Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục các lỗi viết văn của học sinh Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục các lỗi viết văn của học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_khac_phuc_cac_loi_vie.doc
Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục các lỗi viết văn của học sinh Lớp 4
- MỤC LỤC Mục Nội dung Trang I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Tính mới và ưu điểm của sáng kiến 1 3 Đối tượng nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 5 Những đóng góp của sáng kiến 2 II NỘI DUNG 3 1 Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết 3 2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn 4 Tập làm văn 3 Kết quả đạt được 12 4 Kết luận 12 5 Kiến nghị, đề xuất 13 1
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Ở trường Tiểu học, dạy Tiếng Việt cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu vì môn Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, về tự nhiên, về xã hội và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Tập làm văn là một phân môn trong môn Tiếng Việt. Đối với phân môn này, các em gặp khá nhiều khó khăn khi viết văn. Rất nhiều học sinh mắc lỗi trong việc viết văn từ một đoạn văn ngắn cho đến một đoạn văn. Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt nói chung và dạy học sinh viết văn nói riêng ở trường Tiểu học, tôi mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm và ý kiến của mình về “ Một số biện pháp khắc phục các lỗi viết văn của học sinh lớp 4" Khi thực hiện sáng kiến này tôi mong muốn xây dựng cho các em các kĩ năng viết một đoạn văn, bài văn đúng yêu cầu; cao hơn nữa là đạt đến độ hay, đi vào lòng người. Bồi dưỡng cho các em có một tâm hồn trong sáng, giàu cảm xúc, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Việt trong trường Tiểu học, hình thành và phát triển nhân cách cho HS. Qua quá trình dạy học nhiều năm ở khối lớp 4, bản thân tôi đã rút ra được một số lỗi sai thường gặp khi viết văn của các em. Tôi đã đưa ra được một số biện pháp khắc phục.Tôi đã chia sẻ với các đồng nghiệp và nhận được sự tán thành. Những chia sẻ đó đã được các đồng nghiệp áp dụng vào thực tiễn và cho kết quả tích cực trong việc dạy và học viết văn cho học sinh. 2
- 2. Tính mới và ưu điểm của sáng kiến Ở sáng kiến này đã chỉ cụ thể và cơ bản đầy đủ những lỗi thường mắc khi viết văn của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng. Khi áp dụng những kỹ thuật phát hiện lỗi và khắc phục lỗi trong sáng kiến này vào thực tiễn thì việc dạy viết văn cho học sinh đã trở nên dễ dàng, không mơ hồ như trước đó. 3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Suối Hoa. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp: + Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu liên quan đến đề tài Tham khảo các tài liệu hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy và học Trao đổi, học tập kinh nghiệm các đồng nghiệp. + Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Rút ra từ quá trình làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy trong các năm học 5. Những đóng góp của sáng kiến - Đóng góp thêm những phương pháp, cách thức khắc phục phù hợp với những lỗi thường gặp khi viết văn của học sinh lớp 4. - Góp phần cải thiện chất lượng dạy và học viết văn cho học sinh lớp 4. - Góp phần tạo ra các thế hệ học sinh có khả năng diễn đạt tốt hơn đặc biệt trong việc tạo ra các văn bản; học sinh có óc quan sát tinh tế hơn, hiểu vấn đề một cách lôgíc hơn Đó là những điều kiện cần thiết cho các em trong quá trình học tập cũng như ứng dụng vào thực tế cuộc sống. 3
