Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2023-2024
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2023_2024.docx
Nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2023-2024
- TUẦN 8 Thứ Hai ngày 23 tháng 10 năm 2023 Buổi sáng: Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Sinh hoạt dưới cờ: Ngày hội STEM Tiết 2: TIẾNG VIỆT Đọc: Gặt chữ trên non I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài: Gặt chữ trên non. - Nhận biết được diễn biến cảm xúc của bạn nhỏ trên đường đi học gắn với thời gian, không gian. - Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ. Trẻ em miền núi phải trải qua nhiều khó khăn để được lên lớp, được đi học là niềm vui, niềm mong ước của các bạn. * Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác. * Phẩm chất: Chăm chỉ, tích cực, chân trọng những cố gắng của các bạn nhỏ vùng cao khó khăn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, máy chiếu. - HS: SGK, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Mở đầu: - GV tổ chức cho HS quan sát tranh minh họa. - Các bạn nhỏ trong bức tranh sống ở đâu? - Các bạn nhỏ đang đi trên con đường như thế nào? - GV gọi HS chia sẻ. - GV giới thiệu - ghi bài học. 2. Hình thành kiến thức mới a, Luyện đọc - GV đọc diễn cảm cả bài - Mời 2 HS đọc nối tiếp đoạn thơ - GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó phát âm: bóng, núi, la đà, - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ khi đi học - HS luyện đọc nối tiếp theo cặp - 2 HS đọc toàn bài, các bạn khác đọc nhẩm - GV nhận xét việc đọc của lớp b. Tìm hiểu bài: - GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp và trả lời các câu hỏi sau? - Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở đâu? (Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở vùng cao.) - Những cảnh vật nào giúp em biết được điều đó? (Trong bài có các từ ngữ như núi xanh, vách đá, thung sâu, lưng đồi, nương ngàn, đồi) - GV kết hợp cho HS quan sát một số tranh ảnh.
- - Những chi tiết nào cho thấy việc đi học của các bạn nhỏ ở các vùng cao rất vất vả? (Các bạn phải vượt suối, bằng rừng, đi đường xa, lớp học trên đỉnh đồi, gặt chữ trên đỉnh trời ) - HS thảo luận cặp đôi và đại diện nhóm trả lời - Trên đường đi học các bạn nhỏ đã nghe thấy những âm thanh nào? (Tiếng trống rung vách đá, gió đưa theo tiếng sáo.) - Theo em những âm thanh đó đem lại cảm xúc gì cho bạn nhỏ? (Những âm thanh đó thể hiện nhịp sống thanh bình ở vùng cao. Đem lại cảm xúc vui vẻ, hào hứng, phấn khởi cho các bạn nhỏ). - Theo em 2 dòng thơ “Đường xa chân có mỏi/ Chữ vẫn gùi trên lưng) thể hiện điều gì? (Thể hiện quyết tâm đi học của bạn nhỏ, mặc dù gặp rất nhiều những khó khăn gian khổ trên đường đi học. Nhưng vẫn không nản lòng, vẫn vui, hào hứng với việc học tập của mình. - Em thích hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao - HS thảo luận theo cặp và chia sẻ trước lớp. - GV kết luận 3. Luyện tập, thực hành: - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc bài thơ tại lớp. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Qua bài đọc, em cảm nhận được điều gì tác giả muốn nói qua bài thơ? - Nhận xét tiết học. Điều chỉnh sau tiết dạy: Em hãy viết một bức thư gửi cho các bạn vùng cao để chia sẽ những khó khăn với các bạn trên đó Tiết 3: TIẾNG VIỆT Luyện từ và câu: Cách dùng và công dụng của từ điển I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - HS đọc hướng dẫn và thực hành sử dụng từ điển. - Dựa vào các bước tìm nghĩa của từ theo ví dụ, tìm nhanh nghĩa của từ cao ngất, cheo leo, hoang vu trong từ điển. - HS tìm được những ý nêu đúng công dụng của từ điển * Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: Chăm chỉ, tích cực, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, Máy chiếu, phiếu học tập - HS: SGK, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Mở đầu:
