm tiến hành thảo luận và b. Cánh cổng đồn biên phòng hiện ra trước đặt câu hỏi cho bộ phậm in đậm mắt tôi. trong các câu c. Một chú bộ đội đang đứng gác trước cổng. - Yêu cầu HS tìm các bộ phận được in đậm. - Đọc các bộ phận được in đậm: Mây đen, Cánh cổng đồn biên + Các bộ phận được in đậm là thành phần nào phòng, Một chú bộ đội trong các câu đó? + Chủ ngữ. + Muốn tìm chủ ngữ trong các câu đó chúng ta cần làm gì? + Đặt câu hỏi - GV mời HS làm việc theo nhóm đôi đặt câu hỏi cho bộ phậm in đậm trong các câu đó. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, giải thích a. Cái gì che kín bầu trời? - GV mời các nhóm nhận xét. b. Cái gì hiện ra trước mắt tôi? - GV nhận xét, tuyên dương c. Ai đang đứng gác trước cổng? * GV củng cố kiến thức cho HS: Khi tìm chủ - Các nhóm khác nhận xét. ngữ là người, vật, hiện tượng chúng ta đặt câu hỏi ( ai, cái gì, con gì )và khi viết câu hỏi cuối câu phải có dấu chấm hỏi. Bài 4. Dựa vào tranh, đặt câu theo yêu cầu sau: - GV mời HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 4. - GV mời HS làm việc theo nhóm bàn - Các nhóm tiến hành thảo luận và đặt câu - GV mời các nhóm trình bày và giải thích vì - Trình bày sao điền được các từ đó. a. Chủ ngữ là danh từ chỉ người: Em bé đang cho gà ăn thóc. b. Chủ ngữ là danh từ chỉ vật: Những con gà đang ăn thóc. c. Chủ ngữ là danh từ chỉ hiện tượng: Ông mặt trời đang tỏa ánh nắng - GV mời các nhóm nhận xét. chói chang. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, giải thích - GV nhận xét, tuyên dương - Các nhóm khác nhận xét. * GV củng cố cách đặt câu có chủ ngữ là danh từ chỉ người, danh từ chỉ vật, danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên và khi viết câu đầu câu viết hoa, cuối câu phải có dấu chấm.
  8. 3. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng trò chơi “Ai - HS tham gia để vận dụng kiến nhanh – Ai đúng”. thức đã học vào thực tiễn. + GV chuẩn bị một số thẻ từ sau đó ghép các thẻ từ đó thành câu hoàn chỉnh sao cho phù hợp + Chia lớp thành 2 nhóm, của một số đại diện tham gia (nhất là những em còn yếu) + Yêu cầu các nhóm cùng nhau tìm và ghép. - Các nhóm tham gia trò chơi vận Đội nào ghép được câu đúng và nhiều câu dụng. hơn sẽ thắng cuộc. - Nhận xét, tuyên dương. (có thể trao quà, ) - GV nhận xét tiết dạy. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. - Dặn dò bài về nhà. Điều chỉnh sau tiết dạy: Rèn kĩ năng tìm chủ ngữ thông qua câu hỏi và kĩ năng đặt câu Tiết 4: TOÁN Luyện tập I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù: - Vận dụng được tính chất đó trong tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện và các bài tập toán thực tế liên quan. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tốt trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác học tập, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
