Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2023-2024

docx 96 trang Yến Phương 27/12/2024 380
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2023-2024

  1. TUẦN 4 Thứ hai ngày 25 tháng 9 năm 2023 Buổi sáng: Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Sinh hoạt dưới cờ: Ngày hội “ Cùng làm cùng vui” Tiết 2: TIẾNG VIỆT Đọc: Những bức chân dung I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù: - Đọc đúng và đọc diễn cảm bài Những bức chân dung, biết nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và những từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài. - Nhận biết được các nhân vật qua ngoại hình, hành động và lời nói của nhân vật, nhận biết các sự việc xảy ra. - Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản: Mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, không ai giống ai, không nên thay đổi vẻ riêng của mình theo bất cứ một tiêu chuẩn nào, vì điều đó sẽ tạo ra những vẻ đẹp rập khuôn, nhàm chán. - Biết cảm thụ nghệ thuật, biết khám phá vẻ đẹp riêng của mỗi người và trân trọng vẻ đẹp ấy. Biết tôn trọng sự đa đạng về hình thức của mọi người. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác tập đọc, trả lời các câu hỏi. - Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV chiếu yêu cầu và hình ảnh lên bảng.
  2. - Gọi HS đọc yêu cầu, quan sát tranh và đoán -1 HS đọc yêu cầu . xem các nhân vật trong tranh có tên thân mật - HS quan sát tranh trao đổi yêu cầu là gì? theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm trình bày dự đoán của nhóm. - Trả lời: +Bạn mặc quần vàng, áo xanh là Màu Nước vì bạn đang vẽ và xung quanh có rất nhiều màu nước. + Bạn mặt váy xanh là Mắt Xanh vì đôi mắt của bạn xanh biếc. + Bạn mặc váy hồng gần gương là bạn Bông Tuyết vì bạn có mái tóc màu trắng như tuyết. + Bạn nhỏ đội mũ hồng đậm là Hoa Nhỏ vì bạn đội chiếc mũ hoa và xung quanh bạn có rất nhiều hoa nhỏ li ti. - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới giới -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. thiệu bài, ghi đề lên bảng: Những bức chân dung -HS nối tiếp nhắc lại đề bài. 2. Khám phá. - Mục tiêu: Đọc đúng và đọc diễn cảm bài Những bức chân dung, biết nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và những từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Đọc đúng. - GV đọc mẫu lần 1: Đọc diễn cảm cả bài, - Hs lắng nghe cách đọc. nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt - HS lắng nghe giáo viên hướng nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm dẫn cách đọc. các lời thoại với ngữ điệu phù hợp. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: 2 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu - HS quan sát thôi được. Đoạn 2: Màu Nước hết bài. - GV gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn - 2 HS đọc nối tiếp đoạn. - GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: chuẩn bị, - HS đọc từ khó. liên tục, lông mi, thế là, còn lại, na ná, lúc đầu. - GV hướng dẫn luyện đọc câu: + Hai bức chân dung thực sự là hai tác - 2-3 HS đọc câu. phẩm nghệ thuật/, bởi người trong tranh/ được vẽ rất đẹp/ và rất giống người thật.//