- - Tổ chức cho HS hát và vận động tại chỗ. - Giới thiệu bài mới 2. Luyện tập, thực hành * BT1: Đọc hướng dẫn và thực hành sử dụng từ điển. - Gọi HS nêu yêu cầu bài - GV yêu cầu HS đọc hướng dẫn các bước sử dụng từ điển (4 bước) - GV kết luận thêm *BT 2: Tìm nghĩa của từ theo ví dụ, tìm nhanh nghĩa của các từ cao ngất, cheo leo, hoang vu có trong từ điển. - GV gọi HS nêu yêu cầu bài - GV yêu cầu HS đọc thầm 4 bước tìm nghĩa của từ bình minh trong SHS. - GV gọi 2-3 HS nêu lại. - GV yêu cầu HS vận dụng các bước như đã hướng dẫn để tìm nghĩa của các từ: cao ngất, cheo leo, hoang vu. (+ cao ngất: Cao đến quá tầm mắt. + Cheo leo: Cao và không có chỗ bấu víu, gây cảm giác nguy hiểm, dễ bị rơi, ngã. + Hoang vu: Ở trạng thái bỏ không, để cho cây cỏ mọc tự nhiên, chưa hề có tác động của con người) - GV nhận xét, kết luận. * BT 3: Tìm những ý nêu đúng công dụng của từ điển. - GV gọi HS nêu yêu cầu bài - GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm - Gọi các nhóm nêu - Nhận xét, kết luận 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nêu lại công dụng của từ điển? - Nhận xét Điều chỉnh sau tiết dạy: Không Tiết 4: TOÁN Luyện tập I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - HS phân tích được cấu tạo số, so sánh được các số có nhiều chữ số. - HS làm tròn được số và điền đợc số vào tia số. - Củng cố kiến thức về hàng và lớp, tìm ra được số lớn nhất, số nhỏ nhất. * Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, máy chiếu, phiếu bài 1. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
- 1. Mở đầu: - GV yêu cầu HS trả lơi: ? Cách so sánh số tự nhiên? ? Cách làm tròn số tự nhiên? - GV giới thiệu- ghi bài 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Bài yêu cầu làm gì? - GV YC 1 HS lên bảng lên bài – lớp làm bài vào vở. - Yêu cầu HS đổi chéo, đánh giá bài theo cặp. - GV hỏi: Làm thế nào em có thể điền được dấu như vậy? - GV nhận xét chung, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Bài yêu cầu làm gì? - Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức. - GV phổ biến luật chơi. - Vì sao em xác định các số đó là số chẵn? - GV YC HS chia sẻ cách làm. - Vì sao em xác định các số đó là số cần điền? - GV tuyên bố đội thắng. Chốt đáp án. - GV khen ngợi HS. Bài 3: - YC HS đọc đề bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Gọi HS nêu cách làm. - Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi. - Yêu cầu HS báo cáo kết quả. - YC HS tìm ra số lớn nhất? Số nhỏ nhất? Vì sao? - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: - YC HS đọc đề bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV YC 1 HS lên bảng lên bài – lớp làm bài vào vở. - Tổ chức cho HS nhận xét. - YC HS nêu lại cách làm tròn số của từng phép tính. - GV nhận xét chung, tuyên dương HS. Bài 5: - YC HS đọc đề bài. - YC HS thảo luận nhóm đôi. - YC HS chia sẻ - YC HS nhận xét. - GV nhận xét, chốt đáp án. 4. Vận dụng, trải nghiệm:
- - Nêu cách làm tròn số? So sánh các số có nhiều chữ số. - Nhận xét tiết học. Điều chỉnh sau tiết dạy: Không Tiết 5: CÂU LẠC BỘ NGHỆ THUẬT ( Câu lạc bộ Âm nhạc – Giáo viên Âm nhạc dạy) Buổi chiều: Tiết 1: KHOA HỌC Ánh sáng và sự truyền ánh sáng (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Thực hiện được thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân có bóng của sự vật và sự thay đổi của bóng khi vị trí của vật hoặc nguồn sáng thay đổi. - Vận dụng được trong thực tế ở mức độ đơn giản kiến thức về bóng của vật. * Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, máy chiếu, phiếu học tập - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Mở đầu: - GV hỏi: + Lấy ví dụ vật tự phát sáng. + Vì sao mắt chúng ta nhìn thấy vật? + Trong không khí ánh sáng được truyền như thế nào? - GV giới thiệu- ghi bài 2. Hình thành kiến thức: HĐ3: Vật cho sánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng. 3.1. Ánh sáng truyền qua những vật nào? - Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, TLCH: Ánh sáng có thể truyền qua mọi vật không? * Thí nghiệm 3: - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/33 và tiến hành thí nghiệm nhóm 4 như hình 6 để kiểm chứng kết quả thảo luận. - Yêu cầu HS ghi kết quả vào phiếu học tập. - GV cùng HS rút ra kết luận: Có những vật cho ánh sáng truyền qua (vật trong suốt), có những vật không cho ánh sáng truyền qua (vật cản sáng). 3.2. Sự tạo bóng của vật - Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, TLCH: Tại sao trên tấm nhựa trắng có bóng của ngôi sao nhựa đen? - GV cùng HS rút ra kết luận: Ngôi sao nhựa đen không cho ánh sáng truyền qua nên trên tấm nhựa trắng có bóng của ngôi sao nhựa đen.
- - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, TLCH: Kích thước của bóng phụ thuộc vào yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào? - Yêu cầu HS tiếp tục tiến hành thí nghiệm 3 bằng cách di chuyển đèn đến gần và xa ngôi sao để kiểm chứng kết quả thảo luận. - GV cùng HS rút ra kết luận: Khi được chiếu sáng thì phía sau vật cản sáng có bóng của vật đó. Bóng của một vật thay đổi kích thước khi vị trí của vật hoặc vị trí của vật phát sáng thay đổi. 3. Thực hành, luyện tập - Tổ chức HS hoạt động nhóm 4, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Tổ chức HS hoạt động nhóm 6, hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A3 ứng dụng của ánh sáng trong thực tế. - GV cho HS trưng bày sản phẩm và đánh giá 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Sử dụng bàn tay của em để làm bóng có hình dạng một số con vật. Giải thích cách làm để bóng các con vật to lên hoặc nhỏ đi. - Nhận xét tiết học. Điều chỉnh sau tiết dạy: Tự làm thí nghiệm ứng dụng ánh sáng để làm hoạt hình Tiết 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nếp sống khoa học I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Thông qua hoạt động, HS thực hành xác định mục tiêu ngắn hạn (gần) và mục tiêu dài hạn (xa) trong học tập; sử dụng các câu hỏi 5W1H để làm rõ thông tin về những việc cần làm. - HS biết xây dựng các tiêu chí đánh giá nền ếp sinh hoạt và thực hành tự đánh giá nền nếp sinh hoạt của bản thân. * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Chia sẻ được những việc làm thể hiện nền nếp trong học tập và sinh hoạt; phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động chung. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xây dựng bảng thực hiện nền nếp sinh hoạt ở nhà và ở trường. - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được nền nếp sinh hoạt ở nhà và ở trường. * Phẩm chất: Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện hành động để đạt được mục tiêu trong học tập và sinh hoạt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, máy chiếu, tranh minh họa SGK, Mẫu: Kế hoạch hành động. - HS: SGK, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đường tới thành công.
- - GV mời mỗi tổ đứng thành một hàng dọc và nêu cách chơi, luật chơi: + Cách chơi: Các bạn trong tổ nối đuôi nhau nhảy về đích phía trước, nhảy xung quanh dãy bàn của tổ mình đến hết một vòng thì coi như về đích. + Luật chơi: GV hô 1, 1, 2, 2, 1 hoặc 2, 2, 1, 1, 1, HS ghi nhớ dãy số rồi cả tổ cùng nhảy quanh dãy bàn, đứng nhảy lò cò 1 chân mỗi khi có số 1 và nhảy 2 chân khi đọc số 2. Nếu trong tổ có người nhảy sai sẽ bị trừ 1 điểm và cả tổ phải lùi 1 bước. Tổ nào đến đích trước sẽ dành chiến thắng. - Sau khi kết thúc trò chơi, GV đặt câu hỏi: Làm thế nào để không bị nhảy nhầm chân? - GV tổng kết và dẫn dắt: Để đạt được mục tiêu – cần hành động và hành động kiên trì, luôn ghi nhớ những việc cần phải làm để thực hiện, không bỏ cuộc. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay, Tuần 8 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nếp sống khoa học. 2. Khám phá chủ đề: Lập và chia sẻ kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu học tập - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ – SGK tr.22 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV yêu cầu HS: Em hãy viết lên tấm bìa một mục tiêu học tập của mình với câu hỏi: Em muốn kết quả môn học nào tốt lên? - GV nêu khái niệm và lấy ví dụ: Em hãy nêu hai mục tiêu: ngắn hạn và dài hạn đối với môn học đó: + Ngắn hạn: là những mục tiêu liên quan đến những kế hoạch và dự định của bạn trong thời gian gần đây nhất. Ví dụ: cải thiện điểm kiểm tra trong