Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_doc_cho.doc
Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Lớp 4
- UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH TÂN SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ Ở CẤP HUYỆN TÊN SÁNG KIẾN: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 Tác giả Sáng kiến: Nguyễn Thị Hương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Minh Tân Bộ môn (chuyên ngành): Giảngdạy văn hóa MINH TÂN, THÁNG 3 NĂM 2022
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 1. Tên sáng kiến: Biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 4 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trường Tiểu học Minh Tân 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Thị Hương - Cơ quan, đơn vị: Trường Tiểu học Minh Tân - Địa chỉ: Nhất Trai – Minh Tân, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh - Điện thoại: 0352 438208 - Email: nguyenthihuongc1lhlt@bacninh.edu.vn 4. Đồng tác giả sáng kiến: Không 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Minh Tân, huyện Lương Tài 6. Các tài liệu kèm theo: Sáng kiến kinh nghiệm: 2 cuốn Là tác giả, tôi đề nghị Hội đồng sáng kiến huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh thẩm định, đánh giá, công nhận mức độ ảnh hưởng của Sáng kiến “Biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 4” đối với ngành Giáo dục và Đào tạo huyện. Xác nhận của Hiệu trưởng Minh Tân, ngày 15 tháng 3 năm 2022 Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Hương
- MỤC LỤC Trang Phần 1: MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến 3. Đóng góp của sáng kiến Phần 2: NỘI DUNG Chương 1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Chương 2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 1. Biện pháp 1:Giáo viên chuẩn bị chu đáo cho giờ dạy 2. Biện pháp 2:Sự chuẩn bị của học sinh 3. Biện pháp 3:Luyện cho học sinh đọc đúng . 4. Biện pháp 4:Luyện đọc nhanh . 5. Biện pháp 5: Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài . 6. Biện pháp 6: Luyện cho học sinh các kĩ thuật đọc: ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ, cường độ và cao độ 7. Biện pháp 7: Tạo hứng thú trong hoạt động luyện đọc diễn cảm Chương 3.KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN . Phần 3. KẾT LUẬN Phần 4. PHỤ LỤC - Tài liệu tham khảo - Tư liệu, tranh ảnh minh họa
- Phần 1: MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến Ở tiểu học việc dạy đọc có một ý nghĩa to lớn. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc là công cụ để học tập các môn học khác. Ngoài ra đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập, tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kĩ năng khác. Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể nào đọc nhanh và diễn cảm được. Khi học sinh có kỹ năng đọc diễn cảm tốt thì điều đó đã phần nào cho thấy học sinh đã cảm thụ được nội dung bài và ngược lại khi học sinh đã cảm thụ được nội dung bài thì các em thể hiện bằng việc đọc diễn cảm tốt. Qua giọng đọc diễn cảm giúp cho người nghe tái hiện lại bức tranh phong phú bằng trí tưởng tượng. Vậy việc rèn đọc cho học sinh từ bậc tiểu học rất cần thiết và quan trọng. Nó góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh, và giáo dục lòng ham đọc sách, phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành kĩ năng đọc cho học sinh ở bậc Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng nên tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 4” với mục tiêu giúp giáo viên tổ chức các hoạt động học trong tiết Tập đọc theo hướng tích cực khiến học sinh hào hứng, vui vẻ để các em yêu thích việc đọc, có thói quen đọc sách, trở thành người đọc chủ động, độc lập. Ngoài ra còn giúp phát triển năng lực văn học, nâng cao chất lượng đọc cho học sinh. 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến - Qua thực tế tìm hiểu tôi nhận thấy những biện pháp trước đây giáo viên thường sử dụng trong giờ Tập đọc tuy cũng có hiệu quả xong còn nhiều hạn chế:
- + Việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh (nhấn giọng từ ngữ; cách ngắt, nghỉ, cách lên giọng, xuống giọng, ) đôi lúc giáo viên làm còn sơ sài, hình thức, mang tính áp đặt. + Nhiều khi dạy Tập đọc giáo viên mới chỉ coi trọng việc sửa cho học sinh cách phát âm sao cho học sinh phát âm to, rõ ràng, lưu loát một văn bản cụ thể chứ chưa quan tâm nhiều đến kỹ thuật đọc, giọng đọc, cách đọc diễn cảm của học sinh hay việc đọc mẫu của giáo viên. Chính vì vậy sáng kiến tôi đưa ra gồm các biện pháp giúp giáo viên dạy học môn Tập đọc theo hướng “Lấy học sinh làm trung tâm”, giúp phát huy tính tích cực và tiếp thu kiến thức có mục đích của học sinh. Các biện pháp đưa ra trong sáng kiến khuyến khích học sinh đọc sáng tạo, kích thích sự hứng thú của học sinh.Từ đó việc giảng dạy của giáo viên sẽ nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. - Sáng kiến được tôi đưa vào áp dụng lần đầu thực tiễn tại lớp 4A trường Tiểu học Minh Tân từ đầu năm học 2021-2022và đã cho thấy hiệu quả tích cực. Ưu điểm nổi bật của sáng kiến đó là phát triển kĩ năng đọc, giúp chất lượng đọc của học sinh được nâng lên rõ rệt, học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. 3. Đóng góp của sáng kiến - Sáng kiến đưa ra các biện pháp giúp tiết học Tập đọc nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. - Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc. - Các biện pháp góp phần phát huy tính tích cực của học sinh, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh bên cạnh việc học kiến thức trong tiết học Tập đọc. Phần 2: NỘI DUNG Chương 1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Từ thực tế còn nhiều học sinh đọc ngọng, đọc sai, đọc thừa, đọc thiếu, chưa biết ngắt, nghỉ, đọc còn tùy tiện và không theo quy tắc và ý diễn đạt của câu Đa số các em đọc để thể hiện nội dung bài đọc thì còn thấp. Khi đọc,
- nhiều em chưa hiểu ý của từng đoạn, từng bài, các em ngắt nghỉ câu văn, ngắt nhịp câu thơ chưa chính xác, chưa thể hiện được nội dung và tình cảm bài đọc bằng sắc thái giọng đọc vui, buồn, trầm, bổng, gợi cảm Cụ thể, kết quả khảo sát với đối tượng học sinh lớp 4A trước khi áp dụng biện pháp (Bài khảo sát đầu năm) Đọc nhỏ, Đọc còn Đọc to, Đọc diễn cảm ấp úng vấp, đọc chưa lưu loát Sĩ Số đúng SL % SL % SL % SL % 27 6 22,2 8 29,6 10 37,1 3 11,1 Học sinh thường mắc các lỗi trên do các nguyên nhân sau: - Do vốn từ ngữ còn hạn chế, các em chưa hiểu rõ các từ ngữ trong văn bản dẫn đến ngắt nghỉ không đúng văn bản hoặc vấp nhiều. - Học sinh chưa quan tâm đến cách đọc mà chủ yếu là chỉ dừng lại ở mức độ đọc đúng. - Các em chưa cảm nhận được ý nghĩa, nội dung và nghệ thuật của bài đọc. - Học sinh còn nhút nhát, lúng túng khi đọc trước lớp nên đọc nhỏ, đọc vấp. - Do ngôn ngữ của địa phương, học sinh phát âm sai l/n. - Giáo viên nhiều khi còn sa đà quá nhiều vào giảng nội dung bài mà dành ít thời gian luyện đọc. - Các bậc phụ huynh còn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc rèn đọc diễn cảm. Một số phụ huynh đi làm xa gửi con ở nhà với ông bà nên chưa sát sao kiểm tra, đôn đốc việc học của con em mình. Một số phụ huynh có tư tưởng muốn con học thiên về môn Toán hơn. Chương 2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 1. Biện pháp 1: Giáo viên chuẩn bị chu đáo cho giờ dạy