- PHẦN II: NỘI DUNG 1. Thực trạng và tính cấp thiết Dạy và học tập làm văn như đã nói không phải là dễ, thậm chí với nhiều giáo viên và học sinh đó là áp lực lớn. Giáo viên thấy khó trong cả quá trình hướng dẫn, thấy khó trong cả quá trình nhận xét Còn với học sinh càng khó khăn hơn nữa trong việc tạo ra bài văn có tính mạch lạc, liên kết và có cấu trúc hoàn chỉnh. Chính vì thế, các em thường mắc những lỗi không đáng có khi viết văn. Học sinh trường Tiểu học Suối Hoa cũng không nằm ngoài những khó khăn kể trên. Vốn sống của các em có nhiều hạn chế ảnh hưởng nhiều tới khả năng ngôn ngữ của các em. Chính vì vậy khi viết văn học sinh thường mắc lỗi là điều dễ hiểu. Qua điều tra, đánh giá kết quả viết văn của một số học sinh các lớp 4 do tôi trực tiếp giảng dạy ở từng năm, tôi nhận thấy kĩ năng viết văn của các em còn nhiều hạn chế; chỉ có khoảng 60% các em viết được một bài văn, đoạn văn đạt yêu cầu ở mức độ tốt; còn hầu hết các bài văn đều mắc lỗi. Các lỗi cơ bản mà học sinh lớp 4 khi viết văn thường mắc phải tôi xin được chỉ ra như sau: - Khi viết văn học sinh rơi vào tình trạng xa đề. - Bài văn viết lặp ý, mâu thuẫn về ý. - Khi viết văn miêu tả học sinh sa đà sang kể chuyện. - Cấu trúc bài văn lộn xộn, không theo một trình tự xác định. - Chuyển ý giữa các đoạn văn còn vụng hoặc chưa biết chuyển ý tạo sự liên kết giữa các đoạn văn. 4
- - Sử dụng từ ngữ diễn đạt chưa chính xác. - Dùng hình ảnh so sánh, nhân hoá khập khiễng. Với thực trạng trên, việc đưa ra biện pháp để giúp học sinh khắc phục các lỗi viết văn là vô cùng cần thiết, góp phần cải thiện chất lượng dạy và học viết văn cho học sinh lớp 4. Bên cạnh đó còn góp phần tạo ra các thế hệ học sinh có khả năng diễn đạt tốt hơn đặc biệt trong việc tạo ra các văn bản; học sinh có óc quan sát tinh tế hơn, hiểu vấn đề một cách lôgíc hơn Đó là những điều kiện cần thiết cho các em trong quá trình học tập cũng như ứng dụng vào thực tế cuộc sống. 2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, khắc phục các lỗi thường gặp khi viết văn của học sinh lớp 4 2.1. Biện pháp 1: Khắc phục lỗi không nắm được cấu trúc ba phần của văn bản - Nguyên nhân: Đây là lỗi lớn mà đa số học sinh đều mắc phải nhất là trong giai đoạn đầu khi các em mới tiếp xúc với một văn bản hoàn chỉnh. Lỗi này thường gặp trong các trường hợp sau: + Bài viết thiếu phần mở bài hoặc kết bài. + Học sinh không phân biệt được cấu trúc ba phần của văn bản nên khi trình bày các em chưa biết phân tách chúng thành các đoạn văn mà viết thành một mạch lớn dẫn tới bài văn trình bày không rõ ràng, thiếu tính khoa học. - Biện pháp khắc phục : + Hướng dẫn học sinh nắm chắc cấu tạo ba phần của một bài văn như một công thức bất biến. + Giúp học sinh nắm được ý nghĩa, tác dụng của mỗi phần trong văn bản. + Rèn cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn; học sinh phải nắm được cấu trúc của đoạn văn, ý nghĩa của mỗi đoạn trong tổng thể bài văn. Các em ý thức được việc viết mở bài, kết bài trong văn bản dưới dạng một đoạn văn, còn phần thân bài có thể viết dưới dạng nhiều đoạn văn nhưng phải tập trung vào một chủ đề lớn. 5
