Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” cho học sinh Lớp 4

pdf 14 trang Yến Phương 27/12/2024 470
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_giai_dang_toan_tim_hai_so.pdf

Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” cho học sinh Lớp 4

  1. UBND HUYỆN LƢƠNG TÀI TRƢỜNG TIỂU HỌC MINH TÂN BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG RÈN KĨ NĂNG GIẢI DẠNG TOÁN TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ CHO HỌC SINH LỚP 4 Họ và tên: Nguyễn Hữu Ƣớc Dạy lớp: 4B Đơn vị công tác: Trƣờng Tiểu học Minh Tân Minh Tân, tháng 10 năm 2023
  2. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chương trình môn Toán lớp 4 có nhiều dạng toán đòi hỏi sự tư duy, sáng tạo, rèn luyện kĩ năng tính toán, phân tích tổng hợp của học sinh. Dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu” là một trong những dạng toán điển hình xuất hiện từ tuần học thứ tám trong chương trình Toán lớp 4; trong các bài kiểm tra định kì và được vận dụng xuyên suốt trong giải toán có lời văn ở lớp 4,5. Nếugiáo viên giúp học sinh phân biệt và giảithành thạo dạng toán này thì sẽtạo đà cho các em phân biệt và học cácdạng toán khác ởlớp 4 và ở các lớp trên tốt hơn. Vì vậy việc dạy và học như thế nào để học sinh nắm chắc kiến thức, vận dụng kiến thức đó để làm toán một cách dễ dàng, linh hoạt, chủ động, sáng tạo là rất quan trọng. Để góp phần giúp học sinh lớp 4 nhận ra và khắc phục những sai lầm thường mắc phải, khắc sâu kiến thức và kĩ năng cơ bản trong việc giải toán tôi đã thực hiện biện pháp : Rèn kĩ năng giải dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” cho học sinh lớp 4. PHẦN II : NỘI DUNG 1.Thực trạng của vấn đề mà báo cáo đề cập. * Qua thực tế giảng dạy tôi thấy: - Một số học sinh còn ẩu nên hay nhầm lẫn giữa các dạng toán;nhiều em nắm kiến thức một cách máy mócchỉ dựa vào thuật ngữ nhiều hơn, ít hơn mà không hiểu bản chất từ đó dẫn đến nhầm sang dạng bài toán về nhiều hơn và ít hơn ở lớp dưới. - Đa số học sinh chỉ giải được bàitoán “Tìm 2số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” ở dạng đã cho rõyếu tố tổng -hiệu. Còn với dạng bài toán ở dạng ẩntổng, hiệu (phải qua khâu trung gian tính toán) thì thường là họcsinh gặp khó khăn. * Kết quả của thực trạng. Trước khi áp dụng biện pháp, tôi cho học sinh làm bài khảo sát chất lượngkết quả nhận được về phần giải toán dạng bài : “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” tại lớp 4B trường Tiểu học Minh Tân vào thời điểm tuần học thứ 8 của năm học 2022 – 2023như sau : HS xác định đúng HS xác định đúng HS trình bày đúng Tổng số dạng toán yếu tố tổng hiệu bài toán học sinh SL % SL % SL % 28 18 64,3 18 64,3 15 53,8 *Nguyên nhân của thực trạng trên là :
  3. -Học sinh còn nhầm lẫn dạng toán này với giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn ở lớp dưới. - Học sinh chưa biết cách tìm tổng và hiệu khi bài toán ẩn tổng và hiệu. 2. Biện pháp nâng cao chất lƣợng giảng dạy Biện pháp 1: Giúp học sinh xác định đúng dạng toán và nắm chắc cách làm bài. * Mục tiêu: Học sinh biết phân tích đề bài, xác định được tổng, hiệu, trong bài toán và vận dụng giải bài. * Cách thực hiện: - Với dạng toán này, giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài, xác định yếu tố quan trọng(tổng và hiệu). Từ đó, các em nắm được được tổng và hiệu qua các dấu hiệu đó như : + Để xác định tổng : Giáo viên