- *Mục tiêu: Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học để xác định yêu cầu cần đạt cũng như phương pháp dạy để rèn cho học sinh đọc tốt, cảm thụ tốt nội dung bài đọc. *Cách thực hiện: - Giáo viên phải đọc bài nhiều lần để đọc tốt và hiểu thấu đáo nội dung bài đọc. Bởi giọng đọc của giáo viên ảnh hưởng đến học sinh rất sâu sắc. Giáo viên đọc hay còn làm tăng thêm niềm say mê và hứng thú học tập cho học sinh. - Giáo viên phải nghiên cứu bài học, trả lời các câu hỏi để xác định yêu cầu cần đạt và nội dung, phương pháp dạy bài tập đọc. Mục tiêu của giờ học Tập đọc chính là cái đích mà thầy trò cần đạt được sau giờ học, nó sẽ được cụ thể hoá thành các nội dung dạy học. Nếu giáo viên chưa xác định đúng mục tiêu của bài học thì tiết học đó không đạt hiệu quả cao được. - Giáo viên cần xác định trong bài tập đọc đó học sinh dễ mắc những lỗi nào về phát âm để cho học sinh luyện đọc. (Đó thường là những tiếng khó, câu dài hoặc những chỗ ngắt nhịp khó). - Giáo viên phân loại theo trình độ học tập của học sinh để có kế hoạch luyện đọc nối tiếp theo nhóm đối tượng. - Xác định giọng đọc chung toàn bài, mỗi đoạn cần nhấn giọng, cần bộc lộ cảm xúc ra sao. Ví dụ: Khi đọc bài Điều ước của vua Mi-đát, nếu chỉ đọc với giọng đều đều lưu loát, thì học sinh nghe và không thấy được cái hay của bài, giáo viên không thể truyền thụ hết nội dung bài văn, cũng không gây được hứng thú cho học sinh trong giờ học. Ở bài tập đọc này đoạn 1 đọc với giọng vui vẻ, hào hứng khi điều ước của vua Mi-đát được thực hiện. Đoạn 2 giọng đọc chuyển sang hốt hoảng. Lời của vua Mi- đát chuyển từ phấn khởi, thoả mãn sang lo sợ, cầu khẩn, hối hận. Lời phán của thần Đi-ô-ni-dốt đọc với giọng điềm tĩnh, oai vệ. Nhấn giọng ở những từ ngữnói lên sự tham lam và hối hận của vua Mi-đát như: tham lam, hoá, ưng thuận, biến thành, sung sướng, khủng khiếp, cồn cào, cầu khẩn, tha tội, phán, thoát khỏi.
- - Giáo viên cần xem những từ khó nào cần giải nghĩa, những nội dung nào cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu. Cần xem xét hệ thống câu hỏi trong SGK để có sự điều chỉnh phù hợp với cách hiểu của đối tượng học sinh lớp mình. Lựa chọn, bổ sung hệ thống câu hỏi để làm rõ nội dung và nghệ thuật của bài. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo cho giờ dạy, đồ dùng có trong phòng thiết bị nhà trường hoặc do giáo viên sưu tầm, sáng tạo thêm, ví dụ: tranh ảnh, vật thật, sử dụng trình chiếu khi dạy học Chẳng hạn khi dạy bài “Con chuồn chuồn nước”, giáo viên sử dụng đồ dùng là bức tranh vẽ phong cảnh làng quê Việt Nam. Nếu có tranh học sinh sẽ không mơ hồ về màu đỏ chót, màu vàng nhạt , cũng như hiểu thấu đáo hơn về nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả. 2. Biện pháp 2: Sự chuẩn bị của học sinh * Mục tiêu: Sự chuẩn bị bài chu đáo giúp học sinh có tâm thế tự tin trước giờ học, phát huy năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. * Cách thực hiện: - Giáo viên bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, áp dụng phương pháp “Lớp học đảo ngược” hướng dẫn học sinh cách nghiên cứu, chuẩn bị trước bài học gồm hai việc chính: Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài. + Luyện đọc: Học sinh cần đọc to bài đọc nhiều lần cho lưu loát. Có thể đánh dấu từ mình hay đọc nhầm, từ chưa hiểu nghĩa hay câu văn hay để đến lớp chia sẻ cùng các bạn. Khuyến khích học sinh luyện đọc thật hay một đoạn mà các em thích nhất. + Tìm hiểu bài: Các em tìm hiểu nội dung của bài đọc, tìm cách đọc hay của bài và chuẩn bị cho phần trả lời câu hỏi nội dung bài tùy theo khả năng của bản thân học sinh. Giáo viên không bắt buộc toàn bộ học sinh trong lớp phải chuẩn bị đồng đều như nhau tất cả các câu hỏi theo sách. - Giáo viên cũng giới thiệu về hình thức thi đọc dự kiến sẽ tổ chức trong tiết Tập đọc tới cùng những tiêu chí bình chọn và phần thưởng bất ngờ để tạo động lực luyện đọc ở nhà cho học sinh. 3. Biện pháp 3: Luyện cho học sinh đọc đúng