  9. 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài - HS tham gia trò chơi học. + Trả lời: + Câu 1: Khi nhân một số với một tổng ta Khi nhân một số với một tổng ta có làm thế nào? thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau. + Câu 2: Khi nhân một tổng với một số ta ax(b + c) = axb + axc làm thế nào? +Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau. (a + b)xc = axc + bxc + Câu 3: Tính 4 x (6 + 7) +4 x (6 + 7) = 4 x 13 =52 + Câu 4: Tính (7+8) x 6 + (7+8) x 6 = 15 x 6= 90 - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS lắng nghe. 2. Luyện tập, thực hành. - Mục tiêu: - Vận dụng được tính chất đó trong tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện và các bài tập toán thực tế liên quan. - Cách tiến hành: Bài 1. Tính bằng hai cách (theo mẫu)? (Làm việc nhóm 2) - GV hướng dẫn học sinh làm miệng và - 1 HS nêu miệng cách làm bài mẫu kết hợp bảng con: Mẫu: 34 x 8 + 34 x2 *Cách 1: 34 x 8 + 34 x2= 272 +68 = 340 *Cách 2: 34 x 8 + 34 x2= 34 x(8 +2)=34 x 10 =340 * Cách 2 tính thuận tiện hơn. - HS lần lượt làm phiếu nhóm mỗi a) 61 x 4 + 61 x5 người 1 cách, kết hợp đọc miệng so sánh kết quả: * a) 61 x4 + 61 x 5 -Cách 1: 61 x 4 + 61 x 5= 244 x 305 = 549 -Cách 2: 61 x4 + 61 x5= 61 x( 4+5)= 61 x 9 =549 b)135 x 6 + 135 x 2 * b)135 x 6 + 135 x 2 -Cách 1: 135 x 6 + 135 x 2= 810 +270= 1080
  10. -Cách 2: 135 x 6 + 135 x 2= 135 x (6+2)= - GV nhận xét, tuyên dương. 135 x 8 = 1080 Bài 2: (Làm việc cá nhân) - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. Tính bằng cách thuận tiện. a.67 x 3 + 67 x 7 b.45 x 6 + 45 x 4 c.27 x 6 + 73 x 6 - GV gọi HS nêu cách tính nhanh và kết quả - GV cho học sinh nêu miệng nối tiếp và ghi vào vở. - 1 HS nối tiếp nêu cách tính nhanh và kết quả - Học sinh thảo luận theo bàn và nối tếp nêu cách làm và ghi vở a.67 x 3 + 67 x 7= 67x (3 + 7)= 67 x10= 670 b.45 x 6 + 45 x 4= 45x (6+4)= 45 x10= 450 c.27 x 6 + 73 x 6= (27+73) x 6= 100x 6 = 600 - HS đổi vở soát nhận xét. - Đổi vở soát theo nhóm bàn trình bày kết - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. quả, nhận xét lẫn nhau. - GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Tính (theo mẫu). Mẫu: 26 x 4 + 26 x 3 + 26 x 2 - Các nhóm làm việc theo phân 26 x 4 + 26x 3 + 26 x 2 = 26 x (4 + 3 + 2) công. = 26 x 9 - Các nhóm trình bày. = 234. + Ta chuyển thành một số nhân 1 (Làm phiếu nhóm 2 và vở) tổng 321 x 3 + 321 x 5 + 321 x 2 - Các nhóm khác nhận xét, thực hiện giải bài toán vào phiếu nhóm và vở. * GVnhận xét tuyên dương ,chốt lại cách 321 x 3 + 321 x 5 + 321 x 2 tình một số nhân 1 tổng. = 321x(3+5+2)= 321 x 10 =3 210 Bài 4/trang19- Hs làm nhóm 4 Người ta chuyển hàng để giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt. Đợt một chuyển được 3 chuyến, mỗi chuyến có 44 thùng hàng. 2 Học sinh đại diện trình bày bảng Đợt hai chuyển được 3 chuyến, mỗi lớp hay phiếu nhóm (mỗi bạn trình chuyến có 56 thùng hàng. Hỏi cả hai bày 1 cách),lớp làm vở ,đổi vở soát đợt đã chuyển được bao nhiêu thùng nêu nhận xét hàng? Tóm tắt đề nêu các bước tính đợt 1 và đợt 2, rồi tính tổng hai đợt.
