Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2023-2024
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_lop_4_tuan_3_nam_hoc_2023_2024.docx
Nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2023-2024
- TUẦN 3 Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2023 Buổi sáng: Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Sinh hoạt dưới cờ: Nụ cười lan toả niềm vui Tiết 2: TIẾNG VIỆT Đọc: Thằn lằn xanh và tắc kè I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Đọc đúng và đọc diễn cảm bài Thằn lằn xanh và tắc kè, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài. - Nhận biết được bối cảnh, diễn biến của các sự việc qua lời kể của tác giải câu chuyện. Hiểu suy nghĩ cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói nhân vật. Hiểu điều tác giả mốn nói qua bài đọc: Mỗi loài vật đều có những đặc tính riêng với một môi trường sống phù hợp với những đặc điểm đó. - Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi người, biết trân trọng môi trường sống; biết chia sẻ để hiểu hơn về bản thân mình và những người xung quanh. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, yêu thương và bảo vệ các loại động vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, máy chiếu - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Mở đầu: - GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận - HS nối tiếp trả lời. nhóm đôi về thói quen, môi trường sống điển hình của lạc đà, chim cánh cụt, cú. - GV gọi HS chia sẻ. - HS chia sẻ - GV giới thiệu- ghi bài. -HS lắng nghe, ghi bài. 2. Hình thành kiến thức: a. Luyện đọc: - GV gọi HS đọc mẫu toàn bài. - HS đọc. - Bài chia làm mấy đoạn? - HS trả lời. -GV nhận xét, chốt lại: Bài chia làm 4 -HS theo dõi. đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu đến thằn lằn xanh. + Đoạn 2: Tiếp đó đến đói quá rồi! + Đoạn 3: Tiếp đó đến Mình đói quá rồi! + Đoạn 4: Còn lại. - Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết - HS đọc nối tiếp. hợp luyện đọc từ khó, câu khó (thằn lằn,
- thầm nghĩ, bụi cỏ, làm sao, đổi lại, trở lại, ) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải - HS lắng nghe nghĩa từ. - Hướng dẫn HS đọc: + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Mình không thể bò trên tường/ giống như tắc kè,/cũng không thể kiếm ăn/ theo cách của tắc kè. Thằn lằn xanh/ trở về với cái cây của mình/ và thích thú đi kiếm ăn/ vào ban ngày. + Nhấn giọng ở một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của tnhân vật: Ồ, một người bạn mới!; Tớ chán những bức tường lắm rồi.; Mới nghĩ thế mà tớ đã thấy vui làm sao!; Mình đói quá rồi! - Cho HS luyện đọc theo nhóm 3. - HS luyện đọc theo phân vai nhân vật. - Cho HS đọc toàn bài trước lớp. - 1 -2 HS đọc. b. Tìm hiểu bài: - GV hỏi: Thằn lằn xanh và tắc kè đã tự - HS trả lời. giới thiệu những gì trong lần đầu gặp gỡ? - GV nhận xét, kết luận: Các bạn đã tự -HS lắng nghe. giới thiệu tên và tập tính của mình. - Yêu cầu thảo luận theo cặp: Vì sao hai - HS thảo luận và chia sẻ bạn muốn đổi cuộc cho nhau? - Hai bạn đã nhận ra điều gì khi thay đổi - HS trả lời môi trường sống của mình? - Các bạn đã cảm thấy thế nào khi quay - HS trả lời. lại cuộc sống trước đây của mình? -Tìm đọc đoạn văn trong bài có nội dung - HS nêu nối tiếp. ứng với mỗi ý trong sách học sinh. - GV kết luận, khen ngợi HS. - HS lắng nghe a. Thế là hai bạn quyết định đổi cuộc sống cho nhau đến về cuộc sống. b. Thằn lằn xanh nhận ra đến quá rồi! c. Trong khi đó đến quá rồi! 3. Luyện tập, thực hành: - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm - HS lắng nghe - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS - HS thực hiện thi đọc. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. 4. Vận dụng: - Khi con người bắt các động vật hoang dã - HS trả lời. nhốt chúng vào trong một không gian nhỏ,