hướng học sinh chú ý vào các thuật ngữ: tổng, tất cả, cả hai, tổng cộng, trung bình cộng, nửa chu vi, . + Để xác định hiệu : Giáo viên hướng học sinh chú ý vào các thuật ngữ : hơn, kém, ít hơn, nhiều hơn, bớt, tăng, - Sau khi học sinh xác định được tổng, hiệu và xác định được dạng toán , các em sẽ áp dụng các bước giải bài toán một cách dễ dàng hơn. Các bước cụ thể như sau: Bước 1 : Xác định tổng, hiệu. Bước 2 : Vẽ sơ đồ tóm tắt Bước 3: Trình bày bài giải (học sinh có thể chọn 1 trong 2 cách làm ) Cách 1 : Tìm số bé: Số bé = ( tổng – hiệu ) : 2 ( Tìm số lớn = tổng – số bé hoặc hiệu + số bé). Cách 2 : Tìm số lớn: Số lớn = ( tổng + hiệu ) : 2 (Tìm số bé = tổng – số lớn hoặc số lớn – hiệu). Giáo viên nhấn mạnh với học sinh trong tất cả các bài giải về dạng toán này, chúng ta không nên đồng thời tìm số lớn và số bé theo công thức tính mà chỉ nên lựa chọn một cách giải. Nếu tìm sốbé trước ta chọn cách 1, nếu tìm sốlớn trước ta chọn cách 2. Từ đó, học sinh sẽ khắc sâu được kiến thức và vận dụng đúng các cách giải khi làm bài. Bước 4 : Thử lại. Ví dụ: Minh và Nam có tất cả 60 viên bi. Minh có ít hơn Nam 10 viên bi. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi? - Đầu tiên, giáo viên cho học sinh đọc kĩ đề bài. - Nêu những dữ kiện bài toán cho biết.
  4. + Dựa vào thuật ngữ “ tất cả”, học sinh hiểu là cộng cả số bi của hai bạn lại được 60 viên nên xác định được tổng là 60. + Dựa vào thuật ngữ “ ít hơn”, học sinh hiểu là số bi của Nam trừ đi số bi của Minh bằng 10 viên nên xác định được hiệu là 10. + Sau đó, học sinh giải bài theo các bước. Bước 1 : HS xác định được tổng là 60, hiệu là 10 Bước 2 : Vẽ sơ đồ tóm tắt ? viên bi Nam: 10viên bi 60 viên bi Minh: ? viên bi Bước 3: Trình bày bài giải Bài giải Hai lần số viên bi của Minhlà: 60 - 10 = 50(viên bi) Số viên bi của Minh là : 50 : 2 = 25( viên bi) Số viên bi của Nam là : 25 + 10 = 35(viên bi) Đáp số: Minh : 25 viên bi Nam : 35 viên bi Bước 4: Thử lại: 25 + 35= 60 35 - 25= 10 Cách 2:Bài giải Hai lần số viên bi của Nam là: 60 + 10 = 70(viên bi) Số viên bi của Nam là : 70 : 2 = 35( viên bi) Số viên bi của Minh là : 35 - 10 = 25(viên bi) Đáp số:Nam : 35 viên bi Minh : 25 viên bi
  5. Biện pháp 2: Giúp học sinh nhận biết đúng tổng hiệu khi bài toán ẩn tổng và hiệu. * Mục tiêu : HS nhận biết đúng tổng hiệu khi bài toán ẩn tổng và hiệu. * Cách thực hiện : Giáo viên chia cụ thể các trường hợp như sau: Trƣờng hợp 1 : Bài toán cho biết tổng nhƣng ẩn hiệu. Ví dụ : Tìm hai số tự nhiên liên tiếp có tổng là 45. Ở bài toán này học sinh dựa vào thuật ngữ “ tổng” sẽ xác định được ngay tổng là 45, học sinh lúng túng không biết xác định hiệu của hai số là bao nhiêu. Vì vậy, giáo viên cần gợi mở cho học sinh + Để tìm hiệu của hai số ta phải dựa vào dữ kiện nào? + Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? Nhờ cách gợi mở này học sinh xác định được “ hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị nên hiệu là 1. Từ đó, học sinh nhận biết được dạng toán và tiến hành giải theo các bước. Bước 1 : HS xác định được tổng là 45, hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị,nên hiệu là 1. Bước 2 : Vẽ sơ đồ tóm tắt Số lớn: 1 45 Số bé: ? Bước 3: Trình bày bài giải Cách 1: Số lớn là: (45 + 1): 2 = 23. Số bé là: 45 - 23 = 22. Đáp số: Số lớn : 23. Số bé : 22. Cách 2: Số bé là: (45 - 1): 2 = 22. Số lớn là: 45 - 22 = 23. Đáp số: Số lớn : 23. Số bé : 22.