- * Mục tiêu: Đọc đúng là sự tái hiện về mặt âm thanh của bài đọc chính xác, đọc đúng các âm, thanh, không có lỗi như đọc thừa, đọc sót, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc đúng ngữ điệu. * Cách thực hiện: + Hướng dẫn học sinh đọc đúng các phụ âm đầu: Ví dụ: không đọc nhầm lẫn l/n, s/x + Đọc đúng các vần: Ví dụ: phân biệt để không đọc “iu tiên”, “mua riệu” mà phải đọc “ưu tiên”, “mua rượu” + Đọc đúng các thanh. Ví dụ: Không đọc là “ bác sý ” mà đọc là “ bác sỹ ”. Không đọc là “ suy nghỉ ” mà đọc là “ suy nghĩ ”. + Để luyện cho học sinh đọc đúng thì trước tiên giáo viên phải đọc đúng. Sau khi giáo viên đọc mẫu, giáo viên cần chia văn bản thành các đoạn đọc. Về luyện phát âm các từ, giáo viên cho học sinh luyện đọc cá nhân. Với những em phát âm sai thì giáo viên cho sửa ngay. Các em được luyện đọc trong cặp để sửa cho nhau. Với những câu mà giáo viên dự tính nhiều em đọc sẽ ngắt nghỉ không đúng chỗ cũng tiến hành như vậy. Cuối cùng mới cho đọc hoàn chỉnh cả đoạn, bài. + Rèn cho học thói quen đọc đúng những từ có các phụ âm mà học sinh hay nhầm lẫn là một việc làm không đơn giản. Đó là cả một quá trình lâu dài, giáo viên cần tỉ mỉ, không nóng vội. Do vậy cần tạo cho học sinh có ý thức rèn trong tất cả các giờ học và trong bất kỳ hoàn cảnh giao tiếp nào cũng cần giúp các em sửa ngay. Chẳng hạn, giáo viên có thể điều chỉnh lỗi phát âm cho trẻ vào giờ nghỉ giải lao khi trò chuyện học sinh tự nhiên nói ra những tiếng có lỗi phát âm, khuyến khích học sinh đọc thơ, hát để phát hiện và sửa lỗi phát âm cho các em. + Để điều chỉnh lỗi phát âm cho trẻ luôn cần có sự quan tâm , tương tác giữa cô và trò. Giáo viên càng gần gũi với các em, tạo được sự tin tưởng cho các em thì việc điều chỉnh lỗi phát âm cho các em càng thuận lợi hơn.
- + Giáo viên cũng cần khuyến khích học sinh tới thư viện mượn sách truyện để các em rèn đọc thêm. + Đọc đúng bao gồm cả đúng về ngữ điệu câu, ngắt hơi, nghỉ hơi trong câu. Cần hướng dẫn học sinh dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng.Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu. Ví dụ: Trăng sáng mùa thu/ vằng vặc chiếu khắp thành phố, /làng mạc (Trung thu độc lập – Tiếng Việt 4 tập 1, trang 66 ). Trong ví dụ trên, học sinh đã ngắt giọng sai do tách “vằng vặc” ra khỏi “Trăng sáng mùa thu” vì vậy câu văn bị hiểu sai thành: “Trăng sáng mùa thu” là chủ ngữ và vị ngữ là “vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc ”. Do đó cần hướng dẫn học sinh ngắt giọng đúng như sau: “Trăng sáng mùa thu vằng vặc/ chiếu khắp thành phố,/ làng mạc ”. Khi hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên cần lưu ý học sinh cách phân tích quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu, cần phải giúp học sinh hiểu được không thể tách một từ ra làm hai một cách tuỳ tiện. Giáo viên cũng không thể bỏ qua bước hướng dẫn học sinh biết đọc ngắt nghỉ giữa các dòng thơ.Khi đọc một số câu thơ, do không chú ý đến quan hệ ngữ pháp mà chỉ chú ýđến sự cân đối về âm thanh mà học sinh đã ngắt nhịp sai làm sai ý nghĩa của câu thơ. Ví dụ: Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại / tuyệt vời sâu xa Thương ngườirồi /mới thương ta Yêu nhau dù mấy/ cách xa cũng tìm Giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngắt giọng đúng như sau: Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu /lại tuyệt vời sâu xa