- hẹp thì môi trường sống đó có thực sự phù hợp với các con vật không? - Nhận xét tiết học. -HS lắng nghe. - Tìm hiểu thêm về thói quen và tập tính - HS lắng nghe, thực hiện. của một số loại động vật em thích. Điều chỉnh sau tiết dạy: - Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về sự khó khăn khi 2 bạn đổi cuộc sống cho nhau và từ đó rút ra bài học Tiết 3: TIẾNG VIỆT Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Nhận diện và phân loại một số nhóm danh từ theo đặc điểm về nghĩa. - Nói và viết được câu văn sử dụng danh từ. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, máy chiếu, phiếu học tập - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Mở đầu: - GV hỏi: Danh từ là gì? Đặt 1 câu có sử - 2-3 HS trả lời dụng danh từ đã học. - Nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài – ghi bài 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc - Bài yêu cầu làm gì? - HS trả lời (Tìm danh từ chỉ thời gian, con vật, cây cối trong đoạn văn dưới đây) - GV yêu cầu thảo luận nhóm 2 - HS thảo luận và thống nhất đáp án - GV mời HS đại diện nhóm phát biểu - HS trả lời. - GV cùng HS nhận xét. -HS lắng nghe. +Danh từ chỉ thời gian: đêm đêm, ngày. +Danh từ chỉ con vật: vành khuyên. +Danh từ chỉ cây cối: lá, bưởi, cỏ. -Yêu cầu HS tìm thêm danh từ chỉ thời - HS chia sẻ nối tiếp. gian, con vật, cây cối trong bài Thăn lằn xanh và tắc kè. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - HS nêu
- - Tổ chức HS chơi trò chơi Xì điện tìm tiếp - HS tham gia chơi. các danh từ chỉ nguời cho mỗi nhóm. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe + Trong gia đình: bố, ông, bà, anh, chị, em, +Trong trường học: học sinh, cô giáo, bạn bè, hiệu trưởng, + Trong trận bóng đá: cầu thủ, thủ môn, tiền đạo, trung vệ, trọng tài, Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - HS đọc - Cho HS làm bài cá nhân: Tìm từ điền vào - HS làm bài vào nháp. chỗ trống, đọc lại câu để kiểm tra. - Tổ chức cho HS nêu kết quả điền từ và - HS chia sẻ. nhận xét, chỉnh sửa câu: nắng, mây, gió, chớp, sấm, mưa. Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - HS đọc. -Yêu cầu HS viết câu vào vở. - HS thực hiện. -Tổ chức HS chia sẻ, nhận xét và chỉnh sửa - HS chia sẻ. câu. - GV tuyên dương HS đặt câu văn hay, sáng -HS lắng nghe. tạo. 3. Vận dụng: - Yêu cầu HS cùng người thân thi tìm - HS thực hiện nhanh danh từ thuộc 2 nhóm (danh từ chỉ động vật hoang dã, danh từ chỉ cây ăn quả). Điều chỉnh sau tiết dạy: Tìm những danh từ chung và danh từ riêng nói về trường tiểu học Đại Lai Tiết 3: TOÁN Giải bài toán có ba bước tính I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Nhận biết và nắm được cách giải bài toán có ba bước tính (phân tích tóm tắt đề bài, tìm cách giải, trình bày bài giải) - Vận dụng giải được các bài toán thực tế có ba bước tính. - Biết cách diễn đạt, trình bày bài giải liên quan đến ba bước tính. * Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
- * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, máy chiếu. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Mở đầu: - GV yêu cầu HS quan sát tranh, hỏi: - HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ. + Tranh vẽ gì?( Tranh vẽ các cô chú đang trồng cây) + Hai bạn Việt và bạn Nam nói chuyện gì với nhau? ( Hai bạn đang nói tới số cây của mỗi đội (3 đội) + Trong toán học, ta làm thế nào để biết được số cây trồng của cả ba đội? (Câu hỏi mở) - GV giới thiệu- ghi bài - Quan sát 2. Hình thành kiến thức: - Theo các em muốn giải được bài toán này - HS trả lời. ta làm thế nào? (Ta phải biết được số cây của mỗi đội) + Đội 1 trồng được bao nhiêu cây? (Đội 1 trồng được bao 60 cây) + Muốn biết đội 2 trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào? ( Thêm 20 cây vào số cây của đội 1 sẽ được số cây của đội 2.) + Vậy ta làm phép tính gì? ( Ta làm phép tính cộng, lấy 60 +20 = 80 cây.) + Muốn biết đội 3 trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào? ( Bớt 10 cây vào của đội 2 sẽ được số cây của đội 3). + Ta làm tính gì ? ( Ta làm phép tính trừ, lấy 80 - 10 = 70 cây.) + Cuối cùng ta làm gì ? Tính như thế nào ?( Tìm tổng số cây của cả ba đội trồng được: Làm tính công: 60 +80 + 70 = 210 cây) - Đưa sơ đồ tóm tắt bài toán như SGK lên - HS nhìn tóm tắt nêu lại đề bài bảng. toán. - Mời 1 HS lên bảng thực hiện. HS dưới lớp làm nháp. Bài giải: Số cây đội Hai trồng được là: 60 + 20 = 80 (cây) Số cây đội Ba trồng được là: 80 – 10 = 70 (cây)
- Số cây cả ba đội trồng được là: 60 + 80 + 70 = 210 (cây) Đáp số: 210 cây - YC hs thảo luận cặp nêu các bước giải bài toán này. - GV chốt: Ta có thể tính theo ba bước - Thảo luận - nêu - Tìm số cây của đội Hai - Tìm số cây của đội Ba - Tìm số cây của ba đội - Yêu cầu HS lấy ví dụ. - HS nêu. (Tổ Một vẽ được 10 bức tranh, tổ Hai vẽ được nhiều hơn tổ Một 5 bức tranh, tổ Ba vẽ được ít hơn tổ Hai 3 bức tranh. Cả ba tổ vẽ được bao nhiêu bức tranh?) - GV khuyến khích HS lấy thêm nhiều ví dụ ở dạng toán giải bài toán có ba bước tính. 3. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc bài toán. - HS đọc. - Bài toán cho chúng ta biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Tóm tắt: - Cho HS thảo luận, làm bài vào bảng nhóm - Thực hiện làm bài nhóm 4 - Yêu cầu HS chia sẻ. Bài giải: - HS chia sẻ, nhận xét, chữa bài Số tiền mua 5 quyển vở là: 8 000 x 5 = 40 000 (đồng) Số tiền mua hai hộp bút là: 25 000 x 2 = 50 000 (đồng) Số tiền phải trả tất cả là: 40 000 + 50 000 = 90 000 (đồng) Đáp số: 90 000 đồng - GV nhận xét chung, tuyên dương HS. - Lắng nghe Bài 2. - Gọi HS đọc bài toán. - HS đọc. + Bài toán cho chúng ta biết gì? - HS trả lời + Bài toán hỏi gì? - Cho HS làm bài CN vào vở, chia sẻ. - HS làm bài vào vở, chia se Bài giải: Số túi táo là: 40 : 8 = 5 (túi) Số túi cam là: 36 : 6 = 6 (túi) Số túi cam nhiều hơn số túi táo là: 6 – 5 = 1 (túi)
- Đáp số: 1 túi 4. Vận dụng: + Em hãy tính nhanh đáp số bài toán: + Bạn Nam có 10 viên bi. Bạn Tú có nhiều - HS thảo luận hơn bạn Nam 4 viên bi. Bạn Sơn có nhiều - Chia sẻ hơn bạn Tú 3 viên bi. Hỏi cả ba bạn có bao nhiêu viên bị ? (Đáp số: 41 viên bi) - Nhận xét giờ học - Lắng nghe Điều chỉnh sau tiết dạy: Không Tiết 5: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Ôn tập về danh từ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Kiến thức: - HS ôn tập về danh từ. Vận dụng làm bài tập. - Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống. * Năng lực: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Một số bài tập, máy chiếu - HS: vở ô ly III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: Lớp hát Luyện tập - Giáo viên chiếu bài tập lên bảng, học sinh làm vào vở. GV cùng HS nhận xét, đánh giá kết quả. Câu 1. Gạch dưới các danh từ trong câu sau: a. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền ga, thì công ti điện và ga sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi. b. Ánh trăng vừa thực vừa hư Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào. c. Hạt mưa tinh nghịch lắm Thi cùng với ông Sấm Gõ thùng với trẻ con Ào ào trên mái tôn. Câu 2. Tìm 5 danh từ chỉ người và vật cho mỗi nhóm: Trong bệnh viện Trong nhà hàng Trong siêu thị Câu 3. Viết các danh từ có thể điền vào chỗ chấm trong mỗi câu văn dưới đây sao cho phù hợp: a. Vầng tròn quá, ánh trăng trong xanh toả khắp khu
