Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2023-2024
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_lop_4_tuan_25_nam_hoc_2023_2024.pdf
Nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2023-2024
- Tuần 25 Thứ Hai ngày 4 tháng 3 năm 2024 Buổi sáng: Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Sinh hoạt dưới cờ: Ngày hội truyền thống quê em. Tiết 2: TIẾNG VIỆT Vườn của ông tôi I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù: - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Vườn của ông tôi. - Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời trò chuyện và lời kể, lời chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bà và cháu trong câu chuyện. - Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành động, tình cảm, . - Hiểu được nội dung câu chuyện Vườn của ông tôi: Câu chuyện kể về khu vườn của người ông, qua đó thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn của cháu con đối với ông, người đã làm nên khu vườn đó. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Biết thể hiện tình nghĩa, lòng biết ơn đối với người thân cũng như mọi người xung quanh. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài đọc, biết thể hiện tình nghĩa, lòng biết ơn đối với người thân cũng như mọi người xung quanh. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác tập đọc, trả lời các câu hỏi. - Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành:
- - Gọi học sinh đọc một đoạn trong bài - Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi. Chàng trai làng Phù Ủng và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học - Học sinh lắng nghe. sinh. 2. Khám phá. - Mục tiêu: Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Vườn của ông tôi. Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời trò chuyện và lời kể, lời chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bà và cháu trong câu chuyện. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Đọc đúng. - GV đọc mẫu lần 1: Đọc diễn cảm cả bài, - HS lắng nghe giáo viên đọc. nhấn giọng ở những từ ngữ tả cảnh, từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện. - GV HD đọc: - HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn + Về giọng đọc: Đọc diễn cảm với ngữ cách đọc. điệu chung. Trầm ấm và tình cảm. Nhấn giọng ở những từ ngữ tả cảnh. um tùm, cao vút, mọc tít ở ngoài ngõ) hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện.(nhớ đến ông, tự hình dung ra ông, tưởng tượng, không thể phai nhạt, đỡ nhớ). Nhấn giọng vào những từ ngữ gợi tả, gợi cảm xúc của các nhân vật. + Về từ ngữ: Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai (xòa xuống, uốn nó xuống, lời chỉ dẫn, cây cao vút, giữa quãng cách, .) - 1 HS đọc toàn bài. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - HS theo dõi GV chia đoạn. - GV chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến cho cá ăn sung. + Đoạn 2: Tiếp theo đến như khi ông còn sống. + Đoạn 3: Tiếp theo đến khoai sọ. + Đoạn 4: Tíếp theo đến còn mãi xanh tươi. - HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp. + Đoạn 5: Phần còn lại. - GV Gọi học sinh đọc nối tiếp từng đoạn - HS đọc từ ngữ, lời giải nghĩa và một trước lớp. số từ khó. - GV hướng dẫn luyện đọc từ gữ, từ khó: lụi, hình dung, mẫu đơn, dành dành, xòa, - HS đọc câu theo hướng dẫn của GV. cao vút, ngải cứu, vun xới, - GV hướng dẫn luyện đọc câu:
- Dù chỉ hoàn toàn là những tưởng tượng/ nhưng bóng hình ông/ không thể phai nhạt/ khi vườn cây/ còn mãi xanh tươi//. Đêm giao thừa nào/ bà tôi/ cũng làm một mâm cơm cúng/ đặt lên bể nước/ để mời ông về/ vui với con cháu/ và để cho cây vườn/ đỡ nhớ.