- Thương người/rồimới thương ta Yêu nhau /dù mấycách xa cũng tìm Ngắt nhịp nghỉ hơi đúng không chỉ có nghĩa trong việc giúp học sinh đọc lưu loát, không vấp và thiếu hơi mà còn có ý nghĩa làm tăng hiệu quả trong diễn tả nội dung, tính chất của bài đọc. + Đọc đúng ngữ điệu câu: lên giọng ở cuối câu hỏi. Hạ giọng ở cuối câu kể.Với loại câu cảm, câu cầu khiến, giáo viên hướng dẫn học sinh biết thay đổi sắc thái giọng đọc cho phù hợp với tình cảm vui, buồn, yêu, ghét, hờn giận, khinh bỉ, hóm hỉnh, phẫn nộ được biểu đạt trong câu đó. Ví dụ: - Cậu thấy chùm quả của mình thế nào? (Ở vương quốc Tương lai).Đây là câu hỏi cần đọc cao giọng hơn. - Ờ, nhớ về sớm nghe con! (Chị em tôi).Đây là câu cảm: Đọc với giọng thiết tha, nhẹ nhàng thể hiện tình cảm. - Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng! (Điều ước của vua Mi-đát).Câu khiến này đọc với giọng yêu cầu, nài nỉ. Tuy nhiêncó những câu hỏi nhưng khi đọc không cần lên giọng ở cuối câu. Chẳng hạn khi đọc: “Bầm ơi, có rét không Bầm?”Đây là kiểu câu hỏi nhưng khi đọc ta không lên giọng ở cuối câu mà lại hạ giọng ở cuối câu. Vì đây là câu hỏi thể hiện sự trăn trở của người con nơi chiến trận đang nghĩ về người mẹ yêu quý của mình, một câu hỏi không cần có câu trả lời. Như vậy tùy thuộc vào từng văn bản cụ thể mà giáo viên hướng dẫn học sinh thể hiện đúng ngữ điệu. 4. Biện pháp 4:Luyện đọc nhanh * Mục tiêu: Đọc nhanh còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy, đọc không ê a, ngắc ngứ. Tốc độ đọc phải đi song song với việc tiếp nhận có ý thức bài đọc.Khi
- đọc cho người khác nghe thì người đọc phải xác định tốc độ nhanh nhưng để cho người nghe hiểu kịp được chứ không phải là đọc liến thoắng. * Cách thực hiện: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ như vậy. Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc.Học sinh được đọc trong cặp, đọc nối tiếp đoạn trước lớp có sự kiểm tra của bạn, của cô để điều chỉnh tốc độ.Tốc độ đọc phụ thuộc vào độ khó của từng bài, từng thời điểm.Giáo viên cần cho học sinh đọc trướcở nhà nhiều lần. 5. Biện pháp 5: Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài * Mục tiêu: Để đọc diễn cảm, trước hết phải xác định nội dung, ý nghĩa của bài đọc, sắc thái tình cảm, cảm xúc, giọng điệu chung của bài. Đây là nhiệm vụ của quá trình đọc hiểu. Kết thúc quá trình đọc hiểu, học sinh phải xác định được cảm xúc của bài, ví dụ cần đọc với giọng: vui, buồn, tự hào, nhẹ nhàng, mạnh mẽ Ví dụ: Khi tìm hiểu bài tập đọc “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi học sinh hiểu được nội dung bài là ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy, từ đó các em sẽ biết được cần đọc bài với cảm hứng ca ngợi, khâm phục Bạch Thái Bưởi. Đọc với giọng sảng khoái khi thể hiện sự thành đạt của Bạch Thái Bưởi, nhấn giọng những từ ngữ nói về nghị lực, tài trí của Bạch Thái Bưởi. *Cách thực hiện: Giáo viên cần giúp học sinh phải hiểu bài đọc, bắt đầu từ việc hiểu nghĩa từ. Từ đó, khi đọc bài, các em biết chú ý tìm hiểu và thưởng thức vẻ đẹp của ngôn từ trong bài.Ngoài các từ khó được giải nghĩa trong phần chú thích thì giáo viên cần phải có hiểu biết về từ địa phương cũng như có vốn từ để chọn từ giải nghĩa cho thích hợp. Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng giải đáp cho học sinh về bất cứ từ nào trong bài mà các em yêu cầu.