- b. bắt đầu thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng bay nhanh theo mây. c. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven để bắc bếp thổi . d. bỗng tối sầm lại, thổi ù ù, đen kéo đến ùn ùn như ông trời đang mặc áo giáp đen ra trận. Câu 4. Viết câu theo yêu cầu: a. Có chứa danh từ chung chỉ đồ dùng trong gia đình: b. Có chứa danh từ chung chỉ đồ dùng cá nhân: c. Có chứa danh từ riêng chỉ tên một quốc gia: d. Có chứa danh từ riêng chỉ tên một vị anh hùng dân tộc: e. Có chứa danh từ riêng chỉ tên một môn học em yêu thích: 3. Vận dụng: - Đặt câu với những từ tìm được ở bài tập 3 Điều chỉnh sau tiết dạy: Không Buổi chiều: Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Khả năng điều chỉnh cảm xúc (Tích hợp GD kỹ năng sống: Hãy luôn nở nụ cười thân thiện để gắn kết tình cảm của chúng ta với mọi người xung quanh và luôn được mọi người yêu quý) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - HS xác định được khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong một số tình huống đơn giản. - HS biết cách hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh, cân bằng. * Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, máy chiếu, nhạc thiền. - HS: giấy A4, bút màu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: Trò chơi: Gọi tên cảm xúc - GV hướng dẫn HS cách chơi: - HS thực hiện. + HS làm việc theo nhóm 4: Ghi cảm xúc tích cực (vui vẻ, hạnh phục ), cảm xúc tiêu cực (buồn, thất vọng ) vào giấy. + HS tập hợp giấy ghi cảm xúc của các nhóm. Sau đó GV mời 1HS lên bốc thăm và
- thể hiện cảm xúc ghi trong giấy (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ ). + HS dưới lớp quan sát và gọi tên cảm xúc. Ai gọi đúng tên sẽ được lên bốc thăm thể hiện tiếp. - HS chơi. - GV nhận xét, tuyên dương HS. + Em rút ra được điều gì qua trò chơi? - HS nêu. - GV kết luận, giới thiệu bài: Con người có - HS lắng nghe nhiều cảm xúc khác nhau. Có những cảm xúc tích cực mang lại cảm giác vui vẻ, sung sướng, tự hào, hạnh phúc Ngược lại có những cảm xúc tiêu cực gây ra cảm giác buồn rầu, tức giận, lo lắng, thất vọng, chán nản Vậy làm thế nào để điều chỉnh cảm xúc chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay 2. Khám phá chủ đề: Tìm hiểu về khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: - HS thực hiện. + Chia sẻ với các bạn về một tình huống khiến mình đã có cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực. + Những cách điều chỉnh cảm xúc tích cực, tiêu cực trong các tình huống đã nêu. - GV mời các nhóm chia sẻ. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung - GV kết luận: Để điều chỉnh cảm xúc, đặc - HS lắng nghe biệt là cảm xúc tiêu cực, chúng ta cần lấy lại sự bình tĩnh, cân bằng lại cảm xúc bằng cách hít thở sâu, ngồi thiền, đi dạo, tâm sự với người tin cậy Sau đó suy nghĩ lại về việc, hiện tượng xảy ra một cách lạc quan, tích cực. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Tập hít thở sâu. - GV làm mẫu, hướng dẫn HS cách hít thở - HS quan sát. sâu đúng cách. - GV mở nhạc thiền. - HS thực hiện hít thở sâu. - HS nêu cảm xúc cảu bản thân sau khi hít thở sâu.