- Ví dụ: Đề bài: "Em hãy tả lại chiếc cặp sách của em." - Có học sinh viết: Chiếc cặp sách của em có màu vàng xen lẫn màu đó rất đẹp. Nó chỉ to hơn cái bảng con của em một chút. Cặp có một quai xách và hai quai đeo được bọc bằng vải mềm rất gọn gàng. Mặt trước cặp được may bằng vải thô bởi các đường chỉ rất khéo. Bên trong cặp có ba ngăn lớn và một ngăn nhỏ để đựng đồ dùng học tập như: hộp bút, thước kẻ, Em rất yêu quý chiếc cặp của em. Trong bài văn trên thiếu hẳn phần mở bài do học sinh này chưa ý thức được sự cần thiết phải giới thiệu đôi nét về chiếc cặp trước khi đi vào tả chi tiết. Vậy nên cần cho học sinh nhắc lại cấu trúc của bài văn miêu tả đồ vật rồi yêu cầu em viết phần mở bài cho bài văn. Có em học sinh khác khi tả chiếc cặp lại viết như sau : Hôm qua, mẹ em đi chợ về mua cho em một chiếc cặp sách rất đẹp. Nó có hai quai đeo rất tiện lợi giúp em đeo sau lưng cho đỡ mỏi. Đó là một chiếc cặp làm bằng vải cứng. Mặt trước cặp có hay chiếc khóa mạ i-nốc sáng bóng như đôi mắt. Mỗi khi em mở cặp ra nó kêu tách, tách nghe rất vui tai. Bên trong cặp có bốn ngăn, ba ngăn em chứa sách giáo khoa còn một ngăn em để bút. Em rất yêu quý chiếc cặp của em. Xét về mặt cấu trúc bài văn trên có đủ ba phần song lôgíc trình bày chưa hợp lí, ba phần của bài văn được viết liền mạch thiếu tính khoa học. Do vậy trong các tiết luyện viết đoạn văn, đặc biệt là các tiết xây dựng đoạn mở bài và đoạn kết bài giáo viên cần chú ý đến nhược điểm này để khắc sâu cho học sinh. Với trường hợp trên, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tách câu để tạo ba phần của bài văn. 2.2. Biện pháp 2: Khắc phục lỗi khi viết văn học sinh rơi vào tình trạng xa đề, lạc đề - Nguyên nhân: Học sinh chưa xác định rõ yêu cầu của đề bài, chưa ý thức đầy đủ về thể loại văn sẽ làm.Với thể loại văn miêu tả, học sinh không ý 6
- thức được việc sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, các câu văn tả. Học sinh dễ sa đà sang thể loại văn kể chuyện. - Biện pháp khắc phục: + Giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ đề, hỗ trợ học sinh xác định rõ nội dung câu chuyện hay đối tượng được miêu tả là gì, phân tích trọng tâm bài viết. + Chỉ cho học sinh thấy được yêu cầu của đề bài. + Phân biệt thế nào là văn miêu tả và thế nào là văn kể chuyện. + Lựa chọn một số câu kể dùng để kể chuyển sang các câu kể với mục đích tả hoặc các kiểu câu khác như câu cảm. Ví dụ: Đề bài: Em hãy tả chiếc cặp sách của em. Một học sinh viết: Phiên chợ trước, mẹ em mua cho em một chiếc cặp sách rất đẹp. Cặp được làm bằng vải cứng. Bên ngoài cặp có hai cái khóa, hai cái quai đeo và một chiếc quai xách. Hai bên cặp có hai túi lưới em thường để chai nước hoặc khăn lau bảng. Trước mặt nó có hình các chàng siêu nhân. Bên trong cặp em thấy có bốn ngăn. Một ngăn to nhất em để sách giáo khoa còn ngăn nhỏ hơn em để vở viết, ngăn tiếp theo em để bảng con, giấy thủ công. Ngăn nhỏ nhất em để thước và bút. Em rất yêu quý chiếc cặp của em. Bài văn trên, học sinh dường như đang kể lại