Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn phân loại từ theo cấu tạo cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn phân loại từ theo cấu tạo cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huong_dan_phan_loai_t.pptx
Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn phân loại từ theo cấu tạo cho học sinh Lớp 4
- PHÒ NG GIÁ O DUC̣ & ĐÀ O TAỌ YÊN PHONG TRƯỜ NG TIỂ U HOC̣ YÊN TRUNG SỐ 2 BÁ O CÁ O BIÊṆ PHÁ P NÂNG CAO CHẤ T LƯƠṆ G GIÁ O DUC̣ MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4 Tên biện pháp: “Một số biện pháp hướng dẫn phân loại từ theo cấu tạo cho HS lớp 4”. Tác giả : Nguyêñ Thi Ḥ ạnh Môn giảng dạy : Tiếng Việt Trình độ chuyên môn : Đại học Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Yên Trung số 2 Yên Trung, ngày 01 tháng 12 năm 2020
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP PHẦN V: CAM KẾT
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Việt là môn học có vai trò đặc biệt quan trọng ở bậc Tiểu học, là phương tiện chủ yếu để HS tiếp thu kiến thức của các môn học khác, là một công cụ hữu hiệu trong hoạt động và giao tiếp của HS, giúp HS tự tin và chủ động hoà nhập các hoạt động học tập trong trường học. Do đó, môn Tiếng Việt có một vị trí rất quan trọng đối với HS Tiểu học. Như chúng ta đã biết,“từ” là một đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng trong việc dạy từ ở tiểu học. Không có một vốn từ đầy đủ thì không thể sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp. Vì vậy việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về từ cho HS tiểu học là rất quan trọng. Nhưng trong thực tế sử dụng từ ngữ, HS và đôi khi cả GV cũng thường lúng túng trong việc phân loại từ theo cấu tạo, đặc biệt là HS lớp 4. Là một GV được nhà trường phân công dạy lớp 4, tôi thấy việc giảng dạy cho HS nắm rõ khái niệm từ, biết phân biệt từ và vận dụng từ vào thực tế bài học, vào cuộc sống giao tiếp là điều hết sức quan trọng. Chính vì vậy, tôi đã chọn: “Một số biện pháp hướng dẫn phân loại từ theo cấu tạo cho HS lớp 4”.
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Việt là môn học có vai trò đặc biệt quan trọng ở bậc Tiểu học, là phương tiện chủ yếu để HS tiếp thu kiến thức của các môn học khác, là một công cụ hữu hiệu trong hoạt động và giao tiếp của HS, giúp HS tự tin và chủ động hoà nhập các hoạt động học tập trong trường học. Do đó, môn Tiếng Việt có một vị trí rất quan trọng đối với HS Tiểu học. Như chúng ta đã biết,“từ” là một đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng trong việc dạy từ ở tiểu học. Không có một vốn từ đầy đủ thì không thể sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp. Vì vậy việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về từ cho HS tiểu học là rất quan trọng. Nhưng trong thực tế sử dụng từ ngữ, HS và đôi khi cả GV cũng thường lúng túng trong việc phân loại từ theo cấu tạo, đặc biệt là HS lớp 4. Là một GV được nhà trường phân công dạy lớp 4, tôi thấy việc giảng dạy cho HS nắm rõ khái niệm từ, biết phân biệt từ và vận dụng từ vào thực tế bài học, vào cuộc sống giao tiếp là điều hết sức quan trọng. Chính vì vậy, tôi đã chọn: “Một số biện pháp hướng dẫn phân loại từ theo cấu tạo cho HS lớp 4”.
- PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết Thuận lợi a) Thực trạng: Tình hình học tập Luôn nhận được của HS năm học sự quan tâm của Phụ huynh rất này so với năm cấp trên.Các thầy quan tâm đến việc học trước cô giáo tận tâm, học tập của con có những tiến bộ nhiệt tình, có kinh em mình, chuẩn bị đáng kể, nhất là nghiệm và trình độ cho các em đầy đủ khả năng giao chuyên môn. Tổ các loại sách tham tiếp. HS tự tin hơn chuyên môn và khảo cần thiết để khi trình bày trước GV thường xuyên học môn Tiếng đám đông, đã biết học tập, trao đổi Việt. cảm thụ cái hay và trau dồi kiến cái đẹp của môn thức. Tiếng Việt.
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết a) Thực trạng: Môn Tiếng Việt là một môn tích hợp nhiều kiến thức, mặc dù lớp 4 các em chưa cần hiểu sâu vấn đề nhưng cần phải nắm vững những kiến thức, kĩ năng cơ bản mà từng bài học yêu cầu. Khó khăn Một số HS còn chậm tiếp thu, chưa có ý thức tự giác học tập, vốn từ ít. Nhiều HS còn nhút nhát, chưa mạnh dạn chia sẻ trong quá trình học.