  3. + Màu Nước đã giải thích với các cô bé rằng/ mỗi người có thể đẹp một cách khác nhau /, không phải cứ mắt to/, miệng nhỏ/ mới là đẹp/, nhưng các cô bé/ vẫn đòi cậu vẽ theo ý mình//. 2.2. Hoạt động 2: Đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu lần 2: Đọc diễn cảm ngắt, nghỉ - HS lắng nghe cách đọc diễn cảm. đúng theo cảm xúc của tác giả. - Mời 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn. - 2 HS đọc nối tiếp đoạn. - GV cho HS luyện đọc theo nhóm đôi. Mỗi - HS luyện đọc diễn cảm theo đôi. học sinh đọc 1 đoạn, sau đó đổi lại thứ tự đọc. - GV theo dõi sửa sai. - Thi đọc diễn cảm trước lớp: - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. + GV tổ chức cho mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp. + Mỗi tổ cử đại diện tham gia thi + GV nhận xét tuyên dương đọc diễn cảm trước lớp. + HS lắng nghe, học tập lẫn nhau. 3. Luyện tập. - Mục tiêu: - Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản: Mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, không ai giống ai, không nên thay đổi vẻ riêng của mình theo bất cứ một tiêu chuẩn nào, vì điều đó sẽ tạo ra những vẻ đẹp rập khuôn, nhàm chán. - Biết cảm thụ nghệ thuật, biết khám phá vẻ đẹp riêng của mỗi người và trân trọng vẻ đẹp ấy. Biết tôn trọng sự đa đạng về hình thức của mọi người. - Cách tiến hành: 3.1. Tìm hiểu bài. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: hỏi trong sgk. Đồng thời vận dụng linh hoạt các hoạt động nhóm bàn, hoạt động chung cả lớp, hòa động cá nhân, - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Tìm câu văn nêu nhận xét về hai bức + Hai bức chân dung thực sự là hai chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh. tác phẩm nghệ thuật, bởi người trong tranh được vẽ rất đẹp và rất + Câu 2: Cách vẽ chân dung Hoa Nhỏ có gì giống người thật. khác với cách vẽ chân dung Bông Tuyết và + Chân dung Bông Tuyết và Mắt Mắt Xanh? Xanh được vẽ một cách tự nhiên và đúng với thực tế nên rất chân thực còn chân dung của hoa nhỏ được vẽ theo yêu cầu của cô bé (mắt to hơn, lông mi dài hơn, miệng nhỏ hơn, so với thực tế) nên người trong tranh thì hao hao giống cô bé.
  4. + Câu 3: Đóng vai Màu Nước, thuyết phục + Thảo luận nhóm đôi, đóng vai, các cô bé đồng ý để cậu vẽ chân dung giống trình bày trước lớp. người thật. HS có thể nói nhiều cách khác nhau, nhưng điều phải đảm bảo ý chính khi Màu Nước thuyết phục các cô bé: Mỗi người có thể đẹp một cách khác nhau không phải cứ mắt to, miệng nhỏ mới là đẹp. + Câu 4: Điều gì khiến các cô bé nhận ra Màu + Sau khi thấy các bức tranh na ná Nước nói đúng? giống nhau, thậm chí rất khó để nhận ra bản thân mình, các cô mới hiểu rằng Màu Nước nói đúng về vẻ đẹp của mỗi người và vẻ đẹp của một bức chân dung. + Câu 5: Tóm tắt mỗi sự việc trong câu chuyện Những bức chân dung bằng 1- 3 câu. Gợi ý: Toàn bộ câu chuyện có 3 sự việc. Chẳng hạn sự việc 1: Bông Tuyết và Mắt - HS lắng nghe. Xanh được màu nước vẽ chân dung rất xinh đẹp và chân thực. Yêu cầu HD đọc lại bài và tóm tắt 2 sự việc + HS thực hiện, trình bày trước lớp còn lại. Sự việc 2: Màu Nước cũng vẽ chân dung cho Hoa Nhỏ và các cô bé nhưng các cô bé đều muốn màu nước vẽ theo một tiêu chuẩn chung mà các cô nghĩ là đẹp, mặc dù Màu Nước nói rằng mỗi cô có một vẻ đẹp riêng. Thế là các bức tranh đều - GV nhận xét, tuyên