tháng. + Dài hạn: là những mục tiêu liên quan đến những kế hoạch trong một khoảng thời gian rất dài sau này của bạn. Ví dụ: cải thiện điểm thi học kì và điểm tổng kết môn học, quyết tâm trang bị thêm nhiều kiến thức và kĩ năng liên quan đế môn học này. *Ví dụ: - Em muốn kết quả môn Tiếng Anh tốt lên. + Mục tiêu ngắn hạn: dành được điểm cao trong bài kiểm tra cuối học kì 1. + Mục tiêu dài hạn: học được 20 từ vựng một ngày và đạt được thành tích cao trong kì thi học sinh năng khiếu Tiếng Anh. - GV nêu yêu cầu: Em hãy lập kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu theo gợi ý sau: + Kiến thức em cần bổ sung. + Kĩ năng em cần rèn luyện. + Thời gian và trình tự thực hiện công việc. - GV gợi ý: Em đưa ra những việc cần làm để đạt được mục tiêu, thời gian và địa điểm thực hiện các công việc theo mẫu sau: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4: Em hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm kế hoạch hành động của mình, lắng nghe các bạn trong nhóm góp ý, điều chỉnh và bổ sung để hoàn thiện kế hoạch. - GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - GV và HS nhận xét, đánh giá, điều chỉnh, kết luận. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Tự đánh giá về nền nếp sinh hoạt - GV yêu cầu HS thảo luận xây dựng các tiêu chí đánh giá nền nép sinh hoạt:
- + Làm việc có kế hoạch. + Lập được thời gian biểu phù hợp. + Biết điều chỉnh kế hoạch phù hợp. + Kết quả thực hiện: - Không quên việc: - Thực hiện theo thời gian biểu. - Hoàn thành việc đúng hạn, đạt được mục tiêu đề ra. - GV mời HS chia sẻ kết quả tự đánh giá nền nếp. - GV kết luận: Nếp sống khoa học là sống, lao động, học tập, vui chơi có kế hoạch, đảm bảo giờ nào việc nấy, giữ được sức khỏe cho mình, chăm sóc được gia đình, người thân. 4. Cam kết hành động: - GV nhắc HS hoàn thiện kế hoạch hành động để đạt mục tiêu học tập và tích cực thực hiện các công việc đã đề ra theo trình tự. Điều chỉnh sau tiết dạy: - Em hãy trình bày thời gian biểu của mình Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn (Tiết 4) Tích hợp QBPTE bài 5: Ý kiến của em I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: * Năng lực đặc thù: + Nêu được một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn + Biết vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn + Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi. + Sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với khả năng của bản thân. * Năng lực chung: Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn * Phẩm chất: Phẩm chất nhân ái, biết yeu thương, cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn trong cuộc sống II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, máy chiếu. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Mở đầu - GV cho HS chơi trò chơi “truyền điện”, kể tên những việc làm thể hiện cảm thông giúp đỡ người gặp khó khăn. - GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương. - GV giới thiệu bài và ghi đề bài. 2. Luyện tập, thực hành. Bài tập 3. Lựa chọn thái độ, hành vi
- - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để xác định những thái độ, hành vi thể hiện cảm thông giúp đỡ người gặp khó khăn. - GV tổ chức các nhóm chia sẻ, các nhóm khác bổ sung, chi sẻ - GV nhận xét, kết luận: Khi thể hiện sự cảm thông giúp đỡ người gặp khó khăn cần có: + Thái độ chân thành + Lời nói cử chỉ phù hợp + ánh mắt thân tình + Tôn trọng + Tránh thái độ, hành vi tỏ vẻ thương hại, ban ơn. Bài tập 4. Xử lý tình huống - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 lựa chọn 1 tình huống sgk để đóng vai đưa ra cách xử lý đúng. - GV tổ chức cho HS trình bày cách xử lý, các nhóm khác