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết b)Tính cấp thiết: - Khái niệm “ cấu tạo từ” là một khái niệm mới đối với học sinh lớp 4, vì ở lớp 1; 2; 3 học sinh chỉ học về âm và tiếng. Vì thế, học sinh còn bỡ ngỡ trước khái niệm từ đơn , từ ghép và từ láy. - Số lượng kiến thức dành cho dạng bài từ đơn, từ ghép, từ láy là không nhiều. Trong chương trình hiện hành nội dung được tích hợp nên kiến thức về từ đơn, từ ghép, từ láy được học trong 2 tiết, và 1 tiết luyện tập chung. Do vậy để học sinh thực sự hiểu và nắm vững những kiến thức và kỹ năng cơ bản là rất khó - Theo khảo sát chất lượng về từ đơn, từ ghép, từ láy của lớp 4A2 gồm 38 học sinh vào thời điểm trước khi áp dụng biện pháp hướng dẫn phân loại theo cấu tạo, học sinh làm bài tập và thu được kết quả như sau: Kết quả Hoàn thành tốt Hoàn thành Cấu tạo từ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Từ đơn 16 em 42,1 % 22 em 57,9 % Từ láy 12 em 31,5 % 26 em 68,5 % Từ ghép 11 em 34,5 % 27 em 65,5 %
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 2. Một số biện pháp hướng dẫn phân loại từ * Biện pháp 1:. Xây dựng hệ thống bài tập bám sát nội dung chương trình, đảm bảo tính vừa sức và phân hóa đối với HS. + Hệ thống bài tập trong các tiết học phải bám sát nội dung chương trình và đảm bảo về chất lượng , phù hơp̣ vớ i trình đô ̣ nhâṇ thứ c cũng như những đăc̣ điểm tâm lí của HS, đảm báo tính phân hóa. + Hệ thống bài tập phải được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, phải xây dựng một cách khoa học, có trình tự, logic dựa trên kinh nghiệm thực tế và sự bổ sung, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 2. Một số biện pháp hướng dẫn phân loại từ theo cấu tạo. Ví dụ: Khi dạy bài “Từ đơn và từ phức”, bên cạnh các bài tập trong Vở bài tập thì GV có thể xây dựng thêm cho HS bài tập như sau: Bài 1: Em hãy viết: a, 3 từ đơn, b, 3 từ phức. Bài 2: Em hãy tìm và viết: a, 3 từ đơn chỉ hoạt động hàng ngày của em, b, 3 từ phức chỉ hoạt động hàng ngày của em. Bài 3. Hãy đặt câu với 1 từ đơn và 1 từ phức tìm được ở bài tập 2.
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 * Biện pháp 2: Phát huy tính tích cực của HS bằng hình ảnh trực quan hoặc trò chơi học tập + GV sử dụng những hình ảnh trực quan gắn liền với thực tiễn cuộc sống để kích thích trí tò mò, ham hiểu biết của HS. + GV nên tổ chức chia sẻ bài tập thông qua các trò chơi để tạo hứ ng thú. + Thêm vào đó, có thể cho các em được tự tay thiết kế đồ dùng học tập, hoặc GV thiết kế sau đó hướng dẫn HS sử dụng trong tiết daỵ. +
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 Ví dụ 1: Khi dạy bài “Từ đơn và từ phức” GV đưa ra bài tâp như sau: Em hãy tìm tên hoạt động ứng với hình ảnh, sau đó sắp xếp vào nhóm “Từ đơn, từ phức” (Hình ảnh trực quan về các hoạt động): + Học bài
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 Ví dụ 1: Khi dạy bài “Từ đơn và từ phức” GV đưa ra bài tâp như sau: Em hãy tìm tên hoạt động ứng với hình ảnh, sau đó sắp xếp vào nhóm “Từ đơn, từ phức” (Hình ảnh trực quan về các hoạt động): + Học bài + Đạp xe
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 Ví dụ 1: Khi dạy bài “Từ đơn và từ phức” GV đưa ra bài tâp như sau: Em hãy tìm tên hoạt động ứng với hình ảnh, sau đó sắp xếp vào nhóm “Từ đơn, từ phức” (Hình ảnh trực quan về các hoạt động): + Học bài + Đạp xe + Đá bóng
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 Ví dụ 1: Khi dạy bài “Từ đơn và từ phức” GV đưa ra bài tâp như sau: Em hãy tìm tên hoạt động ứng với hình ảnh, sau đó sắp xếp vào nhóm “Từ đơn, từ phức” (Hình ảnh trực quan về các hoạt động): + Học bài + Đạp xe + Đá bóng + Hát
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 Ví dụ 1: Khi dạy bài “Từ đơn và từ phức” GV đưa ra bài tâp như sau: Em hãy tìm tên hoạt động ứng với hình ảnh, sau đó sắp xếp vào nhóm “Từ đơn, từ phức” (Hình ảnh trực quan về các hoạt động): + Học bài + Đạp xe + Đá bóng + Hát + Ngủ
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 Ví dụ 2: Khi dạy bài “Từ ghép và từ láy”, giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Tiếp sức” như sau: Mời 2 nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh tham gia trò chơi. Nhóm 1 tìm và viết từ ghép, nhóm 2 tìm và viết từ láy. Các thành viên trong tham gia có 1 phút suy nghĩ, sau đó lần lượt lên viết từ mà mình tìm được. Trong 2 phút nhóm nào viết được nhiều từ đúng hơn nhóm đó chiến thắng. Nhóm nào thua phải cùng nhau hát 1 bài.
