Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4

docx 10 trang Yến Phương 27/12/2024 370
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx
  • pptxBAO CAO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC DIỄN CẢM.pptx
  • docxBIA.docx

Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4

  1. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Phân môn Tập đọc có một vị trí quan trọng trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Việc các em học sinh sử dụng Tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp có trở thành kĩ năng, kĩ xảo hay không là nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Bởi thế, phân môn tập đọc đảm nhiệm một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành 4 kĩ năng nghe- nói-đọc-viết cho các em. Đọc giúp các em lĩnh hội được ngôn ngữ, dùng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là điều kiện để cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Phân môn Tập đọc còn trau dồi cho học sinh kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống giáo dục tình cảm, thẩm mĩ Dạy cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm là giúp các em phát triển tư duy ngôn ngữ, tiếp xúc với kho tàng tri thức của loài người, đây cũng chính là một phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho các em. Vì thế, cần thiết phải nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Tiểu học. Việc đọc đúng, đọc diễn cảm sẽ giúp các em nghe và cảm nhận văn bản tốt. Ở mỗi tiết học, không chỉ là tiết tập đọc, người giáo viên phải chú ý hơn việc rèn cho các em kĩ năng diễn đạt bao gồm kĩ năng nói, kĩ năng đọc, kĩ năng dùng từ, đặt câu. “Đọc cho rõ ràng, rành mạch, đọc có ngữ điệu” là kĩ năng chính cần hình thành và rèn luyện cho các em qua phân môn này. Học sinh học tốt phân môn Tập đọc sẽ có lợi cho việc học tốt các phân môn khác. Chính vì vậy, khi dạy tập đọc cho các em người giáo viên phải tạo ra những hoạt động mang tính tự giác cao và khơi dậy được niềm ham thích đọc. Chính vì vậy để giờ tập đọc thực sự có hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh. Đây là một vấn đề mà tôi luôn trăn trở. Nên tôi nghiên cứu và thực nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4” PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Thực trạng việc dạy và học đọc diễn cảm lớp 4 1. Thuận lợi 1
  2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, các tổ khối chuyên môn nhà trường động viên, khích lệ để tôi có thời gian nghiên cứ và thực thực nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm ở lớp 4 - Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 4 nhiều năm nên đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy - Được đào tạo chuẩn hoá về chuyên môn, bản thân không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệm vụ của mình - Được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng chí, đồng nghiệp trong công tác giảng dạy. - Cơ sở vật chất cũng như đồ dùng dạy học, sách tham khảo, công nghệ cũng được nhà trường trang bị đầy đủ phục vụ cho việc dạy và học. 2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế: Hiện nay, trong thực tế luyện đọc ở lớp 4, kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh chưa cao, các biện pháp luyện đọc diễn cảm chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu mong đợi. Phần lớn giáo viên sử dụng các biện pháp truyền thống trong việc luyện đọc diễn cảm. Một số giáo viên còn coi nhẹ việc rèn các kĩ năng đọc cho các em, chỉ dừng lại ở yêu cầu học sinh đọc thành tiếng, đọc to, chưa quan tâm đúng mức trong việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh. Về phía học sinh, ngay từ đầu năm học tôi đã theo dõi chất lượng đọc ở lớp 4 B (lớp do tôi trực tiếp giảng dạy). Sau tuần học thứ 2, tôi tiến hành khảo sát việc đọc của học sinh. Kết quả khảo sát chất lượng đọc của học sinh, cụ thể như sau: Đọc to, rõ Đọc ê-a, phát Đọc đúng, Đọc diễn Lần Sĩ số ràng,hiểu nội âm sai chậm cảm dung bài 1 31 em 7 em 10 em 13 em 1em Qua kết quả khảo sát trên và tìm hiểu nguyên nhân tôi nhận thấy: 2