  11. - GV cho học sinh đọc đề khai thác tóm Bài giải tắt đề nêu các bước giải, làm phiếu nhóm Cách 1: và vở. Đợt một chuyển được số hàng là : 44 x3 = 132 (thùng) - Mời các nhóm khác nhận xét Đợt một chuyển được số hàng là: 56 x 3 = 168 (thùng) Cả hai đợt chuyển được số hàng là: 132+168 = 300 (thùng) Đáp số : 300 thùng Cách 2 Tính xem mỗi chuyến chuyển được bao nhiêu thùng, rồi tính 3 chuyển chuyển được bao nhiêu Mỗi chuyến hai đợt chuyển được số thùng hàng là: 44+56 = 100 (thùng) Ba chuyến hai đợt chuyển được số thùng hàng là - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét. 100x 3= 300 (thùng) - GV nhận xét tuyên dương. Đáp số : 300 thùng - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. 3. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng các hình - HS tham gia để vận dụng kiến thức thức như trò chơi, hái hoa, sau bài học đã học vào thực tiễn. để học sinh nhận biết tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng - Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe để vận dụng vào thực tiễn. Điều chỉnh sau tiết dạy: Rèn kĩ năng tính nhanh Tiết 5: CÂU LẠC BỘ NGHỆ THUẬT Ôn bài hát: Ngày đầu tiên đi học ( Phối hợp với giáo viên Âm nhạc dạy) Buổi chiều: Tiết 1: KHOA HỌC Nấm ăn và nấm trong chế biến thực phẩm (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  12. 1. Năng lực đặc thù: - Khám phá được ích lợi của một số nấm men trong chế biến thực phẩm (ví dụ: làm bánh mì, ) thông qua TN thực hành hoặc quan sát tranh ảnh, video. - Nếu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về vai trò của nấm men trong đời sống sản xuất và sinh hoạt. - Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để năm chắc kiến thức. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thí nghiệm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để năm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - HS tham gia trò chơi. Quan sát hình và trả lời câu hỏi + Câu 1: Quan sát hình nấm đùi gà, mời HS + Nấm đùi gà, có phần nón hình cầu, nêu tên, mô tả về nấm. thân nhỏ dài giống như đùi gà. + Câu 2: Quan sát hình nấm mỡ, mời HS nêu + Nấm mỡ có mùi hương rất thơm, tên, mô tả về nấm. màu trắng, rất nhiều chất dinh + Câu 3: Quan sát hình nấm hương, mời HS dưỡng. nêu tên, mô tả về nấm. + Nước hương có dạng như cái ô, + Câu 4: Quan sát hình nấm kim, mời HS màu nâu nhạt. nêu tên, mô tả về nấm. + Nấm kimn hình giá đậu, có phần - GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào thân dài và rất nhỏ. bài mới. - HS lắng nghe. 2. Hoạt động: - Mục tiêu:
  13. + Khám phá được ích lợi của một số nấm men trong chế biến thực phẩm (ví dụ: làm bánh mì, ) thông qua TN thực hành hoặc quan sát tranh ảnh, video + Nếu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về vai trò của nấm men trong đời sống sản xuất và sinh hoạt. + Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học. - Cách tiến hành: Hoạt động 2: Quan sát hình 5 và đọc thông tin quy trình làm bánh mì. - GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát - HS đọc thông tin và quan sát quy quy trình làm bánh mì ở hình 5. trình làm bánh mì ở hình 5. - GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi: - HS thảo luận nhóm đôi nêu câu trả + Các nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết lời: để làm bánh mì là gì? + Các nguyên liệu là bột mì, nấm men, đường, nước ấm, vật dụng là + Em hãy nêu quy trình các bước cần thực ca, bát, cái cân bôt, đũa đồng hồ, hiện để làm bánh mì? găng tay, + Quy trình thực hiện gồm 5 bước: B1: Cho men nở, đường, nước ấm vào ca rồi khuấy đều. B2. Cho hỗn hợp vừa làm ở bước 1 vào bát bột mì và nhào kĩ. B3. Ủ bột trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 40 phút với khăn ẩm. B4. Cho bột lên mặt phẳng, tiến hành cán bột cho đến khi bột chuyển sang trạng thái mịn, dai và kéo được mỏng. Chia bột thành khối nhỏ và tạo hình phù hợp. B5. Nước bánh ở nhiệt độ khoảng từ 170oC đến 200oC trong khoảng thời + Vì sao phải nhào kĩ bột. gian từ 15 phút đến 20 phút cho đến + Vì sao phải ủ bột khoảng 30-40 phút với khi bánh chín vàng đều. khăn ẩm? - HS nêu giúp men nở thấm đều vào bột - Để đảm bảo bột không bị khô, có thơi gian giúp men nở phát huy tác dụng làm bột có độ mềm, xốp. Hoạt động 3: Thực hành - GV tổ chức thực hành cho HS. - HS tham gia thực hành theo nhóm. - GV giới thiệu về các nguyên vật liệu và - HS lắng nghe. dụng cụ đã chuẩn bị cho HS. - GV làm mẫu cho HS quan sát. - GV quan sát và hướng dẫn cho HS trong - HS tiến hành các bước thực thời gian thực hành. nghiệm từ bước 1 tới bước 3.