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 * Biện pháp 3: Hướng dẫn HS phân biệt từ đơn từ ghép, từ láy 1. Phân biệt từ láy và từ ghép: a. Căn cứ vào nghĩa: + Trong từ láy, thường 1 tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa . Có những trường hợp cả hai tiếng không có nghĩa nhưng khi ghép 2 tiếng lại với nhau nó lại thành từ có nghĩa. Ví dụ: nhanh nhẹn, bồn chồn, thoang thoảng, xa xa, + Nếu cả hai tiếng đều có nghĩa thì là từ ghép. Ví dụ: nhà cửa, học hành, b. Căn cứ về hình thức: + Từ láy có ít nhất một bộ phận âm đầu, vần, tiếng giống nhau hoặc cả âm đầu và vần giống nhau. Ví dụ: lung linh, chênh vênh, chằm chằm, dửng dưng. 2. Phân biệt từ đơn và từ ghép: Trong một kết hợp từ, nếu kết hợp từ đó lỏng lẻo ta có thể xen một từ khác vào giữa hai tiếng của từ đó thì đó là hai từ đơn. Nếu kết hợp chặt chẽ, ta không thể chêm xen từ nào vào giữa thì đó là một từ ghép. Ví dụ : Kết hợp từ “tung cánh” ta có thể thêm từ “đôi” hoặc từ “cái” vào giữa hai tiếng đó, nên “tung cánh” là hai từ đơn. Kết hợp từ “ghi nhớ”, ta không thể chêm xen từ nào vào giữa, vậy “ghi nhớ” là từ ghép có nghĩa tổng hợp.
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 * Biện pháp 4: Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong tổ chuyên môn. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, các giáo viên cần thẳng thắn, mạnh dạn trao đổi về những vấn đề gặp phải trong quá trình giảng dạy để tham khảo ý kiến cũng như kinh nghiệm của các đồng nghiệp, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy của mình để các đồng nghiệp tham khảo, bổ sung.
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 * Biện pháp 5: Phối hợp với PHHS đôn đốc HS chuẩn bị trước nội dung bài học, kiểm tra bài tập về nhà của HS để hướng dẫn thêm. Giáo viên khuyến khích phụ huynh học sinh trang bị từ điển Tiếng Việt cho học sinh để các em sử dụng trên lớp và làm bài tập về nhà. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình học tập trên lớp, thông báo cho phụ huynh học sinh về chương trình học tập cũng như bài tập về nhà để phụ huynh học sinh nhắc nhở các em chuẩn bị bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 3. Thực nghiệm sư phạm. a, Mô tả cách thực hiện. Để đánh giá xem hệ thống bài tập đưa ra có phù hợp hay không, việc vận dụng các hình ảnh trực quan và trò chơi học tập có tạo hứng thú cho HS trong quá trình học tập hay không thì tôi tiến hành thực nghiệm như sau: - Kiểm tra trình độ ban đầu của HS. (Phiếu khảo sát) - Soạn giáo án để đưa ra các bài tập trên cơ sở hệ thống bài tập từ dễ đến khó cho HS lớp 4. - Tiến hành dạy thực nghiệm theo giáo án đã soạn. - Kiểm tra kết quả của HS đạt được sau khi dạy và rút ra kết luận chung về những hiệu quả mà hệ thống bài tập đem lại. Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Lớp Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 4A3 (Đối chứng) 7 20% 21 60% 7 20% 4A2 (Thực nghiệm) 15 42,9% 16 45,7% 4 11,4%
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 b, Kết quả đạt được. Tôi đã tiến hành áp dụng các biện pháp nêu trên vào việc giảng dạy về từ đơn, từ ghép , từ láy tại lớp 4A2 kết hợp với khắc sâu kiến thức vào các tiết dạy buổi 2. Ngày 25/09, tôi đã phát phiếu kiểm tra cho lớp 4A2 để tiến hành kiểm tra trong 10 phút.Theo kết quả khảo tại lớp 4A2 tôi đã thu được kết quả như sau: Kết quả Hoàn thành tốt Hoàn thành Cấu tạo từ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Từ đơn 28 em 73,6 % 10 em 26,4 % Từ láy 24 em 63,1 % 14 em 36,9% Từ ghép 25 em 65,7 % 13 em 34,3 %
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 c. Điều chỉnh bổ sung sau thực nghiệm. Trong quá trình thực nghiệm, cần tạo thêm động lực và hứng thú học tập cho HS bằng cách: Khuyến khích, khen thưởng, có phần quà cụ thể cho HS để thúc đầy sự hào hứng của các em. Khi HS trả lời đúng thì dành lời khen đến các em, khi HS trả lời sai thì mời bạn khác bổ sung hoặc giúp đỡ để HS thêm tự tin vào kiến thức.