- - GV kết luận: Hít thở sâu là cách hiệu quả - HS lắng nghe, ghi nhớ để lấy lại bình tĩnh, thăng bằng khi có những cảm xúc tiêu cực hoặc tích cực. 4. Cam kết hành động: - GV hướng dẫn HS về nhà trò chuyện với - HS lắng nghe thực hiện người thân về những cách điều chỉnh cảm xúc. - Thực hiện việc điều chỉnh cảm xúc trong cuộc sống. - Nhận xét giờ học. Điều chỉnh sau tiết dạy: Đóng kịch thể hiện sự giao tiếp lịch sự của bản thân với bạn của mình Tiết 2: KHOA HỌC Sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Một số cách làm sạch nước (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Sau bài học này, HS: Nêu được nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước, liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương. Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước (nêu được tác hại của nước không sạch) và phải sử dụng tiết kiệm nước. 2. Năng lực: Năng lực chung: Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm. Năng lực riêng: Thực hành thí nghiệm đơn giản làm sạch nước. 3. Phẩm chất: Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập. Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: a. Đối với giáo viên: Giáo án. Máy tính, máy chiếu. Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng. b. Đối với học sinh:
- SGK, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về việc phân biệt đâu là nguồn nước sạch, đâu là nguồn nước bị ô nhiễm. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS kể tên các nguồn nước - HS lắng nghe yêu cầu của GV. và phân biệt đâu là nguồn nước sạch, đâu là nguồn nước ô nhiễm. - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong - HS trả lời: trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, + Các nguồn nước: Nước mưa; nước nêu ý kiến bổ sung (nếu có). ao, hồ, sông, suối; nước máy, + Nước máy là nước sạch; nước ao, hồ có thể bị ô nhiễm. - GV nhận xét chung, đưa ra kết luận: Có - HS lắng nghe, tiếp thu. nhiều nguồn nước khác nhau như nước sông, nước suối, nước máy, trong đó nước máy là nước sạch; nước sông, nước suối thường bị ô nhiễm. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Sự ô nhiễm - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài. và bảo vệ nguồn nước. Một số cách làm sạch nước. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước a. Mục tiêu: HS nêu được một số nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1. - HS quan sát hình. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và - HS lắng nghe yêu cầu của GV. cho biết: + Dấu hiệu chứng tỏ nước bị ô nhiễm. + Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và nguyên nhân nào do con người trực tiếp gây ra. - GV mời đại diện 2- 3 nhóm trả lời. Các - HS trả lời. nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và đưa ra đáp án. - HS lắng nghe, ghi nội dung chính. - GV rút ra kết luận: Các nguyên nhân - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài. gây ra ô nhiễm nguồn nước có thể do con người và thiên nhiên gây ra, với các
- nguyên nhân trực tiếp do con người gây ra thì con người có thể chủ động khắc phục. - GV đặt câu hỏi liên hệ thực tế: + Nêu những nguyên nhân khác gây ô - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. nhiễm nguồn nước. + Kể việc làm ở gia đình hoặc địa phương em đã và đang gây ô nhiễm nguồn nước. - GV mời đại diện 2 -3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, - HS trả lời: nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + Phun trào núi lửa, mưa acid, rò rỉ ống nước, + Bón quá nhiều phân bón cho cây - GV nhận xét chung, tuyên dương các trồng, đổ rác ra cống thoát nước, HS có câu trả lời đúng. - HS lắng nghe, chữa bài. Hoạt động 2: Bảo vệ nguồn nước a. Mục tiêu: HS nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước, có ý thức bảo vệ nguồn nước. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 6 để tham gia các hoạt động. - HS chia nhóm theo hướng dẫn của * HĐ 2.1, 2.2 GV. - GV yêu cầu HS thảo luận, chia sẻ những hiểu biết và suy nghĩ của mình về tác hại của việc sử dụng nước bị ô nhiễm và vì - HS thực hiện yêu cầu của GV. sao phải bảo vệ nguồn nước. - GV mời đại diện 1 – 2 trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - HS trả lời. - GV nhận xét và rút ra kết luận: + Các bệnh con người có thể mắc do sử dụng nước bị ô nhiễm: đau mắt, đau - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. bụng, ghẻ lở, + Nếu không bảo vệ nguồn nước thì con người dễ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da và bệnh về mắt, Vì vậy, cần phải bảo vệ nguồn nước. * HĐ 2.3 - GV yêu cầu HS quan sát hình 2. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi sau vào bảng nhóm: Cho biết tên - HS quan sát hình. việc làm để bảo vệ nguồn nước và nêu tác - HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu của dụng của việc làm đó. GV.
- - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đưa ra đáp án. - HS trả lời. 3. Vận dụng: - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy để ghi nhớ, tổng kết về bài học. - HS lắng nghe, ghi bài. - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong chia sẻ sơ đồ tư duy của mình. Các HS - HS vẽ khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - HS chia sẻ. - GV nhận xét, tóm tắt nội dung chính của bài học. - GV yêu cầu HS liên hệ nội dung bài học - HS liên hệ với thực tế ở địa phương. Điều chỉnh sau tiết dạy: Viết bài về những việc làm của mình để bảo vệ nguồn nước Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Biết ơn người lao động (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: Thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi. Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người lao động. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Năng lực riêng: Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn với người lao động. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng lòng nhân ái, yêu mến, kính trọng, biết ơn người lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC a. Đối với giáo viên Giáo án, SHS. Máy tính, máy chiếu (nếu có). b. Đối với học sinh SHS. Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
- Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: - Lớp hát. - GV dẫn vào bài. - HS lắng nghe 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn người lao động. a. Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để thể hiện lòng biết ơn người lao động. b. Cách tiến hành - HS làm việc nhóm đôi. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh a – g SHS tr.7, 8 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu những việc làm thể hiện lòng biết ơn người lao động qua những bức tranh đó. - HS trả lời. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - HS lắng nghe, tiếp thu. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: - HS lắng nghe GV nêu câu - GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi (áp dụng hỏi. phương pháp đàm thoại và kĩ thuật tia chớp): Theo em, còn việc nào khác để thể hiện lòng biết ơn với - HS trả lời. người lao động? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - HS lắng nghe, tiếp thu. - GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: Người lao động đã tạo ra những sản phẩm cần thiết để phục vụ cho cuộc sống con người. Vì vậy, chúng ta cần kình trọng, biết ơn người lao động bằng thái độ, lời nói và việc làm phù hợp. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về lòng biết ơn đối với người lao động. b. Cách tiến hành Bài tập 1: Bày tỏ ý kiến - HS đọc yêu cầu bài tập 1, - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc yêu cầu Bài suy nghĩ và trả lời. tập 1 SHS tr.9 và dùng thẻ học tập để bày tỏ ý kiến. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào - HS trả lời. dưới đây? Vì sao? - GV mời đại diện HS phát biểu, nêu ý kiến. Các HS - HS lắng nghe, tiếp thu. khác lắng, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. Bài tập 2: Nhận xét hành vi - HS làm việc cặp đôi. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc yêu cầu bài tập 2 và trả lời câu hỏi: Việc làm của bạn nào
- dưới đây thể hiện hoặc không thể hiện sự biết ơn người lao động? Vì sao? - HS trả lời. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ - HS lắng nghe, tiếp thu. sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. 4. Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu: HS ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn qua những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động. b. Cách tiến hành - Trò chơi “Phóng viên nhí”, chia sẻ một số việc bản thân đã làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động. - Làm phóng viên, lần lượt hỏi các bạn trong lớp: Bạn đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động? - HS chơi trò chơi theo - GV hướng dẫn HS làm phóng viên có thể hỏi: Có hướng dẫn của GV. khi nào bạn chứng kiến những lời nói, việc làm chưa biết ơn người lao động? Bạn có suy nghĩ gì về điều đó? - GV nhận xét, đánh giá. - HS lắng nghe, tiếp thu. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. - GV nhắc nhở HS: - HS lắng nghe, thực hiện. + Đọc lại bài học Biết ơn người lao động. + Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người lao động. Điều chỉnh sau tiết dạy: Kể những việc em đã làm để giúp đỡ bố mẹ Tiết 4: CÂU LẠC BỘ-GDKNS Chủ đề: Em ứng xử lịch sự văn minh I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Học sinh tìm hiểu ứng xử lịch sự trong cuộc sống. Học sinh biết cách ứng xử lịch sự hơn với bạn bè và những người xung quanh. 2. Kỹ năng Kĩ năng tự nhận thức. Kĩ năng giao tiếp 3. Định hướng phát triển năng lực Năng lực giao tiếp: Xác định được thái độ giao tiếp lịch sự.