  3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 - Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môn học chưa đúng, các em thích học môn Toán hơn môn Tiếng Việt nên nhiều em còn ngại đọc bài và chưa có ý thức tự rèn đọc diễn cảm. - Do vốn từ ngữ của các em còn quá ít ỏi, chưa hiểu hết nghĩa các từ, cụm từ trong bài đọc nên dẫn đến khi đọc bài, các em ngắt nghỉ không đúng chỗ, chưa chú ý đến các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật như làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường điệu giọng để biểu đạt ý nghĩa tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài đọc, nên nhiều lúc gây hiểu sai ý nghĩa của câu văn hay bài thơ. - Giọng đọc của học sinh còn nhỏ, nhiều em chưa nắm được nội dung của bài đọc nên khi đọc, tôi thấy các em chưa bộc lộ được cảm xúc của bài đọc qua giọng đọc hoặc nếu có thì chỉ mang tính chất bắt chước giáo viên hoặc bạn bè. Nắm rõ được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả đọc diễn cảm chưa cao, tôi đã nghiên cứu và đề ra các biện pháp khắc phục giúp nâng cao kĩ năng đọc tiến tới đọc diễn cảm cho học sinh. II. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 1. Biện pháp thứ nhất: Chuẩn bị của giáo viên: - Khi soạn bài, tôi cần xác định được mục tiêu của nội dung bài dạy, xác định rõ thể loại văn bản để tìm ra giọng đọc phù hợp với văn bản đó. tôi luyện đọc mẫu ở nhà, có ý thức tự điều chỉnh mình đọc đúng hơn, hay hơn. - Tìm hiểu kĩ nội dung bài để hiểu được các biện pháp nghệ thuật tác giả đã dùng, từ đó xác định cách đọc đối với từng đoạn, từng bài để thể hiện đúng tình cảm của từng bài. - Ngoài ra, tôi cũng dự tính được lỗi học sinh mắc phải trong bài để đưa ra cách chữa lỗi. - Bên cạnh đó tôi tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh chuẩn bị trước bài đọc ở nhà + Các em cần luyện đọc nhiều lần trước ở nhà. Tìm xem bài tập đọc có mấy đoạn, bao nhiêu câu (mấy khổ thơ). + Đọc kĩ phần giải nghĩa các từ ngữ ở cuối bài. + Tập trả lời miệng các câu hỏi về tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa, từ đó các em có thể nêu được nội dung bài tập đọc. 3
  4. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 + Tìm hiểu bài tập đọc thuộc thể loại gì (thơ hay văn xuôi). 2. Biện pháp thứ hai: Luyện đọc đúng, đọc lưu loát văn bản. 2.1. Luyện phát âm: Muốn học sinh đọc đúng, đọc ngắt giọng, nhấn giọng dẫn đến đọc diễn cảm, trước hết, tôi phải giúp các em phát âm chuẩn, đọc đúng loại câu, đúng ngữ điệu câu, hiểu nội dung bài, các em phải biết đặt mình vào vị trí của nhân vật, của tác giả. 2.2. Luyện ngắt giọng: Hướng dẫn học sinh đọc đúng cấu trúc ngữ pháp chủ ngữ và vị ngữ, chỗ ngắt giọng không được rơi vào sau hư từ hoặc trong cụm 1 từ, 1 từ lại tách ra làm hai. Để chữa được những lỗi này giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh. - Thường ngắt giọng giữa ranh giới Chủ ngữ và vị ngữ. Ví dụ: Lá trầu / khô giữa cơi trầu Truyện Kiều/ gấp lại trên đầu bấy nay. (Bài Mẹ ốm) Tuy những trường hợp có thể nói thơ là sự “phân vân” giữa nhạc và ý nên chỗ cần luyện ngắt nhịp là chỗ mà nhạc thơ theo tự nhiên và ý nghĩa - Ngữ pháp không khớp với nhau. Không phải bao giờ cũng ngắt nhịp theo ý. Có trường hợp phải ưu tiên cho nhạc. Ví dụ: Trong câu lục bát chỗ ngắt nhịp nhất thiết sẽ rơi vào sau tiếng thứ 6 của câu 8 tiếng nếu nó được gieo vần. Ví dụ: Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ Dòng sông đã mặc bao giờ/ áo hoa. (Bài Dòng sông mặc áo) Mặc dù vậy cũng không nên cứng nhắc khi dạy ngắt giọng, giáo viên phải biết rằng trong cùng một câu lại có nhiều cách ngắt giọng. Vấn đề là giáo viên nên chọn cách ngắt giọng nào cho hay hơn, đặc biệt là ở các câu văn dài Ví dụ: Hôm nay đọc báo thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động được biết / ba của Hồng đã hy sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Cách ngắt nhịp trên là đúng, nhưng cũng có thể ngắt nhịp thành: Hôm nay, đọc báo thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động/được biết ba của Hồng đã hy sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. 2.3. Luyện về ngữ điệu: 4