- - Kĩ năng đọc hiểu được hình thành qua việc thực hiện một hệ thống câu hỏi. Giáo viên cần xem xét hệ thống câu hỏi trong SGK để có sự điều chỉnh phù hợp với cách hiểu của đối tượng học sinh lớp mình. Lựa chọn, bổ sung hệ thống câu hỏi, bài tập để làm rõ nội dung và nghệ thuật của bài. Đồng thời giáo viên cần giải thích thêm cho rõ yêu cầu của câu hỏi nếu học sinh chưa định hướng, chưa xác định rõ yêu cầu của câu hỏi. Có thể thay thế hoặc tách câu hỏi khó, diễn đạt dài dòng thành một số câu hỏi nhỏ hoặc bổ sung câu hỏi phụ để học sinh dễ thực hiện. (Mục đích làm giảm độ khó của câu hỏi). - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, phát hiện hình ảnh, các chi tiết có giá trị tiêu biểu để hiểu nội dung và xác định cách đọc. Nắm được nội dung chính của từng đoạn và cả bài sẽ tạo ra cách đọc có chất lượng hơn. Người đọc nắm chắc nội dung, tâm tình và lời nói của từng nhân vật để khi đọc diễn tả cho đúng tinh thần của câu văn, bài văn.Điều đó cho thấy việc đọc hiểu và phần đọc diễn cảm có quan hệ mật thiết với nhau.Học sinh có khả năng đọc hiểu tốt sẽ tạo điều kiện cho học sinh đó đọc diễn cảm tốt hơn. 6. Biện pháp 6: Luyện cho học sinh các kĩ thuật đọc: ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ, cường độ và cao độ * Mục tiêu: Giúp học sinh đọc diễn cảm hơn, thể hiện được nội dung và sắcthái tìnhcảm của bài đọc. *Cách thực hiện: 6.1. Ngắt giọng biểu cảm - Bên cạnh việc dạy học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa – ngữ pháp còn cần dạy ngắt giọng biểu cảm. Ngắt giọng biểu cảm đối lập với với ngắt giọng logic.Ngắt giọng logic là chỗ dùng để tách các nhóm từ trong câu.Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe. Đó là chỗ ngừng lâu hơn bình thường do dụng ý của người đọc muốn gây ấn tượng về cảm
- xúc. Ngắt giọng biểu cảm góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao.Đó là sự ngắt giọng có ý đồ nghệ thuật. Ví dụ: Khi đọc câu thơ cuối trong bài thơ “Mẹ ốm” (TV4 tập 1, trang 10) giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách ngắt nhịp như sau: “Mẹ/ là đất nước, tháng ngày của con.” Rõ ràng với cách ngắt nhịp như trên sẽ giúp cho người nghe thấy hết được tình cảm yêu thương sâu sắc của tác giả đối với người mẹ đã từng vất vả nuôi con khôn lớn thành người. 6.2. Tốc độ đọc - Tốc độ đọc chi phối sự diễn cảm, có ảnh hưởng đến việc thể hiện ý nghĩa, cảm xúc. Ví dụ đọc một bản tin ngắn, một lời nhắn (Ví dụ: bài Vẽ về cuộc sống an toàn, Tiếng cười là liều thuốc bổ) thì tốc độ đọc phải nhanh hơn một văn bản văn chương. Tốc độ đọc truyện kể phải nhanh hơn đọc thơ trữ tình vì đọc thơ trữ tình cần thời gian để bộc lộ cảm xúc. - Khi đọc văn bản có nội dung miêu tả một công việc dồn dập, khẩn trương phải đọc nhịp nhanh. Ví dụ khi đọc bài “Thắng biển” (Tiếng Việt 4, tập 2) cần đọc với giọng gấp gáp, hối hả khi cơn bão biển tấn công, ý chí quyết thắng của thanh niên xung kích. - Cảm xúc phấn khởi tự hào cũng cần thể hiện với tốc độ không quá chậm. Những bài văn xuôi trữ tình, chứa chan cảm xúc như bài Cánh diều tuổi thơ (Tiếng Việt 4, tập 1) cần đọc chậm, tha thiết nhất là những câu: “Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi !” - Tốc độ đọc ảnh hưởng đến sự diễn cảm, đặc biệt là chỗ có thay đổi tốc độ gây sự chú ý, có giá trị biểu cảm tốt. Ví dụ khi đọc bài thơ Mẹ ốm, nếu câu cuối “Mẹ là đất nước, tháng ngày của con” đọc chậm lại thì sẽ đọng lại trong lòng người đọc nhiều hơn là đọc với tốc độ bình thường như những câu khác.