  6. Bước 4 : Thử lại: 23 + 22 = 45. 23 - 22 = 1. Đối với HS có kĩ năng giải toán chậM: GV cần hướng dẫn kĩ 2 bước (1 và 2 ) để HS hiểu rõ bản chất của đề bài, có như vậy các em mới làm tốt được bài toán đã cho. Đối với học sinh khá, giỏi : Để rèn luyện cho học sinh có trí thông minh và óc sáng tạo toán học. Sau khi học sinh luyện tập thành thạo 4 bước giải các bài toán trong chương trình, tôi cho học sinh có thói quen khai thác và phát triển các bài toán toán đòi hỏi các em phải suy nghĩ sâu hơn. VD1: Tìm hai số tự nhiên có tổng của hai số bằng 51 và giữa chúng có 8 số tự nhiên khác. Với bài toán này yêu cầu các em phải biết dựa vào mối quan hệ của số tự nhiên và khoảng cách giữa các số tự nhiên để tìm ra hiệu của hai số. Đây chính là bước rèn luyện trí thông minh và óc sáng tạo của học sinh. Ngoài việc các em xác định được “ hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị đó chính là khoảng cách giữa các số trong dãy số tự nhiên. Học sinh còn biết xác định được số khoảng cách giữa hai số là: 8 + 1 = 9(khoảng cách). Từ đó các em xác định được hiệu của hai đó là: 1 x 9 = 9. Khi các em đã xác định được rõ tổng và hiệu sẽ dễ dàng vận dụng 4 bước quen thuộc để giải bài toán. Bước 1: HS xác định được tổng là 51, hiệu là 9 Bước 2: Vẽ sơ đồ tóm tắt ? Số lớn: 9 51 Số bé: - - - - - - ? Bước 3: Trình bày bài giải Số lớn là: (51+9): 2= 30 Số bé là: 30 - 9= 21 Đáp số: Số lớn: 30 Số bé: 21 Bước 4: Thử lại: 30+21= 51
  7. 30 -21= 9 Cách 2:Bài giải Số bé là: (51 - 9): 2 = 21 Số lớn là: 21 + 9 = 30 Đáp số: Số bé: 21 Số lớn: 30 VD2: Tìm hai số chẵn có tổng bằng 50. Ở bài toán này học sinh dựa vào thuật ngữ “ tổng” sẽ xác định được ngay tổng là 50, học sinh lúng túng không biết xác định hiệu của hai số là bao nhiêu. Vì vậy, giáo viên cần gợi mở cho học sinh. + Để tìm hiệu của hai số ta phải dựa vào dữ kiện nào? + Hai sốchẵn hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? Nhờ cách gợi mở này học sinh xác định được “ hai sốchẵn hơn kém nhau 2 đơn vị ,nên hiệu là 2. Từ đó, học sinh nhận biết được dạng toán và tiến hành giải theo các bước. Bước 1 : HS xác định được tổng là 50, hai sốchẵn hơn kém nhau 2 đơn vị, nên hiệu là 2. Bước 2 : Vẽ sơ đồ tóm tắt Số lớn: 2 50 Số bé: Bước 3 :Trình bày bài giải Số bé là: (50 - 2): 2 = 24 Số lớn là: 24 + 2 = 26 Đáp số: Số bé: 24 Số lớn: 26 Bước 4: Thử lại: 24+26= 50 26 - 24= 2 Cách 2: Bài giải Số lớn là: (50 + 2): 2 = 26
  8. Số bé là: 26 - 2 = 24 Đáp số: Số lớn: 26 Số bé: 24 Trong khi cố gắng tìm ra hiệu của hai số, học sinh hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Học sinh sẽ lựa chọn được cách giải hay hơn và tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm để giải toán. Từ đó có thể các em còn biết tự đặt thêm bài toán mới. Đó cũng là một biện pháp giúp học sinh nắm vững mối quan hệ giữa các đại lượng và những quan hệ bản chất trong mỗi bài toán. Từ đó mà học sinh hiểu bài sâu hơn rất nhiều. *Trƣờng hợp 2 : Bài toán cho biết hiệu nhƣng ẩn tổng. Ví dụ1 : Hình chữ nhật có chu vi là 60cm. Chiều dài hơn chiều rộng 8cm. Tìm chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật? Ở bài toán này, học sinh dựa vào thuật ngữ “ hơn” sẽ xác định được hiệu là 8. Một số em không biết xác định tổng hoặc xác định tổng chính là chu vi nên đưa ra phép tính sai. Vì vậy cần định hướng cho học sinh đọc kĩ đề bài. Để giải được bài toán này, Giáo viên gợi mở cho học sinh : + Chu vi có phải tổng của chiều dài và chiều rộng không?