  5. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 Cách chữa lỗi về ngữ điệu yếu: Hầu hết tất cả các bài văn xuôi hay thơ khi được đặt dấu câu ba chấm ( ) đọc đến đây chúng ta phải hạ giọng thấp hơn so với giọng đọc ban đầu. Dấu ba chấm ở đây chỉ sự ngập ngừng chưa nói hết thì phải đọc với ngữ điệu yếu. Ví dụ: Bố khó thở lắm. . . (Nỗi dằn vặt của An drây – ca) Cách chữa lỗi về ngữ điệu mạnh: Hầu hết các kiểu câu khiến sẽ có những điệu mạnh hoặc trong một ngữ đoạn, ngữ điệu mạnh nêu bật những từ người ta muốn nhấn mạnh, đặc biệt là lúc này ngữ điệu mạnh trùng với trọng âm. Ví dụ: Khi đọc một đoạn trong bài: “Đôi giày ba ta màu xanh” được đọc nhấn các từ : mấp máy, ngọ nguậy, tưng tưng. Còn những câu cảm: Ôi chao đôi giày mới đẹp làm sao ! được đọc với giọng trầm trồ thán phục. Cách chữa về lỗi thể hiện ngữ điệu xuống thấp: Thường dùng để kết thúc câu kể (câu thường thuật). Vì đường ranh giới câu không chỉ thể hiện ở chỗ ngừng mà còn ở ngữ điệu kết thúc đi xuống. Nếu ta không hạ gọng ở cuối mỗi câu sẽ không tạo ra sự luân chuyển nhịp nhàng cao độ của các câu. Vì vậy khi đọc bị mệt và người nghe khó theo dõi. Ngoài ra, ngữ điệu xuống thường dùng để đọc lời tác giả trong những văn bản xen lẫn lời tác giả và lời nhân vật, nhất là khi lời tác giả lọt vào những lời nhân vật. Cách chữa lỗi về lên giọng: Khi đọc câu hỏi cần phải lên giọng. Ví dụ: Có câm mồm không? phải cao giọng ở cuối câu. Tuy nhiên những câu hỏi kết thúc về ngữ khí thì không lên giọng. Ví dụ: Chúa đã xơi “Mầm đá” chưa ạ ? 2.4. Luyện tập về tốc độ đọc: Để chữa lỗi về thể hiện tốc độ tôi hướng dẫn học sinh cụ thể như sau: Khi đọc những văn bản có nội dung miêu tả một công việc dồn dập khẩn trương thì phải đọc nhịp nhanh. Nhưng không có nghĩa là các em phải đọc một cách liến thoắng mà đọc với tốc độ nhanh hơn bình thường để người nghe có thể theo dõi được. Ví dụ: Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, con vội chạy một mạch đến cửa hàng/ mua thuốc/ rồi mang về nhà. Khi đọc những văn bản có cảm xúc phấn khởi tự hào cần thể hiện tốc độ không quá chậm. 5
  6. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 Là một bài văn xuôi trữ tình, chan chứa cảm xúc cần phải được đọc chậm. Đọc với tốc độ chậm là chậm so với mức bình thường chứ không phải các em đọc chậm từng tiếng một, sẽ làm cho người nghe hiểu sai về nội dung văn bản. 2.5. Luyện tập về cường độ: Tôi tập cho tất cả học sinh trong lớp mình có thói quen đọc đúng cường độ nghĩa là phải đọc đủ lớn để cho cả lớp có thể nghe được. Giáo dục cho học sinh hiểu được tác hại của việc đọc quá nhỏ, thì các bạn sẽ không theo dõi được, và không thể sửa sai cách đọc cho các em được. 2.6. Luyện tập về cao độ: Như đã nêu ở phần cách chữa lỗi về ngữ điệu ở mỗi loại kiểu câu lại có một ngữ điệu lên, xuống khác nhau. Tuy nhiên vẫn tồn tại trường hợp ngoại lệ. Ví dụ: Có câu hỏi nhưng khi đọc không cần lên giọng ở cuối câu. Chẳng hạn khi đọc: Bầm ơi, có rét không Bầm? Đây là kiểu câu hỏi nhưng khi đọc ta không lên giọng ở cuối câu mà lại hạ giọng ở cuối câu. Vì đây là câu hỏi thể hiện sự trăn trở của người con nơi chiến trận đang nghĩ về người mẹ yêu quý của mình, một câu hỏi không cần có câu trả lời. Như vậy tùy thuộc vào từng văn bản cụ thể mà hướng dẫn