- - Hay những chỗ có dấu ba chấm cần đọc chậm lại, ngân. Ví dụ: “Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.” 6.3. Cường độ đọc và cao độ - Trước hết học sinh phải hiểu rằng đọc không chỉ cho mình nghe mà phải đọc sao cho cả lớp cùng nghe rõ. Nghĩa là đọc sao cho bạn ở xa nhất trong lớp cũng phải nghe thấy.Nhưng như thế không có nghĩa là đọc quá to như hét, cũng không được đọc quá nhỏ.Cường độ đọc phù hợp mới có giá trị diễn cảm. Ví dụ khổ thơ: Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - TV4 – T2) Khi đọc khổ thơ trên không ngắt bằng những phách mạnh mà dùng trường độ: hơi kéo dài giọng để tạo đường ranh giới ngắt nhịp, đồng thời phải đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết như lời ru. - Khi nói đến việc sử dụng cao độ để đọc diễn cảm là muốn nói đến những chỗ lên giọng, xuống giọng có dụng ý nghệ thuật. - Cần kết hợp giữa cường độ và cao độ trong giọng đọc khi đọc văn bản truyện để phân biệt lời dẫn truyện – lời tác giả và lời nhân vật. Khi đọc những lời dẫn truyện cần đọc với giọng nhỏ hơn, thấp hơn những lời nói trực tiếp của nhân vật.Ở đây có sự chuyển giọng mà những lời dẫn như nền thấp để cho những lời hội thoại nổi lên. Ví dụ: Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:
- - Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không? Cao Bá Quát vui vẻ trả lời: - Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng. Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cần chú ý đến tư thế tác phong của người đọc, giọng đọc bình tĩnh, tự nhiên, độ âm vang vừa phải. Một sắc thái vui tươi trên nét mặt hay một thoáng trầm tư phù hợp với từng câu, đoạn sẽ làm tăng thêm cái hay cái đẹp và dễ đi vào lòng người. Ánh mắt không phải lúc nào cũng chằm chằm nhìn vào sách mà đôi lúc nhìn vào người nghe để lôi cuốn sự chú ý của mọi người. 7. Biện pháp 7: Tạo hứng thú trong hoạt động luyện đọc diễn cảm. * Mục tiêu: Kĩ năng đọc diễn cảm là kĩ năng đọc cao nhất với học sinh lớp 4. Do vậy tạo được cảm xúc, hứng thú luyện đọc diễn cảm cho học sinh sẽ giúp các em tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong việc rèn đọc diễn cảm. *Cách thực hiện: - Giáo viên cho học sinh đọc diễn cảm lại những câu mà mình thích hoặc chọn một, hai câu thật hay để cùng đọc với các em nhằm tạo hứng thú rèn đọc nhất. Lúc đầu, giáo viên làm mẫu cách đọc diễn cảm sáng tạo kết hợp ngôn ngữ hình thể, nét mặt biểu cảm. Sau đó khuyến khích học sinh đọc sáng tạo theo sự cảm thụ của mình. - Ở lứa tuổi học sinh tiểu học các em rất hiếu động, thích vui chơi giải trí nhiều hơn là học tập gò bó.Các em thích được khen ngợi, động viên, thích được tự hào về bản thân.Vì thế , giáo viên nên tổ chức các cuộc thi đọcgiữa các cá nhân trong lớp, giữa các nhóm trong lớp, có thể tổ chức trong giờ tập đọchoặc
- trong các giờ ngoại khóa, các câu lạc bộ. Đây cũng là hình thức khuyến khích học sinh thi đua với bạn. - Tùy thời gian và điều kiện, giáo viên tổ chức thi đọc diễn cảm cho học sinh với tiêu chí bình chọn cụ thể và phần thưởng thú vị, bất ngờ như đồ dùng học tập, kẹp tóc xinh xắn, Những phần thưởng tuy nhỏ nhưng ý nghĩa, tác động mạnh mẽ tới hoạt động học tập của học sinh.Các em hào hứng luyện đọc, sôi nổi tham gia thi đọc và trân trọng phần thưởng được trao.Từ đó có động lực luyện tập để thi đua với các bạn, giành nhiều lời khen và phần thưởng hơn nữa. Chương 3.KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN Nhờ áp dụng các biện pháp nêu trên, học sinh lớp tôi đã có những chuyển biến tích cực về chất lượng đọc.Các em học sinh rất hứng thú trong giờ tập đọc.Bước đầu các em biết đọc diễn cảm hơn ở các bài Tập đọc.Các em biết mạnh dạn hơn, biết tìm giọng đọc đúng ngữ điệu, sắc thái, lời nhân vật.Biết nhận xét bạn để cùng tìm giọng đọc của bài, thêm yêu thơ văn, có kĩ năng đọc diễn cảm bằng lời tương đối tốt. Cụ thể thông qua khảo sát chất lượng học sinh sau khi áp dụng các biện pháp trên như sau: - Kết quả khảo sát sau khi áp dụng biện pháp (Bài kiểm tra giữa học kì I) Đọc nhỏ, Đọc còn Đọc to, Đọc diễn cảm ấp úng vấp, đọc chưa lưu loát Sĩ Số đúng SL % SL % SL % SL % 27 0 0 1 3,7 15 55,6 11 40,7