góp ý, bổ sung và động viên - GV nhận xét, kết luận. 4. Vận dụng, trải nghiệm - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, xây dựng và thực hiện kế hoạch giúp đỡ người gặp khó khăn theo bản gọi ý sgk - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tích cực, đưa thông điệp. - Nhắc nhở HS khắc phục những tồn tại trong tiết học. - Nhắc nhở HS chuẩn bị bài tiết sau Điều chỉnh sau tiết dạy: - Em làm gì để giúp đỡ những bạn còn học yếu trong lớp Tiết 4: CÂU LẠC BỘ TIẾNG VIỆT Thi TNTV vòng 2 , giải văn tuổi thơ số tháng 10 năm I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ - Phòng máy cho thi TNTV vòng 2 - Giải một số câu đố văn học tuổi thơ tháng 10 II. ĐỊA ĐIỂM - Phòng tin học nhà trường (Luyện thi TNTV) - Thư viện ngoài trời III. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC 1. Luyện thi TNTV vòng 2 tại phòng tin học 2. Thảo luận giải các bài văn tuổi thơ tháng 10
- Điều chỉnh sau tiết dạy: Không
- Thứ Ba ngày 24 tháng 10 năm 2023 Buổi sáng Tiết 1,2: TIẾNG ANH ( Giáo viên Tiếng Anh dạy) Tiết 3: TIẾNG VIỆT Viết: Viết bài văn kể lại một câu chuyện I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Dựa vào HS lập được hoạt động viết ở bài 14, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài. - Vận dụng kể lại cho người thân nghe những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn HS vùng cao * Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: Chăm chỉ, tích cực, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, máy chiếu - HS: SGK, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Mở đầu: - GV tổ chức cho HS hát và vận động tại chỗ. - Giới thiệu bài mới. 2. Luyện tập, thực hành: BT1: GV yêu cầu HS đọc lại dàn ý đã lập ở bài 14. - GV hướng dẫn HS viết văn theo dàn ý đã lập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. BT2: a, GV hướng dẫn HS đọc lại bài làm của mình để phát hiện lỗi và rà soát theo các gợi ý. b, GV hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài (nếu có) 3. Vận dụng, trải nghiệm: - GV hướng dẫn HS thực hiện việc kể cho người thân nghe những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn HS vùng cao - Nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS tích cực. Điều chỉnh sau tiết dạy: Không Tiết 4: TOÁN Luyện tập I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Củng cố kiến thức về hàng, lớp, so sánh số tự nhiên, dãy số tự nhiên. - Vận dụng vào giải các bài tập, bài toán thực tế. * Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
- * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, máy chiếu, phiếu bài 2. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Mở đầu: - Trò chơi Tập tầm vông để nêu lại kiến thức về hàng và lớp - GV giới thiệu - ghi bài. 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp hỏi, đáp câu trả lời. - GV hỏi thêm: + Vì sao số 100 000 không phải là số có hai chữ số ở lớp nghìn? + Có phảo các số có hai chữ số ở lớp triệu đều có ba chữ số ở lớp nghìn? - GV nhận xét chung, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS làm bài vào vở. - Yêu cầu HS chia sẻ cách làm. - GV củng cố so sánh số tự nhiên. - GV khen ngợi HS. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Bài yêu cầu làm gì? - GV gọi HS trả lời nối tiếp - YC HS chia sẻ cách tìm ra số cần điền. - GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án. Bài 4 - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS phát hiện quy luật dãy số cách đều. - GV hướng dẫn HS tìm ra số cái cọc chính là tìm ra số các số hạng theo công thức: (Số cuối – số đầu): khoảng cách + 1 - YC HS áp dụng công thức tìm ra số các số hạng - GV chốt đáp án, tuyên dương HS. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - YC HS tìm có bao nhiêu số có ba chữ số? - Nhận xét tiết học. Điều chỉnh sau tiết dạy: Không Tiết 5: CÂU LẠC BỘ TOÁN Hướng dẫn học sinh giải TTT chuyên mục : Giải toán qua thư