học sinh thể hiện đúng cao độ. 3. Biện pháp 3: Luyện đọc diễn cảm: 3.1. Cung cấp mẫu giúp học sinh nghe được âm thanh của bài đọc một cách cụ thể, từ đó có ý thức luyện tập theo mẫu. Để thực hiện tốt bước này, cần tuân thủ các yêu cầu: giọng đọc mẫu thể hiện chính xác các chỉ số âm thanh, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung bài đọc, phô diễn được cảm xúc mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc một cách sáng tạo. Tuy nhiên, để tăng hứng thú cho học sinh trong giờ học, chúng ta cần thể hiện mẫu bằng nhiều đối tượng hoặc phương tiện khác nhau (GV / HS khá giỏi / băng hình, băng tiếng, ). Khi đọc mẫu hoặc cung cấp mẫu, chúng ta lưu ý vị trí thích hợp để cả lớp theo dõi, quan sát mẫu tốt; cần tạo không khí học tập, tâm thế cho học sinh trước khi đọc mẫu 3.2. Phân tích các ngữ điệu, âm thanh của giọng đọc mẫu giúp học sinh hiểu rõ các yêu cầu trong giọng đọc mẫu một cách có ý thức, từ đó tránh bắt chước giọng đọc mẫu một cách máy móc. 6
  7. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 Khi dạy tôi quy định hệ thống kí hiệu đánh dấu các chỉ số âm thanh cụ thể của bài đọc (lên giọng, xuống giọng, nhấn giọng, ). Trong thực tế, chúng ta thường sử dụng hệ thống kí hiệu sau: (/ chỗ ngắt giọng), ( // chỗ ngừng giọng), ( chỗ lên giọng), ( chỗ xuống giọng), (= = chỗ đọc chậm), ( == chỗ đọc nhanh), (X chỗ nhấn giọng), ; nên chọn đoạn tiêu biểu - chứa các trường hợp khó đọc hoặc thể hiện cảm xúc, tư tưởng cao của tác phẩm Khi phân tích, chúng ta cần tổ chức lớp học bằng nhiều hình thức khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể lớp, và nên phân công các nhóm, các cá nhân từng nội dung cụ thể, yêu cầu từng nhóm thực hiện các nhiệm vụ khác nhau : ví dụ trên có thể phân chia : nhóm 1 : xác định cách ngắt nhịp / phát hiện, đánh dấu các từ ngữ cần nhấn giọng, lên giọng, xuống giọng, ; nhóm 2 : xác định tốc độ đọc câu; để có cơ sở khoa học, việc phân tích cần gắn với việc tìm hiểu bài đọc (gắn với các câu hỏi: Vì sao tốc độ giọng đọc phải nhanh / chậm ? ) 3.3. Luyện theo giọng đọc mẫu giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm theo định hướng của mẫu. Bước này chiếm nhiều thời gian và được xem là trọng tâm của biện pháp luyện đọc theo mẫu. Cường độ luyện tập ở bước này cao giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng tốt mẫu đã được nghe và phân tích. Để tránh nhàm chán đối với học sinh khi phải luyện tập nhiều, hình thức luyện tập cần phong phú (cá nhân, nhóm, thi đọc, đọc phân vai, đọc nối tiếp) 3.4. Nhận xét, sửa chữa, điều chỉnh, về cách đọc của bài đọc giúp học sinh điều chỉnh, sửa chữa, ý thức sâu sắc về cách đọc diễn cảm bài đọc. Ở bước này tôi thường cho học sinh trao đổi, tự đánh giá, nhận xét theo tổ, nhóm để thống nhất, chỉ ra những chỗ chưa đúng với yêu cầu từ đó sửa chữa để đọc tốt hơn. Tôi động viên, khuyết khích kịp thời để tạo động lực cho học sinh trong giờ đọc. Ngoài giờ tập đọc tôi còn chọn những câu chuyện hay, những bài thơ hay trong giờ đọc thư viện để hướng dẫn các em tạo hững thú cho các em yêu thích đọc sách. III. Thực nghiệm sư phạm 1. Mô tả cách thức thực hiện - Phạm vi áp dụng thực nghiệm lớp 4B trường Tiểu học Đại Lai - Khảo sát ngay từ đầu năm, đánh giá chất lượng đọc từng học sinh bằng cách phối hợp nhiều hình thức: Quan sát; thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ; thông qua các thầy cô trong nhà trường; thông qua phụ huynh học sinh 7