dương na ná nhau. + Qua bài đọc, em hiểu ý tác giả muốn nói Sự việc 3: Khi ngắm những bức điều gì? chân dung đặt cạnh nhau, các cô bé - GV nhận xét và chốt: Mỗi người đều có mới thấy rất khó nhận ra đâu là một vẻ đẹp riêng, không ai giống ai, không mình. Các cô bé nhận ra mỗi người nên thay đổi vẻ riêng của mình theo bất cứ có một vẻ đẹp riêng và bức chân một tiêu chuẩn nào, vì điều đó sẽ tạo ra dung đẹp phải là bức chân dung những vẻ đẹp rập khuôn, nhàm chán. thể hiện vẻ riêng đó. Mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, không ai giống ai, không nên thay đổi vẻ riêng của mình theo bất cứ một tiêu chuẩn nào, vì điều đó sẽ tạo ra những vẻ đẹp rập khuôn, nhàm chán. - HS nhắc lại nội dung bài học. 3.2. Luyện đọc lại:
  5. - GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm lại bài đọc. - HS tham gia đọc diễn cảm + Gọi 2 HS nối tiếp đọc lại 2 đoạn của bài. + HDHS đọc diễn cảm đoạn 1 của bài. + 2 HS đọc cá nhân. GV chiếu đoạn văn lên bảng, gọi 1 HS đọc. GVHDHS đọc ngắt, nghỉ nhấn giọng ở một + Một HS đọc số từ, gợi tả, gợi cảm. + Tổ chức cho HS đọc bài cá nhân theo nhóm đối tượng. +Nhóm đọc tốt: đọc diễn cảm đoạn văn, thể hiện được lơi người dẫn chuyện và lời của nhân vật. + Nhóm hoàn thành: Đọc đúng, đảm bảo tốc độ rheo yêu cầu. + Nhóm chậm: Đọc đúng được - GV gọi 3 nhóm đối tượng đọc trước lớp. đoạn văn. Mỗi nhóm 1 em đọc. - Nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: Biết tôn trọng sự đa đạng về hình thức của mọi người. - Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS nêu lại nội dung bài văn. - HS nêu lại nội dung - GD HS phải biết tôn trọng sự đa dạng về - HS lắng nghe và thực hiện trong hình thức của mọi người xung quanh chúng cuộc sống hằng ngày. ta, - GV nhận xét tiết dạy. - Dặn dò bài về nhà. Điều chỉnh sau tiết dạy: . . TIẾT 3: TIẾNG VIỆT Luyện từ và câu: Quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù: - Biết quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức. - Viết được tên cơ quan, tổ chức đúng quy tắc. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học.
  6. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu danh từ, vận dụng bài đọc vào thực tiễn. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng. - Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV yêu cầu lớp trưởng tổ chức trò chơi - Lớp trưởng tổ chức trò chơi: Gửi thư cho lớp để ôn bài. - Lớp tham gia trò chơi. + Câu 1: Tìm một danh từ chỉ con vật, + Trả lời: mèo, cây bàng. một danh từ chỉ cây cối. + Câu 2: Tìm các danh từ chỉ người + Trả lời: học sinh, thầy giáo, + Câu 3: Mây, mưa, nắng, gió là những + Trả lời: danh từ chỉ hiện tượng danh từ chỉ gì? + Câu 4: Đặt câu có chứa danh từ chỉ + Trả lời: VD: Đêm đêm, các chú công một buổi trong ngày. an thường xuyên đi tuần tra để giữ bình yên cho mọi nhà. - GV Nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt - HS lắng nghe, nối tiếp nhắc lại tên bài. giới thiệu bài mới: Quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức. 2. Khám phá. - Mục tiêu: - Biết quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức. - Viết được tên cơ quan, tổ chức đúng quy tắc. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: * Tìm hiểu về quy tắc viết hoa tên cơ quan, tổ chức. Bài 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. Hồ Chí Minh Đài Truyền Bộ Văn hóa, hình Việt Nam Thể thao và Du lịch