- I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ - Báo Toán tuổi thơ tháng 10, chuyên mục giải toán qua thư - Một số dạng toán hình học II. ĐỊA ĐIỂM - Lớp 4D III. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC ĐÁP ÁN
- Bài 1: Vì số gà và số chó bằng nhau mà ta thấy: mỗi con gà thì có 2 chân còn mỗi con chó thì có 4 chân nên nếu coi số chân gà là 1 phần thì số chân chó sẽ là hai phần như thế. (Vẽ sơ đồ đt biểu thị số chân gà, chân chó). Số chân gà có là: 54: (2 + 1) x 1 = 18 (chân). Số con gà nhà bạn An nuôi là: 18 : 2 = 9 (con). Vì số gà và số chó bằng nhau nên số con chó nhà bạn An nuôi cũng sẽ là 9 con. Đáp số: Gà: 9 con. Chó: 9 con. Bài 2: Ta có: 4 tấn = 4000 kg. Mua 4 tấn cam phải trả hết số tiền là: 4000 x 18000 = 72000000 (đồng). Tổng số tiền đặt mua cam và tiền vận chuyển là: 72000000 + 1500000 = 73500000 (đồng). Số cam bị hỏng do vận chuyển là: (4000 : 100) x 5 = 200 (kg). Tổng số tiền bán cam với giá 22000 đồng là: 22000 x (4000 - 200) = 83600000 (đồng). Số tiền của hàng đó lãi là: 83600000 – 73500000 = 10100000 (đồng). Cửa hàng đó lãi số phần trăm so với giá mua là: 10100000 : 72000000 = 14,03 %. Đáp số: Lãi 14,03 % . Bài 3: Nhìn vào hình vẽ ta thấy: Cứ 2 điểm trên BC khi nối với đỉnh A sẽ cho ta 1 hình tam giác. Cứ 3 điểm trên BC khi nối với đỉnh A sẽ cho ta 1 + 2 = 3 hình tam giác. Cứ 4 điểm trên BC khi nối với đỉnh A sẽ cho ta 1 + 2 + 3 = 6 hình tam giác. Cứ 5 điểm trên BC khi nối với đỉnh A sẽ cho ta 1 + 2 + 3 + 4 = 10 hình tam giác. . Vậy theo quy luật đó khi nối 2018 điểm trên BC khi nối với đỉnh A sẽ cho ta tất cả số hình tam giác là: 1 + 2 + 3 + 4 + . + 2017 = 2035153 (hình tam giác) Đáp số: 2035153 hình tam giác. Bài 4: (Vẽ sơ đồ đt biểu thị số tuổi của 4 người). Tuổi của em Thơ là: 100 (2 + 3 + 21 + 24) x 2 = 4 (tuổi). Tuổi của anh Toán là: 4 x 3/2 = 6 (tuổi). Tuổi của mẹ là: 6 x 7 = 42 (tuổi). Tuổi của bố là: 100 – (4 + 6 + 42) = 48 (tuổi).
- Đáp số: Bố: 48 tuổi. Mẹ: 42 tuổi. Anh Toán: 6 Em Thơ: 4 tuổi. Bài 5: Vẽ hình chữ nhật ABDC với S ABC = S BCD. Kéo dài MP vuông góc với DC, cắt DC tại Q, Kéo dài NP vuông góc với BD, cắt BD tại I (Vẽ hình) Nhìn vào hình vẽ ta thấy: Vì S ABC = S BCD nên: S AMPN + S MBP + S NPC = S PIDQ + S BIP + S CPQ Mặt khác vì hình MBIP và hình NPQC đều là hình chữ nhật nên: S MBP = S BIP và S NPC = S CPQ Suy ra: S AMPN = S PIDQ S.PIKQ = 20x1 6 = 320 (cm2) Vậy S.AMPN = 320 (cm2) Đáp số: 320 cm2 Điều chỉnh sau tiết dạy: Không Buổi chiều: Tiết 1: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Đền Hùng và lễ Giỗ Tổ Hùng Vương - tiết 1 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Xác định được vị trí của khu di tích Đền Hùng; đọc được sơ đồ và giới thiệu được một số công trình kiến trúc chính trong quần thể khu di tích Đền Hùng; biết được thời gian, địa điểm tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương hiện nay. - Trình bày được những nét sơ lược về lễ giỗ Tổ Hùng Vương. - Thể hiện được niềm tự hào về truyền thống dân tộc qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương. * Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác, tìm tòi, khám phá * Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, máy chiếu, lược đồ, hình ảnh, video. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Mở đầu: - GV chiếu câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba” - Câu ca dao trên gợi cho em nhớ đến lễ hội nào ở nước ta? Hãy chia sẻ điều em biết về lễ hội này.