cấu trúc chiếc cặp của mình do đó người đọc không thể hình dung được những nét đặc sắc của chiếc cặp về màu sắc, hình dáng, mà chỉ nhận thấy cái cặp này giống như bao cái cặp khác thôi. Nguyên nhân do học sinh sử dụng một loạt các câu kể nên bài văn mất đi cái sinh động hấp dẫn đặc trưng của văn miêu tả. Có thể hướng dẫn HS lựa chọn một số câu tiêu biểu để tả: Cặp được bao bọc bên ngoài bằng một lớp vải cứng màu ghi rất đẹp và sạch sẽ. Trước mặt cặp nổi bật bởi màu vàng tươi của những bông hoa cúc trên nền cỏ xanh biếc. Nó có hai chiếc khóa sắt được mạ i nốc sáng bóng Ví du: Đề bài: "Em hãy tả một cây ăn quả hay một loài cây ăn quả mà 7
- em thích." - Một học sinh viết: Ở nhà em có một cây xoài cát rất ngon. Cây xoài này ông em trông từ lâu lắm rồi nên rất cao và to. Tán lá nó xò rộng che rợp một khoảng lớn. Đến mùa trái rộ, cây sai lúc lỉu, cành nọ nối tiếp cành kia nặng trĩu những quả. Ông em còn trồng cả một cây na nữa. Cây na này trái to lắm. Khi trái chín, mùi vị thật thơm ngon, vị ngọt đậm đà chẳng thua gì xoài. Bên cạnh cây na và xoài ông còn trồng một cây bưởi Diễn. Tuy cây mới bói nhưng quả đã khá sai. Đề bài yêu cầu tả một cây ăn quả hoặc một loài cây ăn quả. Nếu theo như phần mở bài thì học sinh sẽ tả cây xoài, nhưng đến phần thân bài học sinh tả còn lan man sang các cây ăn quả khác, dẫn tới bài làm thiếu trọng tâm. Sai lầm này do HS chưa nắm bắt kĩ đối tượng định miêu tả. Khi đó giáo viên sẽ phân tích những điều nói trên để học sinh rút kinh nghiệm và sửa chữa. 2.3. Biện pháp 3: Khắc phục lỗi viết lặp ý, mâu thuẫn về ý, cấu trúc bài văn lộn xộn, chuyển ý thiếu sự liên kết - Nguyên nhân: Lỗi này rất hay gặp trong các bài văn của các em. Như trên đã đề cập tới, do khả năng diễn đạt, vốn ngôn ngữ cũng như vốn sống của các em còn ít, thêm vào đó các em cũng chưa ý thức được tính mạch lạc trong văn bản, không nắm được lôgíc giữa các vấn đề. - Biện pháp khắc phục: GV cần giúp học sinh nhận thức rõ lỗi mình mắc phải, chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến sai lầm và cho HS tự sửa cho hợp lí. Nếu có ý trùng lặp thì có thể chọn cách cắt ý; nếu có sự mâu thuẫn về ý cần cho học sinh thấy được ý trước và ý sau không thống nhất như thế nào để sửa ý cho phù hợp. Ví dụ: Khi xây dựng câu chuyện "Hai mẹ con và bà tiên" một học sinh đã có đoạn viết như sau: Vừa đi cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Cô bé đang đi trên đường gặp một chiếc tay nải. Cô liền mở ra thì nhìn 8
- thấy đầy tiền vàng. Cô thầm nghĩ "Số tiền này đủ để mua thuốc cho mẹ đây. Có số tiền này mình sẽ không phai lo lắng gì nữa". Chợt cô thấy phía trước có một cụ già đang loay hoay tìm kiếm gì đó cô bèn đến bên cụ hỏi. Khi cụ nhận ra chiếc tay nải của mình cô bé đã trả lại cụ. Bà cụ khen cô ngoan và cho cô mấy đồng tiền vàng. Cô bé nhận lấy rồi lại lên đường. Cô bé đã tham lam nhận mấy đồng tiền của bà cụ. Ở đoạn văn trên cần chỉ ra cho học sinh thấy các lỗi em đã mắc phải : + Lặp ý giữa câu 2 và câu 3. + Câu cuối cho là cô bé tham lam đối lập với ý khen ngoan. Đoạn văn trên có thể được sửa lại như sau Vừa đi cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Cô liền mở ra thì nhìn thấy đầy tiền vàng. Cô thầm nghĩ "Số tiền này đủ để mua thuốc cho mẹ đây. Có