- Năng lực tự chủ: Tự kiểm soát tình cảm, thái độ, hành vi của mình, tự học và hoàn thiện bản thân. 4. Định hướng phát triển phẩm chất Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân và môi trường sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên Trang chiếu. Một số gợi ý về các tình huống để học sinh diễn kịch vào buổi sau 2. Kỹ năng Vở ghi hoạt động giáo dục kĩ năng sống III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: KHỞI ĐỘNG Hoạt động: Tổ chức trò chơi “Xin mời” Mục tiêu - Tạo không khí học tập vui vẻ. - Gợi mở dẫn dắt vào chủ đề bài học. Cách - GV giới thiệu trò chơi: Sau đây chúng ta sẽ chơi trò chơi thực hiện mang tên là “Xin mời”. Các bạn sẽ làm theo hiệu lệnh của cô. - Những hành động có từ “Xin mời” đi kèm thì chúng mình sẽ làm theo nhé. Ví dụ: Cô nói “Xin mời các bạn xòe tay” thì các bạn xòe tay. Cô nói “Đứng dậy” thì các bạn sẽ không đứng dậy. ● GV cho HS chơi thử: Bây giờ chúng ta chơi thử nhé “Xin mời các bạn giơ 2 tay lên trời”, “Rồi, các bạn bỏ tay xuống”. Những bạn bỏ tay xuống là thua rồi nhé và cứ tiếp tục chơi 5-6 lần. - Phân tích sau trò chơi: + Các em cảm thấy thế nào sau trò chơi vừa rồi? ● GV chia sẻ: “Xin mời” là một lời nói lịch sự mà cô dùng khi nói với các bạn hoặc khi chúng ta muốn mời ai làm một việc gì đó. - GV giới thiệu bài mới: Qua trò chơi chắc hẳn các bạn cũng đoán được, Chủ đề hôm nay chúng ta học về ứng xử lịch sự, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những ứng xử lịch sự mà các bạn nhỏ ở khắp nơi đang làm đó là gì nhé. TRẢI NGHIỆM & KHÁM PHÁ Hoạt động: Thảo luận những ứng xử lịch sự Mục tiêu ● HS tự khám phá về những ứng xử lịch sự trong giao tiếp Cách ● GV chia lớp thành nhóm thảo luận “Những ứng xử lịch sự cần thực hiện có trong cuộc sống là gì?”: Bây giờ 2 bàn sẽ quay vào nhau và chúng ta thảo luận xem nếu chọn ra 10 ứng xử lịch sự cần có trong cuộc sống thì theo các bạn đó là gì. Các bạn sẽ có 5 phút để thảo luận và thể hiện 10 ứng xử đó trên giấy. Sau đó cô sẽ mời một số nhóm lên trình bày. ● GV mời 2-3 nhóm lên trình bày về 10 ứng xử lịch sự. GV tổng hợp những ứng xử lịch sự mà nhóm nào cũng nhắc tới để nhấn mạnh. THỰC HÀNH & VẬN DỤNG
- Hoạt động: Thực hành 10 ứng xử lịch sự (10 phút) Mục tiêu - HS được trang bị hiểu biết cần thiết về 10 ứng xử lịch sự. - HS vận dụng 10 ứng xử lịch sự trong cuộc sống. Cách ● GV chiếu 10 ứng xử lịch sự trong cuộc sống. thực hiện Khi gặp nhau cần làm gì? Hello Hi Cần chào hỏi + Khi có lỗi cần làm gì? Nói lời xin lỗi + Khi nhờ giúp cần nói gì? Nói “Làm ơn” + Khi người khác giúp mình cần làm gì? Nói lời cảm ơn + Khi nói chuyện cần làm gì? Nhìn vào mắt + Khi nói chuyện với người lớn cần làm gì? Chờ họ nói xong rồi mình nói
- + Khi ra khỏi phòng cần làm gì? Tắt điện khi rời khỏi phòng + Muốn làm hòa cần làm gì? Bắt tay khi làm hòa TỔNG KẾT Hoạt động: Nhắc lại bài học chính Mục tiêu - HS được nhắc lại bài học chính của bài. - HS ghi chép bài học vào vở hoạt động kĩ năng sống Cách ● GV cùng HS đọc lại 10 ứng xử lịch sự: Các bạn nhắc lại 10 thực hiện ứng xử lịch sự cùng cô nào: Chào hỏi khi gặp nhau. Nói lời xin lỗi khi mắc lỗi. Nói làm ơn khi giúp đỡ. Nói cảm ơn khi được giúp đỡ. Nhìn vào mắt khi nói chuyện. Chờ người khác nói xong thì mính mới nói. Dạ, vâng khi nói