  14. - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thực hành: - HS Nhận xét về độ nở của bột mì Nhận xét về độ nở của bột mì trước và sau trước và sau khi ủ ở bước 3. khi ủ ở bước 3. - GV đưa ra câu hỏi: - HS lần lượt nêu câu trả lời: + Nấm men có tác dụng gì trong quy trình + Nấm men có vai trò lên men tinh làm bánh mì nêu trên? bột trong bột mig, tạo ra khí các-bô- níc giúp làm nở bánh mì. + Giai đoạn ủ ở bước 3 có tác dụng gì? + Giai đoạn ủ ở bước 3 có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho cho nấm men hoạt động và lên men có chất bột đường. + Nêu tên các sản phẩm trong hình 6 và cho - Hình 6a:bia; 6b: bánh mì; 6c: bánh biết vai trò của nấm men trong việc tạo ra bao. Nấm men hoạt động chủ yếu là các sản phẩm đó. lên men các chất bộ đường, giúp tạo ra các sản phẩm có giá trị cao. - GV gọi HS đọc to kiến thức của bài trong - HS đọc to. mục " Em đã học". 4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “Ai biết nhiều hơn” + Chia lớp thành các nhóm. Và cùng thi một lượt tổng thời gian 2 phút. + Các nhóm thi nhau đưa ra những ví vụ về - Học sinh chia nhóm và tham gia vai trò của nấm và nấm men đối với đời sống trò cơi. hằng ngày. Mỗi lần đưa ra câu đúng sẽ được nhận 1 hoa dán vào vị trí nhóm. Sau 2 phút, nhóm nào nhiều hoa nhất nhóm đó thắng cuộc. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm Điều chỉnh sau tiết dạy: Chia sẻ một số nấm đã sưu tầm Tiết 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hành vi xâm hại trẻ em. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Nhận biết được nguy cơ bị xâm hại - Thực hiện được những hành động để phòng tránh bị xâm hại - HS nhận biết được những hành vi xâm hại trẻ em: phân biệt được hành vi xâm hại thân thể, xâm hại tinh thần, xâm hại tình dục – những tổn thương mà trẻ em phải chịu đựng.