// 2.2. Hoạt động 2: Đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu lần 2: Đọc diễn cảm với ngữ - HS lắng nghe cách đọc diễn cảm. điệu trầm ấm và tình cảm. Nhấn giọng ở những từ ngữ tả, thể hiện tâm trạng cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện. - Gọi HS đọc nối tiếp các đoạn của bài đọc - 5 HS đọc nối tiếp. - GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm bàn (mỗi học sinh đọc 1 đoạn và nối tiếp bàn. nhau cho đến hết). - GV theo dõi sửa lỗi cho học sinh. - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp: + GV tổ chức cho mỗi tổ cử đại diện tham + Mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc gia thi đọc diễn cảm trước lớp. diễn cảm trước lớp. + GV nhận xét tuyên dương + HS lắng nghe, học tập lẫn nhau. 3. Luyện tập. - Mục tiêu: + Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành động, tình cảm, . + Hiểu được nội dung câu chuyện Vườn của ông tôi: Câu chuyện kể về khu vườn của người ông, qua đó thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn của cháu con đối với ông, người đã làm nên khu vườn đó. - Cách tiến hành: 3.1. Tìm hiểu bài. - Tổ chức học sinh đọc câu hỏi, thảo luận - HS thực hiện theo hướng dẫn. và trả lời. - GV hỗ trợ giúp đỡ học sinh (Gợi ý, nhắc nhở, rèn học sinh kỹ năng trả lời câu hỏi: đủ ý, rõ nội dung, tròn câu văn, ) Câu 1: Lần đầu về quê, bạn nhỏ được bà - Lần đầu về quê bạn nhỏ được bà nội nội giới thiệu cho biết về những cây nào giới thiệu cho biết về nhiều loại cây. trong vườn. Mít, nhãn, sung, chuối, cau, khế, dành dành, mẫu đơn, Câu 2: Theo em, qua lời giới thiệu của bà, - Cây nào trong vườn cũng gợi nhớ về bạn nhỏ hiểu được điều gì về vườn cây? ông; Cây trong vườn luôn gợi kỷ niệm về ông; Vườn của ông luôn được bà chăm sóc chu đáo. Vườn cây của ông luôn được bà yêu quý, giữ gìn.;
- Câu 3: Vì sao hình bóng ông không bao - Hình bóng ông không bao giờ phai giờ phai nhạt trong lòng người thân? nhạt trong lòng người thân vì vườn cây luôn xanh tốt, luôn gợi cảnh ông chăm sóc vườn cây; Vì vườn cây, ông trrồng luôn gợi hình bóng ông; Vì người thân luôn nhớ công ơn của ông: ông đã trồng nên một vườn cây xanh Câu 4: Đóng vai bạn nhỏ, nói 1 - 2 câu tốt; . nhận xét về vườn cây của ông. - Vườn của ông mình có rất nhiều cây ăn quả. Cây mít, cây sung, cây khế lúc nào cũng chi chít quả; Vườn cây của ông tớ có đủ các loại nào là cây ăn quả nào là cây bóng mát, nào là cây hoa; Cây trong vườn đều do ông tôi trồng, bà tôi bảo có những cây ông Câu 5: Nếu là bạn nhỏ trong câu chuyện, trồng khi tôi còn bé tí; em sẽ làm gì để giữ gìn vườn cây của ông - Em sẽ chăm chỉ vun xới, tưới nước được nguyên vẹn đúng như khi ông còn cho từng cây trong vườn. Sẽ tỉa cành sống? bắt sâu cho các loại cây hoa. Sẽ rào lại xung quanh để bảo vệ chúng, - GV nhận xét, tuyên dương học sinh. - HS lắng nghe. - GV yêu cầu HS suy nghĩ và nêu nội dung - HS nêu nội dung bài (theo cảm nhận chính của bài. và sự hiểu biết của mình). - GV nhận xét, kết luận nộindung chính - HS nhắc lại nội dung chính của bài của bài đọc: Câu chuyện kể về khu vườn học. của người ông, qua đó thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn của cháu con đối với ông, người đã làm nên khu vườn đó. 3.2. Luyện đọc lại. - Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và đọc - Lắng nghe hướng dẫn. mẫu. - Tổ chức học sinh luyện đọc theo nhóm. - Luyện đọc trong nhóm. - Tổ chức đọc diễn cảm trước lớp. - Đại diện nhóm đọc trước lớp. - Đánh giá, nhận xét, tuyên dương học - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. sinh. 4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Biết thể hiện tình nghĩa, lòng biết ơn đối với người thân cũng như mọi người xung quanh. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành:
- - GV tổ chức vận dụng chia sẻ, thể hiện - HS tham gia để vận dụng kiến thức tình cảm, lòng biết ơn đối với người thân đã học vào thực tiễn. cũng như mọi người xung quanh. - Một số HS tham gia chia sẻ cảm - Nhận xét, tuyên dương. nhận, thể hiện tình cảm đối với người - GV nhận xét tiết dạy. thân. - Dặn dò bài về nhà. Điều chỉnh sau tiết dạy: Viết đoạn văn thay lời bạn nhỏ nêu tình cảm, cảm xúc trước vườn cây của ông mình Tiết 3: TIẾNG VIỆT Luyện từ và câu: Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù: - Biết ý nghĩa, dấu hiệu hình thức của trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn. - Biết nhận diện trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn của một câu trong đoạn văn. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng nhận diện trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn của một câu trong đoạn văn, vận dụng bài đọc vào thực tiễn. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết yêu quý bạn bè và đoàn kết trong học tập. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng. - Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - Đọc câu văn sau và trả lời các câu - Đọc và trả lời câu hỏi: hỏi:
- - Trong lớp, em luôn chăm chú nghe + Trong lớp (bổ sung thông tin về nơi thầy, cô giảng bài. chốn) - Hôm qua, em cùng bố mẹ về quê + Hôm qua (bổ sung thông tin về thời gian) chơi. + Tìm trạng ngữ trong các câu trên. + Cho biết mỗi trạng ngữ bổ sung - Lắng nghe. thông tin gì cho câu? - Nhận xét tuyên dương. - Giới thiệu vào bài. 2. Khám phá. - Mục tiêu: + Biết ý nghĩa, dấu hiệu hình thức của trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn. + Tìm được trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn của một câu trong đoạn văn. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: * Tìm hiểu về trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn. Bài 1: - Gọi học sinh đọc nội dung bài tập 1, - Đọc bài tập, xác định yêu cầu: Bài tập xác định yêu cầu. yêu cầu tìm trạng ngữ trong mỗi câu và cho biết trạng ngữ bổ sung thông tin gì cho câu. - Hướng dẫn học sinh thực hiện bài - Học sinh làm việc cá nhân sau đó trao đổi tập. nhóm đôi để thống nhất kết quả. - Lắng ghe. - Nhận xét, kết luận, tuyên dương học sinh. - Đọc và nêu yêu cầu bài tập (Đặt câu hỏi Bài 2. cho mỗi trạng ngữ ở bài tập 1) - Gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập - Theo dõi hướng dẫn mẫu và thực hiện bài - Hướng dẫn mẫu cho học sinh: tập theo nhóm đôi. (Khi nào/Bao giờ) các loài hoa đua + (Ở đâu) đàn trâu đang thung thăng gặm nhau khoe sắc? cỏ? Hoặc có thể đặt câu hỏi theo cách: + (Khi nào/Bao giờ) hoa ban nở trắng núi Các loài hoa đua nhau khoe sắc (Khi rừng Tây Bắc? nào/Bao giờ)? + (Ở đâu) bà đã trồng một hàng cau thẳng tắp? - Học sinh trình bày kết quả.
- - Gọi học sinh trình bày. Nhận xét, kết luận, tuyên dương học sinh. - Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức. - Giáo viên kết luận kiến thức về trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn qua nội dung bài tập và ghi nhớ. + Trạng ngữ chỉ thời gian bổ sung thông tin về thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu; trả lời câu hỏi Khi nào? Bao giờ? + Trạng ngữ chỉ nơi chốn bổ sung thông tin về địa điểm diễn ra sự việc - Đọc nội dung ghi nhớ. nêu trong câu; trả lời câu hỏi Ở đâu? - Gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ. 3. Luyện tập. - Mục tiêu: + Tìm được trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn của một câu trong đoạn văn. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: Bài 3. Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong đoạn văn, xếp vào nhóm thích hợp. - Đọc và nêu yêu cầu của bài tập. - Gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập. - Giáo viên giải nghĩa từ “Tháng Chạp” tháng 12 âm lịch. - Học sinh làm bài tập theo nhóm đôi (trên - Cho học sinh làm bài tập. phiếu học tập) Trạng ngữ chỉ Trạng ngữ chỉ nơi thời gian chốn Tháng Chạp, Vào Ở góc vườn, Khắp ngày Tết gian phòng - Trình bày kết quả hoạt động. - Gọi học sinh trình bày, giáo viên nhận xét kết luận. Bài tập 4: Tìm trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn thay cho ô vuông. - Nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh - Lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn. thực hện (Hoạt động theo nhóm thi đua tìm các trạng ngữ phù hợp thay cho dấu “,” ở mỗi câu, nhóm nào tìm được nhiều trạng ngữ trong thời gian quy định sẽ chiến thắng) - Trình bày kết quả hoạt động. - Yêu cầu các nhóm trình bày. a) Trên cành cây, trong vòm cây, trong vườn, ngoài vườn, trên bầu trời, mùa xuân, .bầy chim hót líu lo.