số tiền này mình sẽ không phải lo lắng gì nữa". Chợt cô thấy phía trước có một cụ già đang loay hoay tìm kiếm gì đó, cô bèn đến bên cụ hỏi. Khi cụ nhận ra chiếc tay nải của mình cô bé đã trả lại cụ. Bà cụ khen cô ngoan và cho cô mấy đồng tiền vàng. Cô bé nhận lấy rồi lại lên đường. Cô bé hiếu thảo và trung thực đã được bà cụ giúp đỡ. *Khi viết văn kể chuyện các sự việc diễn ra lộn xộn không theo đúng mạch truyện. Trong văn miêu tả trật tự miêu tả không có sự liên kết lôgíc. - Nguyên nhân: Học sinh chưa nắm được hoặc chưa phân biệt được các phương thức kể chuyện và trình tự miêu tả, chưa biết cách chuyển ý. - Biện pháp khắc phục: + Giúp HS hiểu rõ các cách kể chuyện và miêu tả: * Trong văn kể chuyện có hai cách kể: kể theo trình tự thời gian và trình tự không gian. * Trong văn miêu tả có các cách tả: theo trình tự không gian, trình tự thời gian hoặc tả theo trình tự diễn biến của hoạt động. + Luyện cho HS thói quen lập dàn ý trước khi viết bài. 9
- Ví dụ: Trong bài văn miêu tả chiếc cặp sách, một học sinh viết : Chiếc cặp sách này có màu đỏ son. Nó có hai quai đeo. Cặp có ba ngăn, một ngăn em đựng sách vở, một ngăn em để bút, thước kể, ngăn còn lại em để áo mưa. Ở ngoài được trang trí hai chú mèo đang câu cá bên bờ ao, nơi có những cây cỏ xanh tốt. Đoạn văn trên miêu tả lộn xộn: đang miêu tả bên ngoài cặp (màu sắc, quai đeo) chuyển sang miêu tả bên trong cặp rồi lại quay lại miêu tả các đặc điểm bên ngoài cặp (mặt trước cặp). Điều này gây nhiễu cho đoạn văn, làm nội dung đoạn văn thiếu tính lôgíc, chặt chẽ. Giáo viên cho học sinh viết lại với yêu cầu cần phải tả hết đặc điểm bên ngoài rồi mới tả cấu tạo bên trong của cặp sách. + Cho học sinh thấy được sự rời rạc, thiếu tính chặt chẽ khi không có sự liên kết giữa các đoạn văn. Ví dụ: Đề bài "Em hãy tả lại một con vật nuôi trong gia đình em mà em yêu thích." Một HS đã viết: Chú gà trống nhà em rất oai vệ. Dáng đi của chú mới chững chạc làm sao. Mỗi bước đi chậm, chắc mà đàng hoàng. Khi bước đi, cái cổ của chú rướn cao, ngực ưỡn ra phía trước, mắt nhìn lơ láo xung quanh ra vẻ coi thường các chú gà khác. Tiếp đó chú dang đôi cánh to, rộng của mình vỗ phành phạch mấy cái làm đất bắn bụi mù và cất tiếng gáy dõng dạc. Cho nên chú rất tham ăn. Xung quanh chú bao giờ cũng có năm bảy cô gà mái xinh đẹp. Vậy mà chú ta cũng chẳng phải nịnh nàng nào đâu. Mỗi khi tìm được mồi, chú lại cất giọng "tục, tục, " mời các cô đến xơi. Nhưng khi các cô vừa xông đến thì nhanh như chớp chú đã đớp gọn con mồi vào bộ điều căng tròn. Song các nàng gà mái cũng chẳng vì điều ấy mà giận anh chàng bảnh bao này. Vì vậy các cô nàng vẫn vui vẻ đến bên chú. Khi liên kết hai đoạn văn trên HS dùng từ "cho nên" không hợp lí. Giáo viên cần cho học sinh thấy được ở đoạn trước có nội dung khen ngợi còn đoạn 10