- Qua so sánh đối chứng kết quả tôi thấy tỉ lệ đọc to, lưu loát và đọc diễn cảm tăng lên rõ rệt, học sinh đọc nhỏ, ấp úng giảm hẳn. Kết quả trên cho thấy chất lượng đọc của học sinh có chiều hướng thay đổi tích cực.Học sinh đã có tiến bộ hơn, chất lượng đọc diễn cảm đã được nâng cao hơn.Không những thế còn biết dùng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc để viết đoạn văn, bài văn hay.Học sinhyêu thích việc đọc, đọc sách nhiều hơn cả khi ở lớp và ở nhà.Các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Phần 3. KẾT LUẬN 1.Rèn đọc cho học sinh không thể nóng vội mà phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỉ mỉ, nhưng cũng rất cương quyết để hình thành cho các em có thói quen và niềm say mê đọc sách. Rèn cho các em đức tính chịu khó, cẩn thận trong khi luyện đọc.Việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh là một nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Giáo viên cần có tính kiên trì, bền bỉ, dịu dàng, sáng tạo, gây hứng thú cho học sinh tìm ra cách đọc đúng, đọc hay.Gần gũi quan tâm đến từng đối tượng học sinh, động viên khen ngợicác em đúng lúc. Phát huy tốt tính tích cực sáng tạo của học sinh.Làm tốt việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 sẽ góp phần vô cùng quan trọng để phát triển trí tuệ cho các em một cách tổng hợp.Từ đó các em sẽ có một nền tảng vững chắc để học các môn học khác và tiếp tục học lên các lớp trên. 2.Qua thực tế thực nghiệm áp dụng với lớp 4A trường Tiểu học Minh Tân bước đầu thu được hiệu quả đáng kể. Học sinh hứng thú với các hoạt động trong tiết học, có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp rất tốt.Các em yêu thích việc đọc và đọc thường xuyên hơn.Kĩ năng đọc của học sinh nâng cao hơn rõ rệt. Những kết quả thu được khẳng định tính khoa học, đúng đắn của sáng kiến tôi đã thực hiện. Vì vậy, sáng kiến này có thể áp dụng trong phạm vi rộng rãi hơnvà hy vọng sẽ có sức lan tỏa để các thầy cô áp dụng nâng cao chất lượng đọc cho học sinh. 3. Kiến nghị
- a) Đối với tổ/nhóm chuyên môn: Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên trong tổ chia sẻ những kinh nghiệm rèn đọc cho học sinh. b) Đối với Lãnh đạo nhà trường: Nhà trường nên tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên cũng như học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập như: máy tính, máy chiếu c) Đối với Phòng GDĐT: Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm để giáo viên các trường trao đổi, học tập lẫn nhau về phương pháp rèn đọc cho học sinh. Minh Tân, tháng 3 năm 2022 GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Hương
- Phần 4. PHỤ LỤC - Tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1 2. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 2 3. Chuẩn kiến thức kĩ năng 4. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học - Tư liệu, tranh ảnh minh họa Hình 1.Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu
- Hình 2.Các em say sưa luyện đọc và chia sẻ cặp đôi Hình 3.Hoạt động đọc nối tiếp đoạn trước lớp
- Hình 4. Học sinh hứng thú đọc sách và chia sẻ với bạn trong giờ giải lao Hình 5. Học sinh lớp 4A đạt giải Nhất phần thi Kể chuyện trong cuộc thi Ngày hội đọc sách do nhà trường tổ chức