- b) Mùa hè, vào ngày hè, tháng sáu, trên sân trường, .hoa phượng nở đỏ rực. c) Sáng sớm, buổi sáng, trên sông, lúc hoàng hôn, đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi. - Học sinh lắng nghe. - Nhận xét, tuyên dương học sinh. Bài tập 5: Hỏi đáp về thời gian và nơi chốn. - Yêu cầu học sinh quan sát, đọc phần - Quan sát, đọc mẫu hướng dẫn. mẫu hướng dẫn. - Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện. - Lắng nghe hướng dẫn. + Cần đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?, Ở đâu? + Bộ phân trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu? Phải đứng ở vị trí đầu câu, giữ chức năng là trạng ngữ (chỉ thời gian, nơi chốn) - Tổ chức học sinh thực hiện. - Học sinh thảo luận, thực hiện nhóm đôi theo hình thức hỏi - đáp. Ví dụ: + HS1: Khi nào chúng ta được thêm một tuổi mới? + HS 2: Vào Tết Nguyên Đán, chúng ta được thêm một tuổi mới. + HS 1: Ở đâu người ta lưu giữ những tài liệu, hiện vật cổ? + HS 2: Trong bảo tàng, người ta lưu giữ những tài liệu, hiện vật cổ. - Gọi học sinh thực hiện trước lớp. - Học sinh trình bày trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương học sinh. 4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học về trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng trò chơi (Truyền điện). + GV chuẩn bị một số câu văn. + Chia lớp thành 2 nhóm. + GV bắt ngẫu nhiên một câu văn, - HS nghe hướng dẫn và tham gia trò chơi các thành viên hai nhóm sẽ luân phiên để củng cố, vận dụng kiến thức. tìm trạng ngữ phù hợp cho câu văn
- đó, đến lượt nhóm nào mà không tìm được hoặc tìm trạng ngữ không phù hợp sẽ thua ở lượt chơi đó. - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. cuộc - GV nhận xét tiết dạy. - Dặn dò bài về nhà. Điều chỉnh sau tiết dạy: Rèn kĩ năng tìm thành phần trạng ngữ của câu Tiết 4: TOÁN Số lần xuất hiện của một sự kiện I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù: Kiểm đếm được số lần lặp lại của một khả năng xảy ra (nhiều lần) của một sự kiện khi thực hiện (nhiều lần) thí nghiệm, trò chơi đơn giản. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tốt trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác học tập, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bộ đồ dùng dạy học toán 4. - Xúc xắc. Bóng hoặc bút, viên bi màu với 2 loại màu khác nhau. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: Cho học sinh quan sát biểu đồ và trả lời Học sinh thực hiện. các câu hỏi.