- sau này hàm chứa ý trách móc, chê cười. Hai ý này đối lập nhau vì vậy dùng từ nối phải dùng các quan hệ từ chỉ quan hệ đối lập như: tuy nhiên, nhưng, GV cũng có thể hướng dẫn học sinh dùng câu hỏi để chuyển đoạn: Oai vệ, nhưng liệu chàng gà trống này có ga lăng không? 2.4. Biện pháp 4: Khắc phục lỗi sử dụng từ ngữ diễn đạt chưa chính xác, sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa khập khiễng - Nguyên nhân: + Vốn từ của học sinh còn ít, khả năng phân tích, hiểu sắc thái ý nghĩa các từ ngữ còn hạn chế. + học sinh rất thích lựa chọn và dùng các hình ảnh so sánh, nhân hóa khi viết văn theo như lời khuyên của thầy, cô giáo. Song do vốn sống của các em còn ít, các em nhìn sự vật, hiện tượng dưới cái nhìn đơn giản, phiến diện nên thấy cái gì hao hao giống là đem ra so sánh, nhân hóa. Thậm chí học sinh cứ chỉ dùng mà không cần biết có hợp lí hay không. - Biện pháp khắc phục: + Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần đặc biệt lưu ý vấn đề này cho học sinh. Khi phát hiện lỗi trong bài làm của các em cần kịp thời chỉ ra và tìm cách sửa cho hợp lí. + Tăng cường bồi dưỡng, làm giàu vốn từ cho HS qua các tiết học chính khóa cũng như các tiết hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là trong các tiết học Tiếng Việt trong đó có phân môn Luyện từ và câu, ở các tiết Mở rộng vốn từ. + Giáo viên giúp cho học sinh thấy các từ ngữ sử dụng chưa hợp lí, học sinh xác định sắc thái ý nghĩa của các từ đó và lựa chọn từ dùng cho phù hợp. + Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra các hình ảnh nhân hóa, so sánh phù hợp hơn. + Khuyến khích học sinh quan sát thực tế và đối chiếu các sự vật. 11
- Ví dụ 1: Trong bài văn tả cây hoa hồng, một học sinh viết: Từ trước tới giờ em chưa thấy cụm hồng nào đẹp như thế. Thoạt nhìn, cây hồng có vẻ gầy gò, ốm yếu nhưng kì thực thì nó khá cứng và khỏe. Từ thân có những cái gai nhọn, sắc đâm ra lung tung. Càng lên đến ngọn màu xanh của thân cây càng nhạt và gai cũng mềm đi. Chính những cái gai này là vũ khí tự vệ của loài hoa hồng. Có lần em vô ý bắt một con nhện đang giăng tơ buổi sáng, động phải một cái gai gần gốc chảy máu tay. Em ghét nó ghê. Trong đoạn văn trên, có một số từ ngữ dùng chưa phù hợp: + Từ "gầy gò, ốm yếu" cho thấy trạng thái vàng vọt, yếu ớt thiếu sức sống trong khi đó vế sau của câu lại khẳng định cây "khá cứng và khỏe". Đây là sự đối lập, không ăn nhập với nhau do đó ta nên lựa chọn từ khác thay thế khẳng khiu, mảnh khảnh. + Từ "lung tung" Ở câu 3, gợi lên sự lộn xộn, có thể thay bằng từ "tua tủa"- từ giàu hình ảnh. + Từ "ghét" ở câu 5 tạo ý đối lập với yêu ở câu đầu. Vậy có thể thay câu đó bằng câu nói lên sự cẩn thận của mình. Ví dụ 2: Khi tả con chó, có học sinh viết: Con chó nhà em tên là Nu. Nó có các đầu tròn như quả bóng. Đôi tai lúc nào cũng dựng đứng như hàng phi lao để nghe cho rõ. Đôi mắt nó sáng long lanh như hòn bi ve. Những lúc nó nhìn em trông mới hiền dịu làm sao. Bốn chân nó như những thanh kiếm sắc bén. Trong đoạn văn trên em học sinh đã sử dụng nhiều hình ảnh so sánh không hợp lí ở câu 2, 3, 5. Khi đó giáo viên cho các em thấy được việc so sánh như vậy là không hợp lí và hướng dẫn học sinh đó cùng các bạn tìm ra các hình ảnh so sánh khác hay dùng từ ngữ miêu tả phù hợp hơn. Sau khi được hỗ trợ, học sinh đó đã sửa lại như sau : Con chó nhà em tên là Nu. Nó có cái đầu giống hình một trái đu đủ. Đôi tai lúc nào cũng dựng đứng như hai mảnh vỏ sò. Đôi mắt nó sáng long lanh như hòn bi ve. Những lúc nó nhìn em trông mới hiền dịu làm sao. Bốn 12