  7. Sở Tài nguyên Võ Thị Sáu Trường Tiểu và Môi trường học Ba Đình Tên cơ quan, tổ chức Tên người - GV mời 1 HS đọc yêu cầu và nội dung: - 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp lắng nghe bạn đọc. - GV hướng dẫn cách thực hiện - Nghe. - Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm đôi. - HS thảo luận nhóm đôi làm bài. - GV mời các nhóm trình bày. - Đại diện nhóm trình bày: Tên cơ quan, tổ chức Tên người Đài Truyền hình Việt Nam. Hồ Chí Minh Bộ Văn hóa, Thể thao và Võ Thị Sáu Du lịch Sở Tài nguyên và Môi trường Trường Tiểu học Ba Đình -Nhận xét, bổ sung. -HS trả lời cá nhân: Tên riêng của - Mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung. người được viết hoa chữ cái đầu của tất - GV nhận xét kết luận và tuyên dương. cả các tiếng, còn tên các cơ quan tổ Bài 2. Cách viết hoa tên của các cơ quan, chức chữ cái đầu của từng bộ phận tạo tổ chức có gì khác với cách viết hoa tên thành tên. người? - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Tách tên cơ quan, tổ chức dưới đây thành các bộ phận theo mẫu và nhận xét về cách viết hoa các bộ phận trong tên cơ quan, tổ chức. M: Tập đoàn Điện lực Việt Nam Tập đoàn/ Điện lực/ Việt Nam. a.Trường Tiểu học Quang Trung. -Một HS đọc bài tập b.Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. - GV mời 1 HS đọc yêu cầu và nội dung - Lắng nghe, quan sát. bài tập - HS làm bài. - GV hướng dẫn cách làm bài theo mẫu. - Tổ chức cho HS làm bài cá nhân vào - Đổi vở, nhận xét bài cho bạn. vở. - Trình bày trước lớp. - GV theo dõi, giúp đỡ các em còn chậm. - Các nhóm lắng nghe, rút kinh nghiệm. - Cho HS đổi chéo vở theo bàn để nhận xét bài lẫn nhau. GV nhận xét, tuyên dương Đáp án: a.Trường/ Tiểu học/ Quang Trung.
  8. b.Nhà máy/ Thủy điện/ Hòa Bình. Nhận xét: Viết hoa chữ cái đầu tiên của từng tên bộ phận tạo nên tên riêng đó. - 3-4 HS đọc lại ghi nhớ - GV rút ra ghi nhớ: Quy tắc viết tên của cơ quan, tổ chức : Viết hoa chữ cái đầu của từng bộ phận tạo thành tên. 3. Luyện tập. - Mục tiêu: - Viết được tên cơ quan, tổ chức đúng quy tắc. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: Bài 4. Thực hành viết tên cơ quan, tổ chức theo gợi ý dưới đây. Tên trường học của em. Tên một cơ quan, tổ chức ở địa phương em. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 4. - GV mời HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở. 1 HS làm bảng nhóm. - HS nộp vở - GV thu một số vở nhận xét bài làm của - HS đính bài lên bảng trình bày. HS VD: Trường Tiểu học Ngô Quyền. - GV mời HS làm bài ở bảng nhóm đính Ủy ban Nhân dân Phường Thống Nhất. lên bảng cho lớp nhận xét - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương 4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”. + GV chuẩn bị một số tên cơ quan, tổ chức + Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện một số em tham gia (nhất là những em còn chậm) -HS 2 đội thi viết + GV lần lượt đọc tên các cơ quan, tổ - Đội nào viết đúng, nhanh thì đội đó chức đã chuẩn bị cho HS viết thắng. VD: Kho bạc Nhà nước. Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Vinh Quang.