- - GV nhận xét, chốt: Câu ca dao trên nhắc tới lễ hội Đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ). Đây là lễ hội được tổ chức ngày 10/3 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng. Cũng chính vì thế mà Bác Hồ đã có câu: “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” - Mời các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay: “Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương” để hiểu hơn về nơi đây. - GV giới thiệu- ghi bài 2. Hình thành kiến thức: HĐ 1: Khu di tích Đền Hùng - GV treo lược đồ hình 1 SHS - YC HS quan sát, thảo luận nhóm đôi xác định vị trí của khu di tích Đền Hùng hình 1 SHS và cho biết khu di tích này thuộc thành phố, tỉnh nào? - GV mời đại diện nhóm lên bảng xác định khu di tích trên lược đồ phóng to và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, xác định lại chính xác vị trí khu di tích: Hình 1: Đây là lược đồ thể hiện tên và vị trí của các đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ. Trên lược đồ cũng thể hiện tên và vị trí của khu di tích Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. - GV nhấn mạnh: Nơi đây là trung tâm của vùng đất mà các Vua Hùng lập nên nhà nước đầu tiên của người Việt. - GV chiếu sơ đồ hình 2 SHS, cho HS tiếp tục thảo luận cặp: Kể tên và xác định vị trí một số công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng trên sơ đồ hình 2. - GV mời đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét, chốt: Hình 2: Một số công trình kiến trúc chính của Đền Hùng: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, lăng Vua Hùng, đền Quốc Tổ Lạc Long Quân, đền Tổ Mẫu Âu Cơ, - GV chiếu hình ảnh giới thiệu về một số công trình kiến trúc chính của khu di tích Đền Hùng; kết hợp giới thiệu thêm về Cổng đền; Đền Hạ; Đền Thượng (SGV) - Em cảm thấy các công trình nơi đây như thế nào? - Khi đến tham quan khu di tích Đền Hùng em cần có thái độ như thế nào? HĐ 2: Lễ giỗ Tổ Hùng Vương - YC HS đọc thông tin trong SHS và cho biết: Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào thời gian nào? Ở đâu? Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng Ba âm lịch hằng năm; tại khu di tích Đền Hùng (thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). - GV YC HS dựa vào thông tin trong SHS, hình ảnh và thảo luận nhóm: Giới thiệu sơ lược về lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. - GV mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, chốt: Giới thiệu sơ lược kết hợp chiếu hình 3,4 SHS: Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được Nhà nước tổ chức theo nghi lễ truyền thống. Nghi thức quan trọng nhất là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đoàn rước kiệu lần lượt đi qua các đền để đến Đền Thượng.
- Phần hội có các trò chơi như: thi gói bánh chưng, giã bánh giầy, hát Xoan, đấu vật, - Theo em, lễ giỗ Tổ Hùng Vương có ý nghĩa gì? Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức nhằm tôn vinh công lao dựng nước của các Vua Hùng. - GV kết luận: Đền Hùng – nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước, luôn là biểu tượng tôn kính, linh thiêng; quy tụ và gắn bó các dân tộc Việt Nam. 3. Vận dụng - Các Vua Hùng đã có công lao rất lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Các em cần làm gì để bày tỏ lòng biết ơn đối với các Vua Hùng. - GV nhận xét, chốt kiến thức - Nhận xét tiết học. Điều chỉnh sau tiết dạy: - Sưu tầm một số hình ảnh về Giỗ tổ Hùng Vương Tiết 2: GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Giáo viên Thể dục dạy) Tiết 3: KHOA HỌC Vai trò của ánh sáng (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Nêu được vai trò của ánh sáng đối với sự sống; liên hệ được với thực tế. - Biết tránh ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt; không đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu; thực hiện được tư thế ngồi học, khoảng cách đọc, viết phù hợp để bảo vệ mắt, tránh bị cận thị. * Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, máy chiếu, phiếu học tập hình 6, hình 7 - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Mở đầu: - GV hỏi: + Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với thực vật và động vật? + Lấy ví dụ trong thực tiễn về việc con người sử dụng ánh sáng đối với cây trồng? - GV