chuyện với người lớn. Mở cửa giúp người vào sau. Tắt điện khi rời khỏi phòng. Bắt tay khi làm hòa. HS ghi chép bài học vào vở hoạt động kĩ năng sống. GV yêu cầu các nhóm mỗi nhóm thể hiện một ứng xử qua một tình huống để thể hiện trên lớp vào buổi sau: Lớp chúng ta sẽ chia 10 nhóm, mỗi nhóm sẽ xây dựng một kịch ngắn 2 phút để thể hiện một ứng xử lịch sự và các nhóm sẽ trình diễn vào buổi học sau nhé. Điều chỉnh sau tiết dạy: Sắm vai câu chuyện khi gặp người lớn tuổi và giúp đỡ người già Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2023 Buổi sáng Tiết 1,2: TIẾNG ANH
- ( Giáo viên Tiếng Anh dạy) Tiết 3: TIẾNG VIỆT Viết: Trả bài viết đoạn văn nêu ý kiến I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Biết chỉnh sửa đoạn văn nêu ý kiến dựa trên các nhận xét của thầy cô. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, máy chiếu - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV phát bài cho HS. - HS nhận bài làm của mình. - GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi đầu bài. 2. Luyện tập, thực hành: - GV cho HS tự đọc lại bài làm của mình - HS đọc lại bài. và lời nhận xét. - GV nhận xét chung về bài làm. - HS theo dõi. -Cho HS làm bài tốt đọc bài làm của mình. - 2 -3 HS đọc bài. -Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi đọc bài -HS thực hiện nhóm đôi. và sửa lỗi bài theo nhận xét về: + Cách viết mở đầu, triển khai, kết thức. + Cách trình bày lí do, dẫn chứng. +Cách dùng từ, đặt câu. + Chính tả. - GV bao quát, hỗ trợ HS. - HS theo dõi. 3. Vận dụng: - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. - Yêu cầu chia sẻ với người thân về bài -HS lắng nghe, thực hiện. làm của em. Điều chỉnh sau tiết dạy: Không Tiết 4: TOÁN Luyện tập chung (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Xác định được số chẵn, số lẻ, số bé nhất, số lớn nhất trong 4 số có năm chữ số; viết được 4 số theo thứ tự từ bé đến lớn. - Làm tròn được số có năm chữ số đến hàng chục, hàng chục nghìn. - Thực hiện được phép cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000. - Giải được bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, trừ, nhân.
- - Qua giải bài toán thực tế giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề. * Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: bảng nhóm, máy tính, máy chiếu, phiếu bài 1. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Mở đầu: - Nêu dấu hiệu nhận biết số chẵn, số lẻ? - HS trả lời. - Thực hiện phép tính - HS thực hiện. 64 567 – 37 689 = ? 34 231 + 36 432 = ? 3 245 x 6 = ? 43 652 : 7 = ? - GV giới thiệu - ghi bài. 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - HS trả lời + Tìm số chẵn, số lẻ, số bé nhất, số lớn nhất trong 4 số có năm chữ số; viết được 4 số theo thứ tự từ bé đến lớn. + Làm tròn được số có năm chữ số đến hàng chục, hàng chục nghìn - GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời miệng. - HS thực hiện. KQ: a) Các số chẵn là 63 794, 59 872 - Các số lẻ là 65 237, 66 053. b) 59872, 63 794, 65 237, 66 053 c) 59 870 d) 70 000 - GV nhận xét, khen ngợi. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - Thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, sau đó đổi chéo vở cho bạn kiểm tra. 63 758 37 429 5 364 49 235 58 394 86 664 8 107 43 652 7 9 1 6 6253