  9. - Nhận xét, tuyên dương. (có thể trao - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. quà, ) - HS nghe về nhà thực hiện. - GV nhận xét tiết dạy. - Dặn HS về nhà hỏi những người quanh em tên trường học, tên cơ quan mà mọi người đang học tập, đang công tác. Ghi lại tên các trường học, cơ quan đó. Điều chỉnh sau tiết dạy: . . TIẾT 4: TOÁN Luyện tập I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù: - Củng cố nhận biết góc nhọn, góc tù và góc bẹt - Làm quen với các tình huống nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt. - Phát triển năng lực tư duy và trí tưởng tượng không gian và năng lực thẩm mĩ. - Vận dụng bài học vào thực tiễn. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tốt trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác học tập, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
  10. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - HS tham gia trò chơi + Câu 1: Các góc có số đo bé hơn 90 O - Trả lời: gọi là góc gì? + Góc nhọn + Câu 2: Các góc có số đo lớn hơn 90 O và bé hơn 180 O gọi là góc gì? + Góc tù + Câu 3: Lấy 1 ví dụ về giờ đúng có kim dài + 6 giờ và kim ngắn của đồng hồ tạo thành góc bẹt. + Câu 4: Sắp xếp các góc sau góc nhọn, + Góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc vuông, góc bẹt và góc tù theo thứ tự từ góc bẹt. bé đến lớn. - GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Luyện tập: - Mục tiêu: - Củng cố nhận biết góc nhọn, góc tù và góc bẹt - Làm quen với các tình huống nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt. - Cách tiến hành: Bài 1. Tìm các góc nhọn, góc tù góc vuông và góc bẹt trong các hình cho sẵn (Làm việc cá nhân) - HS làm bài vào ở GV nêu yêu cầu HS gọi tên góc và nhận biết - HS lần lượt đọc kết quả góc nhọn, góc tù góc vuông và góc bẹt.( YC + Góc tù đỉnh O; cạnh OC, OD HS làm vở) + Góc nhọn đỉnh I; cạnh IE, IH + Góc nhọn đỉnh I; cạnh IP, IR + Góc vuông đỉnh O; cạnh OA, OB + Góc tù đỉnh I; cạnh IK, IL + Góc bẹt đỉnh V; cạnh VU, VX - GV cho hS kiểm tra chéo kết quả của nhau - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. rồi chữa bài. - GV nhận xét, tuyên dương. Các phương án TL: H: Dựa vào dấu hiệu nào mà con nhận biết + Quan sát được đó là góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc + Dùng eke bẹt? + Đo góc *GV củng cố về dấu hiệu nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Bài 2: Nhận diện góc và đo góc trong tình - 1 HS trả lời: Bức tranh vẽ đường huống thực tế. (Làm việc nhóm 2) về tổ của nhện ( có 2 đường: đường - GV gọi HS nêu nội dung bức tranh màu xanh và đường màu đỏ) Góc đỉnh O; cạnh ON, OM ( đường màu xanh)
  11. - Gọi HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài 120 O - YC HS gọi tên góc có trong hình (câu a) - HS đổi vở soát nhận xét. - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. - YC HS đo góc (câu b) - Đổi vở soát theo nhóm bàn trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau rồi chữa bài. - GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Xác định góc nhọn, góc tù, góc bẹt, - Các nhóm làm việc theo phân góc vuông trong thực tế? (Làm việc nhóm 4 công. hoặc 5) - Các nhóm trình bày. - Gọi HS đọc YC của đề bài + Kim giờ và kim phút tạo thành - GV cho HS làm theo nhóm. góc bẹt lúc 6 giờ. a) GV mời các nhóm trình bày. + Kim giờ và kim phút tạo thành ( GV có thể gọi 1 số HS lên bảng, dùng mô góc nhọn lúc 2 giờ. hình đồng để phân loại góc tạo bởi kim giờ + Kim giờ và kim phút tạo thành và kim phút của từng đông hồ trong hình). góc vuông lúc 9 giờ15 phút. + Kim giờ và kim phút tạo thành góc vuông lúc 4 giờ. - Các nhóm khác nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. Đáp án: 9 giờ; 3 giờ, . - Mời các nhóm khác quan sát, lắng nghe và - Các nhóm khác nhận xét. nhận xét - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. b) GV gọi 1 số hS lên bảng nêu câu trả lời của mình kết hợp sử dụng mô hình đồng hồ có kim giờ và kim phút xoay được theo ý của Các nhóm làm việc theo phân mình. công. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Các nhóm trình bày. Bài 4. Số? (Làm việc nhóm 3) - GV gọi HS nêu YC bài toán và gọi tên hai nan xe màu đỏ trong hình) - 1 HS trình bày cách làm Đáp án: Nan xe B - GV đại diện nhóm nêu cách làm: HS nêu lập luận của mình - GV yêu cầu các nhóm khác có thể đưa ra + Nan xe A kết hợp với nan xe câu hỏi phản biện: xanh( phía trên) tạo thành góc + Tại sao nan xe A không phải là nan xe mà nhọn. một con mọt đang gặm?