- chân nó thẳng với bộ móng sắc bén. 3. Kết quả đạt được. Sau 2 năm tiến hành thực nghiệm trên 60 học sinh lớp 4 trường Tiểu học Suối Hoa tôi đã thu được kết quả như sau: Đầu năm (30 học sinh) Cuối năm (30 học sinh) Bài văn Bài văn Bài văn Bài văn Bài văn Bài văn Bài văn Bài văn có bố có bố chưa có giàu có bố có bốc chưa có Năm giàu hình cục tốt, cục rõ sự liên kết hình cục tốt, cục rõ sự liên kết học ảnh, giàu liên kết ràng, đã câu, câu ảnh, liên kết ràn, đã câu, câu cảm xúc câu văn viết đúng văn chưa giàu cảm câu văn viết đúng văn chưa hợp lí yêu cầu rõ nghĩa xúc hợp lí yêu cầu rõ nghĩa SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2018 3 10 5 17 16 53 6 20 10 34 16 53 4 13 0 0 - 2019 2019 3 10 6 20 15 50 6 20 11 37 15 50 5 13 0 0 - 2020 Tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm của bản thân đã đúc rút được trong nhiều năm giảng dạy ở lớp 4. Áp dụng đối với học sinh tôi đã từng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được khả quan. Học sinh thấy yêu thích phân môn Tập làm văn. Các bài văn của các em có bố cục tốt, liên kết câu văn hợp lí. Bài văn các em viết đã biết vận dụng các biện pháp tu từ, câu văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc chân thật. 4. Kết luận. 13
- Quá trình thực hiện các biện pháp giúp học sinh lớp 4 khắc phục các lỗi viết văn tôi nhận thấy mỗi thầy cô nếu tận tâm, tận tình cùng với lòng yêu nghề, mến trẻ, sự ham học hỏi sẽ góp phần không nhỏ vào thành công trong sự nghiệp giáo dục. GV sẽ giúp học sinh chỉ ra được những lỗi thường gặp khi viết văn từ đó đưa ra những biện pháp hỗ trợ, khắc phục kịp thời cho đối tượng học sinh của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập làm văn nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung. Giảng dạy cho học sinh viết văn không còn mông lung hay là áp lực nặng nề đối với cả giáo viên và học sinh. 5. Kiến nghị, đề xuất. Để học sinh học phân môn Tập làm văn đạt kết quả cao hơn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc rèn kỹ năng viết văn cho học sinh, nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo dục toàn diện. Tôi xin có một số đề xuất sau: a) Đối với tổ chuyên môn: - Thường xuyện trao đổi, đóng góp, xây dựng phương pháp giảng dạy - Chia sẻ cùng nhau các kinh nghiệm giảng giảng dạy và những biện pháp hay trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. b) Đối với Lãnh đạo nhà trường: - Tiếp tục quan tâm, tổ chức các chuyên đề trong tổ, khối. - Thường xuyên tổ chức cho học sinh tham quan, tham gia các hoạt động ngoại khóa để học sinh có thêm khả năng quan sát, vốn từ để viết văn. - Trang bị thêm cho lớp học các đĩa quay, băng hình, tư liệu c) Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT : - Trang bị thêm cho trường học các đĩa quay, băng hình, tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy đạt được hiệu quả cao hơn. Tôi rất mong các cấp quản lí góp ý cho tôi để cho bản sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện và có chất lượng hơn, được áp dụng rộng rãi hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bắc Ninh, ngày 01 tháng 12 năm 2020 14
- GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Thu Hương NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG 15
- NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD - ĐT TP BẮC NINH NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GD - ĐT TỈNH BẮC NINH 16