- - Có 4 bạn (An, Mai, Nam, Việt) - Bạn Việt. - Tháng 10/2023 có bao nhiêu bạn đạt - Bạn Nam. điểm tốt, đó là những bạn nào? - Trung bình mỗi bạn có 5 lần đạt điểm - Bạn nào có só lần đạt điểm tốt cao tốt (6 + 4 + 3 + 7) : 4 = 5 (lần) nhất? - Bạn nào có số lần đạt điểm tốt thấp - Học sinh lắng nghe. nhất? - Trung bình mỗi bạn có bao nhiêu lần đạt điểm tốt? - Nhận xét tuyên dương học sinh - Giới thiệu vào bài mới. 2. Khám phá: - Mục tiêu: Kiểm đếm được số lần lặp lại của một khả năng xảy ra (nhiều lần) của một sự kiện - Cách tiến hành: - Tổ chức cho học sinh quan sát tranh - Học sinh quan sát bức tranh và mô tả. phần khám phá và mời học sinh nói - Trong tranh có vòng quay đỏ - vàng. (mô tả) những gì thấy được trong bức Với 2 phần màu đỏ, 2 phần màu vàng xếp tranh. xen kẻ nhau và một cái mũi tên. Ngăn giữa các phần có một cái đinh để bảo vệ mũi tên sẽ không chỉ vào khoảng cách giữa 2 phần cạnh nhau. - Bạn Việt có vẻ vừa thực hiện một vòng quay Nam đang ghi chép gì đó? - Các bạn đang làm gì? - Trong tranh bạn Việt lần lượt thực hiện 20 lần quay. Bạn Nam quan sát xem khi chiếc vòng quay dừng lại thì mũi tên chỉ vào phần màu nào rồi ghi - Có hai sự kiện có thể xảy ra: Mũi tên lại kết quả vào vở. dừng lại ở phần màu vàng Và mũi tên - Theo em có mấy sự kiện có thể xảy ra dừng lại ở phần màu đỏ. khi quay vòng quay ? - Có 9 lần phần mũi tên dừng ở phần màu đỏ. - Tổ chức cho học sinh quan sát và đọc - Có 11 lần phần mũi tên dừng ở phần kết quả bảng thống kê kiểm đếm của màu xanh. bạn Nam.
- - Học sinh lắng nghe. Giáo viên kết luận: Như vậy có 9 lần mũi tên dừng lại ở phần màu đỏ và 11 lần mũi tên dừng lại ở phần màu vàng. 3. Thực hành. Bài tập 1: - Quan sát tranh minh họa bài tập 1 và - Quan sát tranh và trả lời: Có 2 sự kiện hãy cho biết các sự kiện có thể xuất có thể xảy ra. Rô-bốt lấy được 1 quả bóng hiện khi Rô-bốt lấy 1 quả bóng từ trong màu xanh và Rô-bốt lấy được 1 quả bóng chiếu hộp ? màu vàng. - Học sinh hực hành (theo nhóm 4) lấy 1 - Tổ chức học sinh thực hành: Lấy 1 quả bóng ra khỏi hộp, quan sát màu, ghi quả bóng ra khỏi hộp, quan sát màu, ghi lại kết quả vào bảng kiểm đếm lại kết quả vào bảng kiểm đếm rồi trả Bóng xanh lại bóng vào hộp thực hiện 10 lần như Bóng vàng vậy. - Các nhóm trình bày. Chia sẻ kết quả hoạt động. - Mời Các nhóm chia sẻ kết quả hoạt động. + Có bao nhiêu lần lấy được bóng xanh? Có bao nhiêu lần lấy được bóng vàng? + Sự kiện nào xuất hiện nhiều lần hơn? - Học sinh nhắc lại: Chẵn x lẻ = chẵn, Bài tập 2: Giúp thỏ di chuyển bằng lẻ x chẵn = chẵn, chẵn x chẵn = chẵn, cách gieo hai xúc xắc và tính tích số lẻ x lẻ = lẻ. chấm ở các mặt trên của xúc xắc. - Có hai sự kiện có thể xảy ra là: Nhận - Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách được tích là số chẵn và nhận được tích là nhận biết số chẵn, số lẻ. số lẻ. - Học sinh thực hành theo nhóm: Gieo - Các sự kiện nào có thể xuất hiện khi xúc xắc, tính tích số chấm ở các mặt trên ta gieo hai xúc xắc và tính tích số chấm của xúc xắc và ghi lại kết quả. ở các mặt trên của xúc xắc ? - gáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh thực hành. - Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động 4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
- + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng các cho - HS tham gia thực hành. học sinh thực hành lấy các viên bi xanh, đỏ trong hộp và ghi lại kết quả kiểm đếm số lần xuất hiện của bi xanh và bi vàng. - HS lắng nghe để vận dụng. - Nhận xét, tuyên dương. Điều chỉnh sau tiết dạy: Xem video bài tập và trả lời câu hỏi Tiết 5: CÂU LẠC BỘ NGHỆ THUẬT Ôn bài hát: Nâng cánh ước mơ ( Phối hợp với giáo viên Âm nhạc dạy) Buổi chiều: Tiết 1: KHOA HỌC Chế độ ăn uống cân bằng (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Nhận xét được bữa ăn có cân bằng, lành mạnh không dựa vào Tháp dinh dưỡng của trẻ em và đối chiếu với thực tế bữa ăn trong ngày ở nhà, ở trường. - Rèn luyện thói quen thực hiện chế dộ ăn uống cân bằng. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện chế độ ăn uống cân bằng theo nội dung bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để năm chắc kiến thức. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm về chế độ ăn uống cân bằng 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập, phối hợp với gia đình thực hiện chế độ ăn uống cân bằng. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để năm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Khởi động: Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung. - Cách tiến hành: HĐ 2.3. Làm việc cả lớp GV mời HS trả lời các câu hỏi: HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ + Những thức ăn đồ uống nào chứa nhiều trả lời đường cần ăn ít, chứa nhiều muối cần ăn + Các loại thực phẩm có chứa hạn chế? nhiều đường như bánh kẹo, sữa có đường, nước ngọt, cần ăn ít, các thức ăn chứa nhiều muối như thức ăn nhanh, đồ hộp, đồ ăn vặt, chứa nhiều muối cần ăn hạn chế. + Những thức ăn nào không cần sử dụng + Thức ăn không cần sử dụng thêm gia vị chấm khi ăn? thêm gia vị chấm khi ăn: rau củ xào, thịt xào, +Thói quen ăn uống hằng ngày của em đã + HS tự trình bày, nhận xét, bổ lành mạnh chưa? Vì sao? sung + Em cần thay đổi gì để các bữa ăn lành mạnh? + HS nêu GV nhận xét, khen ngợi - GV mời HS đọc thông tin bổ sung + HS đọc thông tin bổ sung HĐ 2.4. Làm việc cá nhân GV yêu cầu HS thực hiện theo các câu hỏi trong SGK + Liệt kê các thức ăn, đồ uống em đã ăn HS đọc và thực hiện theo yêu hai ngày gần đây ở nhà, ở trường theo gợi cầu ý sau: HS trình bày, nhận xét GV mời một vài em trình bày, soi bài làm HS đối chiếu, cho ý kiến của em đó. + Dựa vào sơ đồ “Tháp dinh dưỡng” đối chiếu với các bữa ăn trong 2 ngày ở trên
- và nhận xét các bữa ăn trong ngày đã cân HS nêu, bạn khác nhận xét, bổ bằng, lành mạnh chưa vì sao? sung + Em cần thay đổi điều gì về thói quen ăn uống để các bữa ăn cân bằng lành mạnh và có lợi cho sức khỏe? HS trả lời cá nhân theo hiếu Tổng kết: biết: Qua các nội dung, em cho biết: Để đảm + Ăn đủ bữa và: bảo chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh + Phối hợp nhiều loại thức ăn cần làm gì? + Ăn rau xanh, quả chín và uống đủ nước. + Sử dụng hợp lí thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. + GV nhận xét, tuyên dương. + Sử dụng ít muối và đường GV mời một vài em nhắc lại. 4. Vận dụng trải nghiệm. Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: GV tổ chức trò chơi “Tâm sự cùng hoa” + GV chuẩn bị một số hoa bằng giấy màu. + Chia lớp thành các nhóm. Và cùng thi Học sinh lắng nghe yêu cầu trò một lượt trong thời gian 2 phút. chơi. + Các nhóm thi nhau đưa ra những thức ăn mình cần bổ sung để có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Sau 2 phút, nhóm nào có - HS tham gia trò chơi nhiều bạn được lên nhóm đó thắng cuộc. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Điều chỉnh sau tiết dạy: Trình bày khẩu phần ăn của mình đã chuẩn bị trước ở nhà Tiết 2: HOẠC ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Hoạt động giáo dục theo chủ đề:Kết nối những người sống quanh em. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Nêu được một số hoạt động kết nối cộng đồng được tổ chức tại địa phương và ý nghĩa của những hoạt động đó. - Đề xuất được những ý tưởng tổ chức hoạt động cộng đồng của mình.