  12. + Tại sao đáp án không phải là nan xe A + Nan xe A kết hợp với nan xe xanh( phía dưới) tạo thành góc - Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét. vuông. - GV nhận xét tuyên dương. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm 3. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như - HS tham gia để vận dụng kiến trò chơi, hái hoa, sau bài học để học sinh thức đã học vào thực tiễn. nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt trong thực tế. - 4 HS xung phong tham gia chơi. - Ai đúng sẽ được tuyên dương. - HS lắng nghe để vận dụng vào - Nhận xét, tuyên dương. thực tiễn. Điều chỉnh sau tiết dạy: . . TIẾT 5: HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng: + Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông. + Giải quyết được một số bài toán, tình huống liên quan đến góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông. 2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với dạng toán vận dụng thực tế. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động học tập để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Vở luyện tập Toán; các hình ảnh trong SGK 2. Học sinh: Vở luyện tập toán, bút, thước
  13. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Khởi động - GV tổ chức cho Hs hát - HS thực hiện - GV dẫn dắt vào bài mới - HS lắng nghe - Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học: + Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông. + Giải quyết được một số bài toán, tình huống liên quan đến góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông. 2. HĐ Luyện tập, thực hành. Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài. - Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm - HS đánh dấu bài tập cần làm vào bài1,2,3. vở. - Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4/ - HS đánh dấu bài tập cần làm vào 17 Vở luyện tập Toán. vở. - GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút. -Hs làm bài - Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài. - HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm - HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài. tra bài cho nhau. Hoạt động 2: Chữa bài: - GV gọi HS chữa lần lượt các bài: * Bài 1: Đặt tên cho mỗi góc đo góc và viết số đo vào hình vẽ - Cho HS làm theo nhóm đôi: Mẫu: Học sinh thực hiện theo nhóm đôi và làm vào vở M G L 180 O 120ᵒ 30 ᵒ ᵒ N H K I - GV cho học sinh nối tiếp nêu câu trả lời J - GV nhận xét bài làm trên bảng, khen học sinh thực hiện tốt. - Học sinh soát bài Gv chốt cách nhận biết các góc * Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
  14. - HS lắng nghe cách thực hiện - Hình bên có: + góc vuông + góc nhọn + góc tù - Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu câu trả lời -HS trả lời: miệng. + 2 góc vuông + 2 góc nhọn + 1 góc tù - Cho học sinh nhận xét - GV nhận xét, khen học sinh nhanh – đúng và chốt đáp án. Gv chốt cũng cố thêm các góc * Bài 3: A, Em hãy vẽ một hình tam giác có một - HS tự vẽ hình vào vở, 1 HS lên vẽ góc nhọn và một góc vuông. trên bảng B, Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. - HS trả lời Góc còn lại em vừa vẽ là góc gì? Đáp án C A. Góc vuông B. Góc tù C. Góc nhọn D. Góc bẹt -HS đổi vở, kiểm tra vở của bạn. - GV nhận xét, khen, chốt kiến thức Gv chốt lại cách vẽ hình * Bài 4 Viết số thích hợp vào chỗ chấm.? - GV gọi 1 hs nêu Vào buổi chiều, bạn Nguyên hỏi bạn Đăng: “Bây giờ là mấy giờ?” bạn Đăng Hs đọc đề nêu cách làm trả lời: “Bây giờ đang là giờ đúng mà kim -Hs nêu kết quả: giờ và kim phút trên đồng hồtạo thành Vậy bây giờ là 3 giờ chiều hay 15 góc vuông đấy!”. giờ Vậy bây giờ là giờ chiều hay giờ - GV nhận xét, chốt kết quả: Gv chốt lại cách nhận biết góc vuông