  8. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 - Trao đổi với phụ huynh cùng bàn các giải pháp phối hợp để giáo dục các em. - Thực nghiệm 3 biện pháp nêu trên vào trong các bài học cụ thể: Tiết đọc và lồng ghép vào trong các tiết học khác. - Thường xuyên theo dõi, khảo sát học sinh dưới nhiều hình thức để đánh giá sự tiến bộ của học sinh từ đó có các biện pháp phù hợp kịp thời. 2. Kết quả sau khi thực nghiệm Sau một thời gian thực nghiệm các biện pháp như đã trình bày, với tất cả sự tâm huyết của mình bản thân tôi đã tìm tòi, tự học, tự đúc rút kinh nghiệm dần dần khắc phục các tồn tại của lớp và của chính bản thân trong việc dạy đọc cho học sinh nên đã thu được một số kết quả rất tốt Các em học sinh rất hứng thú trong giờ tập đọc. Bước đầu các em tiết đọc diễn cảm ở tất cả các bài Tập đọc. Các văn bản nghệ thuật được nhiều em đọc hay, hấp dẫn. Các em biết mạnh dạn hơn, biết tìm giọng đọc đúng ngữ điệu, sắc thái, lời nhân vật. Biết nhận xét bạn để cùng tìm giọng đọc của bài, của đoạn. Các em thêm yêu thơ văn, có kĩ năng đọc diễn cảm bằng lời tương đối tốt, biết dùng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc để viết đoạn văn, bài văn hay. BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Đọc to, rõ Đọc ê-a, phát Đọc đúng, Đọc diễn Lần Sĩ số ràng,hiểu nội âm sai chậm cảm dung bài 1 31 em 7 em 10 em 13 em 1em 2 31 em 1 em 2 em 10 em 14em IV. Kết luận: Với những biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh mà tôi đã áp dụng và đạt được kết quả như đã nêu trên, tôi thấy rằng để đạt được hiệu quả giờ lên lớp, học sinh đọc hay, đọc diễn cảm thì trước hết người giáo viên phải đọc diễn cảm. Bản thân mỗi giáo viên phải tích cực khắc phục những hạn chế về kĩ năng đọc của mình, thường xuyên luyện đọc diễn cảm để hướng dẫn học sinh đọc tốt. 8
  9. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 Khi dạy đọc cho học sinh, phải hết sức chú ý việc chữa lỗi phát âm cho học sinh, về cách ngắt giọng, về ngữ điệu, tốc độ đọc, cường độ, cao độ, Sử dụng nhiều biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh theo các bước: - Cung cấp mẫu, giúp học sinh tri giác các chỉ số âm thanh của bài đọc một cách cụ thể, từ đó có ý thức luyện tập theo mẫu. - Phân tích các chỉ số âm thanh của giọng đọc mẫu giúp học sinh hiểu rõ các yêu cầu trong giọng đọc mẫu một cách có ý thức, từ đó tránh bắt chước giọng đọc mẫu một cách máy móc. - Luyện theo giọng đọc mẫu giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm theo định hướng của mẫu. Bước này chiếm nhiều thời gian và được xem là trọng tâm của biện pháp luyện đọc theo mẫu. - Nhận xét, sửa chữa, điều chỉnh, khái quát hóa về cách đọc của bài đọc giúp học sinh điều chỉnh, sửa chữa, ý thức sâu sắc về cách đọc diễn cảm bài đọc. V. Đề xuất, kiến nghị: Về phía nhà trường tôi đề xuất tổ chức thêm nhiều hoạt động ngoại khóa như: Thi đọc diễn cảm, thuyết trình văn học, thi kể chuyện, thi dẫn chương trình, để các em có điều kiện trao đổi, học hỏi lẫn nhau và phát huy năng lực sẵn có. Nhân rộng những biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tại các khối lớp trong nhà trường Đối với Phòng Giáo dục& Đào tạo tôi kiến nghị mở thêm nhiều chuyên đề với nội dung sinh hoạt về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đọc diễn cảm, để giáo viên có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Đề xuất với những biện pháp của tôi đã trình bày được nhân rộng tại các trường bạn để cùng chung tay giáo dục chất lượng đọc diễn cảm cho các em. PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP - Các phiếu khảo sát học sinh đầu năm học - Các phiếu đánh giá sự tiến bộ của học sinh qua thời gian thực nghiệm - Phiếu đánh giá của Chuyên môn nhà trường PHẦN IV: CAM KẾT 9
  10. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền tác giả; các biện pháp đã được triển khai thực nghiệm và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là hoàn toàn trung thực. Đại Lai, ngày 10 tháng 10 năm 2021 GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Nhung Đánh giá nhận xét của tổ chuyên môn TỔ CHUYÊN MÔN Đánh giá, nhận xét của đơn vị KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Văn Xuân 10