  15. - Rèn luyện và phát triển kĩ năng giao tiếp, mạnh dạn, tự tin - Tự rèn luyện kĩ năng thực hành được những hành động để phòng tránh bị xâm hại 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết thực hiện được những hành động để phòng tránh bị xâm hại - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định những hành vi xâm hại đối với trẻ em và những hậu quả của các hành động đó để phòng tránh. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Mạnh dạn trao đổi ý kiến của mình với người lớn. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng, yêu quý và cảm thông đối với những người bị xâm hại. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để phòng tránh những hành động bị xâm hại. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tự bảo vệ bản thân mình và những người xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Thông qua khởi động, học sinh nhận ra được những hành động xâm hại trẻ em - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “Xếp chữ” - GV chia lớp làm 2 đội và các tấm thẻ chữ: - Một số HS lên trước lớp thực hiện. N, Ổ, T, H, Ư , Ơ, N, T, G, Đ, Á, N, H, Đ, TỔN THƯƠNG, ĐÁNH ĐẬP Ậ, P Nhiệm vụ của các nhóm gắn tấm thẻ đó thành các từ có nghĩa. Đội nào gắn nhanh, - HS nhận xét đúng đội đó là người thắng cuộc. - GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào - HS lắng nghe. bài mới. 2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nhận biết được các hành vi xâm hại trẻ em thuộc các nhóm xâm hại thân thể, xâm hại tinh thần, xâm hại tình dục trong xã hội. + Rèn luyện và phát triển kĩ năng nhận biết các hành vi xâm hại trẻ em và hậu quả của nhứng hành vi đó. - Cách tiến hành: * Nhận biết hành vi xâm hại trẻ em - GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh từ 1 - HS quan sát thảo luận cặp đôi và – 6 trong SGK trang 54 và thảo luận nhóm mô tả, lựa chọn cụm từ chỉ hành vi
  16. đôi: + Mô tả sự việc được thể hiện qua làm tổn thương trẻ em cho phù hợp những bức tranh với từng hình ảnh + Lựa chọn cụm từ chỉ hành vi làm tổn + Tranh 1: Đánh đập thương trẻ em cho phù hợp với từng hình + Tranh 2: Lăng mạ, xúc phạm ảnh + Tranh 3: Lạm dụng sức lao động + Tranh 4: Đụng chạm cơ thể ở vùng mặc đồ bơi. + Tranh 5: Bỏ rơi, bỏ mặc + Tranh 6: Đánh đập - Trình bày - Gọi HS trình bày + Buôn bán trẻ em, bắt cóc trẻ em + Ngoài các hành vi làm tổn thương trẻ em ở trong các hình em còn biết các hành vi nào khác? - Chia sẻ những điều mình biết. + Chia sẻ thêm về những hành vi xâm hại mà các em được nghe kể, đọc hoặc đã được chứng kiến. + Nhanh trí, dũng cảm báo với + Khi thấy có biểu hiện của hành vi xâm hại người lớn hoặc công an, em cần làm gì? - HS lắng nghe. - GV nhận xét trò chơi, tuyên dương. * GV tiểu kết: Những hành vi làm tổn thương trẻ em thường được gọi là “xâm hại trẻ em” vẫn xảy ra hằng ngày. Chúng ta cần cảnh giác, quan sát để nhận biết được các hành vi đó, tự bảo vệ mình và cảnh báo mọi người. 3. Luyện tập. - Mục tiêu: + Biết phân loại các hành vi xâm hại dựa trên những tổn thương chúng gây ra cho trẻ em theo ba hình thức xâm hại. + Rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe – nói góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ. + Tự rèn luyện kĩ năng giao tiếp, mạnh dạn, tự tin. - Cách tiến hành: * Tìm hiểu hành vi xâm hại trẻ em - GV mời học sinh nêu yêu cầu hoạt động. - Học sinh đọc yêu cầu bài. - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4: - Thảo luận nhóm 4 sử dụng 6 bức + Tranh mô tả hành vi xâm hại nào? tranh ở hoạt động khám phá để thảo + Những địa điểm có nguy cơ xảy ra xâm hại luận xác định xem đó là hình thức + Thời gian có thể bị xâm hại xâm hại nào? + Những ai có thể thực hiện hành vi xâm hại + Xâm hại thân thể: Hình 1 trên? Cần lưu ý những dấu hiệu nào? + Xâm hại tinh thần: Hình 2 + Nêu suy nghĩ của em về hậu quả của + Xâm hại tình dục: Hình 4 những hành vi đó đối với trẻ em.