  15. 3. HĐ Vận dụng - Tổ chức cho HS cắt những hình tròn đã - HS nghe và thực hiện chuẩn bị, tạo thành các góc đã được học. - GV cho học sinh trưng bày kết quả - GV khen HS đã làm nhanh – đúng. - HS thực hiện - GV nhận xét giờ học. - GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài - HS trả lời, nhận xét sau.tiết 3 tuần 1 - HS nghe Điều chỉnh sau tiết dạy: . . Buổi chiều: TIẾT 1: KHOA HỌC Không khí có ở đâu? Thành phần và tính chất của không khí (t1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để: + Nhận biết được sự có mặt của không khí +Xác định được một số tính chất của không khí +Nhận biết trong không khí có hơi nước, bụi, . - Kể được tên của không khí: ni-tơ,(nitrogen), ô-xi (oxygen).các -bô – níc (carbon dioxide). - Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để năm chắc kiến thức. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thí nghiệm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để năm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học.
  16. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung. - Cách tiến hành: - GV cho học sinh xem đoạn phim hoạt - HS xem đoạn phim hoạt hình, nghe hình “Không khí xung quanh ta” để khởi và trả lời câu hỏi của giáo viên động bài học. - GV Cùng trao đổi với HS về nội dung - HS chia sẻ những điều mình xem đoạn phim được trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe. 2. Hoạt động: - Mục tiêu: + Nhận biết được sự có mặt của không khí +Xác định được một số tính chất của không khí +Nhận biết trong không khí có hơi nước, bụi, . + Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học. - Cách tiến hành: Hoạt động 1: Không khí có ở đâu. (sinh hoạt nhóm 4) - GV cho học sinh tham gia hoạt động thu - Đại diện các nhóm nhận các dụng cụ và giữ không khí để phát hiện sự có mặt thí nghiệm. của không khí xung quanh không gian lớp - Lắng nghe yêu cầu của GV học. Dự đoán kết quả xảy ra. -Tiến hành thực hiện thí nghiệm theo * Thí nghiệm 1. GV chuẩn bị: một túi ni yêu cầu của giáo viên. lông phân hủy sinh học, 1 chậu thủy tinh chứa nước, tăm, dây buộc. giao cho 4 nhóm và yêu cầu:
  17. - Tiến hành: Cầm túi nilông mở to miệng túi đi nhanh trong lớp hoặc ngoài hành lang như bạn hình 1a. Khi túi phồng lên, buộc miệng túi lại. - Cho túi vào chậu nước, dùng tăm chọc thủng một lỗ rồi bóp nhẹ túi như hình 1b, quan sát hiện tượng xảy ra. - GV mời HS giải thích hiện tượng xảy ra và cho biết túi ni lông có chứa gì? -GV chốt lại: Khi bóp nhẹ túi thấy có bọt - Các nhóm quan sát, thảo luận và báo khí thoát ra ngoài, điều này chứng tỏ cáo kết quả thí nghiệm, nhóm khác rằng trong túi chứa không khí. nhận xét. * Thí nghiệm 2. - 2-3 HS nhắc lại. - Quan sát hình 2, dự đoán bên trong chai rỗng và trong các lỗ nhỏ li ti của miếng bọt -HS lắng nghe và rút kinh nghiệm. biển khô có chứa gì? -Lắng nghe yêu cầu của GV -Tiến hành thực hiện quan sát theo yêu cầu của giáo viên. Dự đoán kết quả xảy ra. -Một số nhóm giải thích hiện tượng ở hình 3 và cho biết dự đoán ban đầu của nhóm đúng hay sai. -GV tiếp tục cho HS quan sát hình 3 để kiểm chứng dự đoán ban đầu. -GV hỏi HS từ các hiện tượng quan sát được ở hình 1,2,3 và trong cuộc sống, hãy cho biết không khí có ở đâu. - GV nhận xét chung, chốt lại kiến thức: Vì trong chai và miếng bọt biển có chứa không khí, khi nước chiếm chỗ thì không khí thoát ra ngoài. -HS trả lời theo suy nghĩ Tổng kết thí nghiệm: - Qua các thí nghiệm đã làm, chúng ta có - HS trả lời cá nhân theo hiếu biết cảu thể biết được không khí có ở đâu. mình qua quan sát các thí nghiệm. + GV nhận xét, tuyên dương.