- - Tự rèn luyện kĩ năng trình bày ý kiến cá nhân khi tham gia hoạt động nhóm, qua đó góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự tin tham gia các hoạt động với tập thể, cộng đồng. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết lập kế hoạch, thể hiện ý tưởng về các hoạt động kết nối cộng đồng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi ý kiến cá nhân, góp ý cùng bạn trong giao tiếp, hợp tác. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè, những người xung quanh. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện tham gia các hoạt động chung vì cộng đồng. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Thông qua khởi động, học sinh nhận ra được niềm tự hào và sẵn sàng chia sẻ với cộng đồng trong các hoạt động chung. - Cách tiến hành: - GV tổ cho học sinh nghe và vận động - Học sinh nghe và vận động theo nội theo bài hát “Việt Nam ơi” – Sáng tác: dung bài hát. Minh Beta. - GV tổ chức cho học sinh trao đổi ý kiến - HS chia sẻ ý kiến cá nhân. cá nhân qua nội dung, hình ảnh của bài hát. + Hình ảnh đất nước ta như thế nào qua bài + Hình ảnh đất nước Việt Nam tươi hát. đẹp từ vùng đồng bằng tới miền núi hay nơi hải đảo xa xôi. + Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên bài hát còn thể + Ngoài vẻ đẹp về thiên nhiên bài hát hiện điều gì về con người Việt Nam. còn thể hiện vẻ đẹp về tinh thần đoàn kết, đồng lòng, chung tay của mỗi người dân Việt Nam. - GV nhận xét, tuyên dương học sinh và - HS lắng nghe. dẫn dắt vào nội dung bài mới. 2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nêu được (nhận diện) một số hoạt động kết nối cộng đồng được tổ chức tại địa phương và ý nghĩa của những hoạt động đó.
- + Rèn luyện và phát triển kĩ năng trình bày ý kiến cá nhân góp phần phát triển năng lực giao tiếp và năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho học sinh quan sát tranh - Học sinh quan sát tranh (hoặc xem minh họa (hoặc kết hợp xem video ngắn) video) về một số hoạt động kết nối cộng đồng như: hoạt động vệ sinh môi trường, dọn dẹp cảnh quan, hoạt động lễ hội, - Tổ chức cho học sinh trao đổi về những hoạt động mà các em đã quan sát được. - Học sinh tham gia chia sẻ ý kiến cá nhân: Ví dụ: Em thấy các bạn và mọi người đang tham gia vệ sinh môi trường, trường lớp; mọi người đang tham gia lễ hội; mọi người cùng tham - GV tổ chức cho học sinh chia sẻ về những gia quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ hoạt động kết nối cộng đồng ở địa phương lụt; mà em biết. Theo một số gợi ý: - Học sinh hoạt động theo nhóm 4, thảo luận, chia sẻ theo gợi ý của giáo + Hoạt động đó là hoạt động gì? viên. - Đại diện học sinh trình bày kết quả: Ví dụ: + Hoạt động đó được tổ chức ở đâu? - Hoạt động quyên góp sách cũ, đồ dùng học tập ủng hộ các bạn vùng bị + Có những ai tham gia? lũ lụt, vùng khó khăn. + Hoạt động đó tổ chức nhằm mục đích gì? - Được tổ chức tại trường do Liên đội trường phát động và tổ chức. - Thầy cô và học sinh toàn trường. + Thái độ (tinh thần) của mọi người như - Giúp đỡ các bạn học sinh vùng bị lũ thế nào khi tham gia hoạt động đó? lụt, các bạn học sinh có hoàn cảnh - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học khó khăn. sinh. - Rất hào hứng, vui vẻ. - GV kết luận nội dung qua hoạt động: Mỗi địa phương đều có những hoạt động cộng - Lắng nghe. đồng đặc trưng. Những hoạt động này giúp mọi người gắn kết với nhau hơn và tạo ra cơ hội để thể hiện tinh thần trách nhiệm với xã hội của mỗi cá nhân. 3. Luyện tập. - Mục tiêu: + Biết đề xuất được những ý tưởng tổ chức hoạt động cộng đồng của mình. + Rèn luyện kĩ năng trình bày ý kiến cá nhân tham gia, tổ hoạt động nhóm, qua đó góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp, hợp tác. - Cách tiến hành:
- * Hoạt động 1: Đề xuất các hoạt động kết nối cộng đồng. - Gọi học sinh đọc yêu cầu hoạt động. - Học sinh đọc yêu cầu. - Gợi ý học sinh một số hoạt động: - Lắng nghe GV gợi ý. + Góp sách cho tủ sách cộng đồng. + Thu gom rác vệ sinh môi trường nói sinh sống. (Giáo viên khuyến khích học sinh tự nêu các ý tưởng hoạt động) - Tổ chức, gợi ý học sinh thảo luận nhóm - Học sinh thảo luận nhóm: Đề xuất để đề xuất các ý tưởng và cách thực hiện các ý tưởng, cách thực hiện hoạt động các hoạt động đã đề xuất. đã đề xuất (Học sinh có thể trình bày + Tên ý tưởng (hoạt động) ý tưởng của cá nhân, nhóm theo hình + Nội dung của hoạt động: Mục đích, ý thức viết, vẽ sơ đồ, ) nghĩa của hoạt động. + Đối tượng tham gia hoạt động. + Phương tiện, chuẩn bị để thực hiện. + Cách thức thực hiện hoạt động, - Giáo viên theo dõi, kiểm tra, hỗ trợ học sinh thực hiện hoạt động. Hoạt động 2. Chia sẻ với bạn về ý tưởng hoạt động kết nối cộng đồng của mình. - GV tổ chức các nhóm cùng nhau chia sẻ - Các nhóm trình bày, chia sẻ. về ý tưởng hoạt động kết nối cộng đồng của nhóm đã thảo luận. - GV gợi ý, hướng dẫn học sinh tham gia - Học sinh tham gia ý kiến, chia sẻ, góp ý để hoàn thiện ý tưởng các hoạt động góp ý để hoàn thiện các ý tưởng về của học sinh: hoạt động của nhóm mình. + Hoạt động có phù hợp hay chưa? + Khâu chuẩn bị, tổ chức có đảm bảo (về thời gian, địa điểm, an toàn, ) + Cách thực hiện có phù hợp không? - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm bổ - GV kết luận qua hoạt động: Khi đã có ý sung. tưởng, kế hoạch hoạt động cụ thể chúng ta có thể bắt tay vào kêu gọi cộng đồng: đặc biệt lưu ý tìm sự cổ vũ, hỗ trợ của người thân, các cá nhân có uy tín trong cộng đồng để thực hiện ý tưởng đạt được hiệu quả. 4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- - Cách tiến hành: - GV gọi học sinh đọc yêu cầu và hướng - HS đọc yêu cầu. dẫn học sinh về nhà cùng với người thân: - Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu Chia sẻ với những người sống xung quanh cầu để về nhà ứng dụng. về ý tưởng kết nối cộng đồng của em. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm Điều chỉnh sau tiết dạy: Em cần làm gì để kết nối giữa cá nhân mình với các bạn bè trong lớp, trong trường Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Duy trì quan hệ bạn bè (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Nhận biết được cách đơn giản để duy trì quan hệ bạn bè. - Có quan hệ tốt với bạn bè ở trường học và làng xóm, khối phố. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn qua việc thể hiện được mối quan hệ bạn bè. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ tự học, giao tiếp và hợp tác;. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: trước những tình huống liên quan tới việc duy trì quan hệ bạn bè. - Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, có kĩ năng duy trì quan hệ bạn bè. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Yêu mến, kính trọng, biết ơn bạn bè. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để nắm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm trong mối quan hệ bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “ai nhanh, ai đúng” - HS lắng nghe luật chơi. để khởi động bài học. Em hãy nêu các từ khoá để duy trì quan hệ bạn bè? - HS tham gia chơi bằng cách xung phong thi nhau trả lời nhanh.