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 4. Kết luận: Để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kỳ hiện nay, GV phải không ngừng học hỏi, sáng tạo, đem hết khả năng và niềm đam mê, lòng nhiệt tình cho công tác thì mới mong đạt được hiệu quả như mong muốn. Với tinh thần đó, việc xây dựng những biện pháp hướng dẫn phân loại từ theo cấu tạo cho HS lớp 4 ở trường tiểu học vừa nhằm nâng cao năng lực, óc tìm tòi, sáng tạo cho HS. Đó chính là động lực thúc đẩy tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này . Tôi nghĩ, những biện pháp trên không phải là khó so với những gì chúng ta đã và đang làm. Tôi tin rằng, sáng kiến này hẳn cũng sẽ là những cẩm nang hữu ích, mang lại hiệu quả nhất định cho tất cả những người thầy, người cô tâm huyết trong quãng đường công tác của mình. Tôi rất mong được sự đóng góp và bổ sung ý kiến của các cấp lãnh đạo để đề tài của tôi được thành công hơn.
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 5. Kiến nghị, đề xuất. a. Đối với tổ chuyên môn - Động viên khuyến khích để GV tích cực tìm tòi, sáng tạo trong việc ứng dụng tổ chức dạy học nâng cao chất lượng giảng dạy. - Thường xuyên đánh giá, trao đổi, rút kinh nghiệm để có thể xây dựng và tổ chức nhiều hình thức dạy học khác nhau. . b. Đối với lãnh đạo nhà trường - Phân công chuyên môn một cách hợp lý, chọn lựa những đồng chí GV có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm và tinh thần sáng tạo để thực hiện mẫu các bài giảng dạy để GV cùng học hỏi và rút kinh nghiệm. c. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo - Tổ chức những buổi học, buổi giao lưu cụm để GV được tiếp xúc với những tiết dạy học khác nhau. Từ đó, rút ra được những kinh nghiệm xây dựng bài giảng cho bản thân mình
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 PHẦN III. TÀI LIỆU THAM KHẢO Để hoàn thiêṇ bản báo cáo này tôi đã lên maṇ g đoc̣ và tìm kiếm tài liêụ về các nôị dung như: 1. Luận văn tốt nghiệp “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” của Bùi Thị Phương (Trường đại học sư phạm Hà Nội 2, khoa tiểu học). 2. Sáng kiến kinh nghiệm “Phân biệt từ ghép, từ láy trong phân môn luyện từ và câu lớp 4” của Nguyễn Thùy Dung. 3. Sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp tổ chức dạy các dạng bài luyện từ và câu cho HS lớp 4” Thạc sỹ Nguyễn Thị Tuyết.
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 Đối chiếu với kết quả trước khi áp dụng các biện pháp tôi thu được kết quả như sau: Bảng so sánh kết quả 80 73,6 70 63,1 65,7 60 50 42,1 40 31,5 34.5 30 20 10 0 Từ đơn Từ láy Từ ghép Trước Sau
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 PHẦN V: CAM KẾT Tôi xin cam kết báo cáo biện pháp trên là tri thức, là kinh nghiệm, là thực tế mà bản thân tôi đã trải nghiệm tại trường Tiểu học Yên Trung số 2.Tôi không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực.
- BẢN BÁO CÁO ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC XIN CẢM ƠN BAN GIÁM KHẢO ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI CHÚC BAN GIÁM KHẢO LUÔN MẠNH KHỎE, CÔNG TÁC TỐT!