  18. + Không khí có xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật. 4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “Nhốt không khí vào trong túi” + GV chuẩn bị một số túi ni lông. - Học sinh lắng nghe yêu cầu trò chơi. + Chia lớp thành các nhóm. Và cùng thi một lượt trong thời gian 2 phút. - Cô đưa ra cái túi nilon hỏi HS túi bóng - HS tham gia trò chơi. của cô như thế nào? - Hãy cùng cô vợt, nhốt không khí vào trong túi nhé. HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - Các em đã nhốt được không khí vào Đội nào nhanh tay sẽ thắng cuộc. trong túi chưa? -HS trả lời câu hỏi của GV. - Vì sao em biết là đã nhốt được không - Không khí: không có màu, không có khí vào trong túi rồi? mùi, không nắm bắt được nhưng có ở - Cô đã nhốt không khí vào trong túi nilon khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. lên túi nilon căng phồng nên đấy. - Em nhìn thấy không khí như thế nào? - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. Điều chỉnh sau tiết dạy: . . TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 2 Sinh hoạt theo chủ đề: Suy nghĩ tích cực Tích hợp dạy ATGT - Bài 3: hậu quả của tai nạn giao thông I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Xác định được khả năng suy nghĩ tích cực của bản thân trong một số tình huống đơn giản. - Biết và nêu được cách suy nghĩ tích cực.
  19. - Rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe – nói góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ. - Tự thực hành suy nghĩ tích cực trong các tình huống của cuộc sống. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ tích cực của bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết suy nghĩ tích cực trong các tình huống của cuộc sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong giao tiếp. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng, thông cảm với mọi người. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện suy nghĩ tích cực. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tôn trọng, suy nghĩ tích cực trong các tình huống thực tế. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Thông qua khởi động, học sinh nhận ra được những điểm đáng yêu của bản thân và tự tin thể hiện. - Cách tiến hành: * Trò chơi: Nghĩ theo cách khác. - GV đề nghị HS đóng góp một số tình huống từng gặp có thể mang đễn suy nghĩ - HS lắng nghe. tiêu cực bằng cách gợi ý: Các em hãy nhớ - HS trả lời: Trời mưa không thể đi lại xem, những tình huống từng gặp nào chơi theo kế hoạch; mẹ giao nấu khiến các em thấy thất vọng, giận dữ, bực cơm nhưng cơm bị nhão vì cho bội, khó chịu, ? nhiều nước quá; bạn chạy xô vào - GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: người nên bị ngã; em bé nghịch + HS ghi các tình huống đó vào tờ bìa. ngợm vẽ vào vở của mình, , + GV nhặt một tình huống, nói lên suy nghĩ tiểu cực khi gặp tình huống đó.