nhận xét. - GV giới thiệu- ghi bài. 2. Hình thành kiến thức: HĐ3: Ánh sáng đối với đời sống của con người HĐ 3.1 - Yêu cầu mỗi HS quan sát hình 5 SGK và thảo luận nhóm đôi, cho biết tác dụng của ánh sáng đối với đời sống của con người. - GV mời 1-4 HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- - Yêu cầu HS lấy ví dụ khác về tác dụng của ánh sáng đối với đời sống của con người. - GV nhận xét và cho HS xem đoạn phim về tác dụng của ánh sáng đối với đời sống của con người. - GV kết luận: Ánh sáng rất cần cho sự sống và các hoạt động của con người. HĐ 3.2 - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát hình 7 cho biết để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra cho mắt, chúng ta nên và không nên làm gì? Vì sao? - GV mời 1-4 HS trả lời, cả lớp nhận xét. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS nêu ví dụ khác về tác hại của ánh sáng quá mạnh đối với mắt và cách phòng tránh. - GV nhận xét, kết luận: Ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể gây hại mắt. HĐ 3.3 - Yêu cầu HS quan sát hình 8 SGK và mô tả cách ngồi học và cách đặt đèn của bạn ở mỗi hình a, b, c, d. Nêu câu hỏi: Trường hợp nào cần tránh để không gây hại cho mắt khi ngồi học? Vì sao? - GV nhận xét, kết luận: Không học, đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng hoặc nơi ánh sáng quá mạnh. 3. Thực hành, luyện tập - Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi: + Đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng có hại cho mắt không? Vì sao? + Để tránh bị cận thị thì tư thế ngồi học và khoảng cách từ mắt đến sách cần phải như thế nào? + Để bảo vệ mắt em cần làm những việc gì? Vì sao? - GV mời 1 vài HS trả lời. - GV nhận xét, tuyên dương. - Mời 1-2 HS đọc ghi nhớ. 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Tổ chức cho HS thi đua xem ai thực hiện tư thế ngồi học ngay ngắn ở nơi đủ ánh sáng, khoảng cách từ mắt đến sách 25 cm đến 30 cm để tránh bị cận thị. - Yêu cầu HS giải thích vì sao không nhìn quá gần hoặc quá lâu vào màn hình điện thoại, máy tính, máy chiếu để bảo vệ mắt. - Yêu cầu HS điền những gì mình đã học được vào cột L của phiếu học tập KWL. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS luôn ngồi học đúng tư thế và biết bảo vệ đôi mắt. Điều chỉnh sau tiết dạy: Tiếp tục làm thí nghiệm để chiếu hoạt hình Tiết 4: CÂU LẠC BỘ KĨ NĂNG SỐNG Lắng nghe và chia sẻ (T3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu được tầm quan trọng của lắng nghe và chia sẻ.
- - Biết thực hành tư thế lắng nghe, làm “ngôi sao lắng nghe” hiệu quả. - Rèn luyện thói quen chia sẻ với người thân, bạn bè và mọi người xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tài liệu KNS (T12-15) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Kiểm tra: - Em làm gì để thực hiện nội quy lớp học? - Kể tên những việc làm chưa thực hiện đúng nội quy lớp học? HS nêu - Nhận xét, đánh giá. B. Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài: HĐ1. Tầm quan trọng của lắng nghe và chia sẻ - GV yêu cầu HS đọc truyện Chú mèo Kitty. Yêu cầu HS thảo luận BT1/13 BT1: Vì sao cô bé luôn muốn được nói chuyện với ông lão? - HS làm bài tập trong SGK. HS đọc tình huống. - Vì sao chugns ta cần biết lắng nghe và chia sẻ HS thảo luận nhóm 4: với mọi người? HS làm bài tập trong SGK - Chốt ý đúng BT 2. Đọc bài HS đọc bài và làm SGK/13 - Lắng nghe và chia sẻ có tầm quan trọng như thế nào? -Cần có hành động gì để lắng nghe có hiệu quả? BT3: Thực hành - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu - HS đọc bài 3/14. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân bài tập trong - HS làm bài tập trong SGK SGK/14 - Trình bày trước lớp. - Chốt ý đúng HĐ 2: Tìm hiểu cách lắng nghe và chia sẻ có hiệu quả. - Nghe lần 1 là nghe thấy BT 1: -Theo em, nghe lần 1 để làm gì? - Lắng nghe là nghe ở lần thứ mấy? - Nghe lần 2 là lắng nghe. * Chốt ý đúng. BT2: Nêu những đêìu em nên làm để lắng nghe - HS kể những việc nên làm. và chia sẻ có hiệu quả? BT3: Những nguyên nhân dẫn đến việc nghe và - Không tập trung, ngại chia sẻ, chia sẻ không hiệu quả? giả vờ nghe, môi trường ồn ào, - HS nêu, GV chốt. nghĩ xấu về người khác. HĐ3: Em tự đánh giá - GV yêu cầu HS tự đánh giá vào bảng SGK/15 - Trình bày bảng đánh giá trước lớp.