( Không) + Vậy ở bài này tổng của chiều dài và chiều rộng còn gọi là gì? (Nửa chu vi) Nhấn mạnh cho học sinh, chu vi chính là 2 lần tổng của chiều dài và chiều rộng. Từ đó, học sinh sẽ tính được tổng của chiều dài và chiều rộng bằng cách tìm nửa chu vi và thực hiện bài giải. Học sinh thực hành làm như sau: Bước 1: Tổng của chiều dài và chiều rộng còn gọi lànửa chu vi nên ta lấy60: 2= 30. HS tìm được tổng là 30, hiệu là 8. Nửa chu vi hình chữ nhật là : 60: 2= 30 ( cm) Bước 2:Vẽ sơ đồ tóm tắt ? cm Chiều dài: Chiều rộng: 8cm 30cm cm ? cm Bước 3: Trình bày bài giải Chiều rộng hình chữ nhật là: ( 30 - 8): 2 = 11( cm) Chiều dài hình chữ nhật là:
  9. 11 + 8= 19( cm) Đáp số: Chiều rộng: 11 cm Chiều dài: 19 cm Bước 4: Thử lại: 11 + 19 = 30 19 -11= 8 Cách 2: Bài giải Chiều dài hình chữ nhật là: ( 30+ 8): 2 = 19( cm) Chiều rộng hình chữ nhật là: 19 - 8= 11( cm) Đáp số: Chiều dài: 19 cm Chiều rộng: 11 cm Ví dụ 2:Tìm hai số tự nhiên có tổng là số lớn nhất có hai chữ số và hiệu của hai số là 21. Ở bài toán này, học sinhtìm được hiệu là 21. Một số em không biết xác định tổng. Vì vậy cần định hướng cho học sinh đọc kĩ đề bài. Để giải được bài toán này, Giáo viên gợi mở cho học sinh : + Tìm tổng ta dựa vào “số lớn nhất có hai chữ số”.Vậy số lớn nhất có hai chữ số là số nào? Nhấn mạnh cho học sinh, tổng là số lớn nhất có hai chữ số.Từ đó, học sinh sẽ tìm được tổng và thực hiện bài giải. Bước 1 : Số lớn nhất có hai chữ số là 99 , nên HS tìm được tổng là 99, hiệu là 21. Bước 2 : Vẽ sơ đồ tóm tắt ? Số lớn: 21 99 Số bé: ? Bước 3: Trình bày bài giải Số bé là: ( 99- 21): 2 = 39 Số lớn là:
  10. 39 + 21= 60 Đáp số: Số bé: 39 Số lớn: 60 Bước 4: Thử lại: 60 + 39 = 99 60 - 39= 21 Cách 2:Bài giải Số lớn là: ( 99+ 21): 2 = 60 Số bé là: 60 - 21= 39 Đáp số: Số lớn: 60 Số bé: 39 *Trƣờng hợp 3 : Bài toán ẩn cả tổng lẫn hiệu. Ví dụ : Tìm hai số có tổng là số lớn nhất có 4 chữ số và hiệu là số lẻ bé nhất có 3 chữ số. Ở dạng toán này, học sinh thường không biết xác định tổng và hiệu là bao nhiêu vì bài toán có thuật ngữ “tổng, hiệu” nhưng không đưa ra số liệu cụ thể. Tôi hướng dẫn học sinh xác định tổng và hiệu dựa vào dữ kiện của bài. + Tìm tổng ta dựa vào “ số lớn nhất có 4 chữ số”. Vậy số lớn nhất có bốn chữ số là bao nhiêu?( 9999) + Tìm hiệu ta dựa vào “ số lẻ bé nhất có 3 chữ số”. Số lẻ bé nhất có ba chữ số là bao nhiêu?( 101) Sau đó học sinh xác định được tổng hiệu và giải bài theo trình tự. Bước 1:Số lớn nhất có 4 chữ số là: 9999, nên tổng là 9999 Số lẻ bé nhất có 3 chữ số là: 101, nên hiệu là 101 Bước 2: Vẽ sơ đồ tóm tắt Số lớn: 101 9999 Số bé- - - - - - ? Bước 3: Trình bày bài giải: Số lớn là:
  11. (9999 + 101) : 2 = 5050 Số bé là: 9999 – 5050 = 4949 Đáp số: Số lớn: 5050 Số bé: 4949 Bước 4: Thử lại: 5050 + 4949 = 9999 5050 - 4949 = 101 Cách 2:Bài giải Số bé là: (9999 - 101) : 2 = 4949 Số lớn là: 4949 + 101 = 5050 Đáp số: Số bé: 4949 Số lớn: 5050 Biện pháp 3 : Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. * Mục tiêu : Qua kiểm tra, đánh giá kết quả học tập để điều chỉnh hình thức tổ chức dạy học phù hợp. * Cách thực hiện : Tôi luôn coi trọng việc kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì về kết quả học tập của HS để nắm bắt kịp thời việc vận dụng, rèn kĩ năng giải toán cho các em. Từ đó phân loại HS theo trình độ để điều chỉnh về mục tiêu cần đạt cho phù hợp với các nhóm đối tượng HS. Bên cạnh đó công tác kiểm tra, đánh giá còn giúp tôi điều chỉnh về hình thức tổ chức dạy học, điều chỉnh về phương pháp dạy học sao cho kết quả đạt được mục tiêu đã đề ra. Tôi luôn quan tâm, giúp đỡ những em HS có kết quả học tập chưa cao bằng cáchcùng các em tháo gỡ các nút thắt vướng mắc, những sai sót trong khi kiểm tra đã phát hiện ra để các em có hướng sửa chữa và vươn lên. Sau khi dạy xong dạng toán tôi thường ra đề khảo sát chất lượng học sinh để kiểm tra xem các em tiếp thu kiến thức vừa học như thế nào ? Các em còn có những sai sót ở đâu? VD: Khi học xong bài: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó(sgk- trang 47).
  12. Giáo viên đưa ra đề bài: Tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là 60 và 12. Với bài toán này GV cho HS làm trong 5-7 phút. Kết quả thu được như sau: Học sinh có câu Học sinh có Học sinh vẽ sơ Học sinh giải Tổng trả lời đúng, phép tínhđúng, đồ đúng đúng toàn bài số HS phép tính sai câu trảlờisai SL % SL % SL % SL % 28 28 100 26 92,8 27 96,4 27 96,4 Biện pháp 4 : Sử dụng trò chơi tạo hứng thú cho học sinh. * Mục tiêu : Tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng, kích thích các hoạt động học tập của HS. Củng cố kiến thức, kĩ năng cần đạt cho HS. * Cách thực hiện : Để tổ chức cho HS tham gia các trò chơi học tập kết hợp trong các tiết dạy có hiệu quả. GV cần xác định rõ kiến thức và kĩ năng của trò chơi. Chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn rõ ràng cách chơi, luật chơi, thực hiện đúng lúc với các trò chơi hợp lí, cân đối với các hoạt động của tiết dạy. Chính vì vậy tôi thường tổ chức các trò chơi như : Tiếp sức; Ai nhanh - Ai đúng; Em làm giám khảo; Ô số may mắn; Ai thông minh hơn Thông qua việc tổ chức thành công các trò chơi, GV đã tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng, kích thích các hoạt động học tập của HS. Củng cố chắc chắn các kiến thức, kĩ năng cần đạt trong tiết dạy cho HS. Khi dạy bài : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó (trang 47 SGK Toán 4), muốn củng cố dạng toán “Tổng – hiệu” vừa học. GV tổ chức cho các em chơi trò chơi “Ai nhanh- Ai đúng”. GV nêu luật chơi để học sinh biết cách thực hiện trò chơi. Cụ thể ở bài này GV nêu đề toán – HS viết vào bảng con hai số cần tìm. Em nào viết đúng, nhanh thì được tham gia chơi tiếp. Tôi cứ tiếp tục cho các em chơi cho đến khi chọn được em xuất sắc nhất nhận phần quà của cô giáo thưởng. Tuz theo thời gian có thể chọn đội HS hoặc cả lớp cùng tham gia trò chơi. GV đưa ra đề toán từ dễ đến khó hơn để gây hứng thú cho các em. Ví dụ: Bài toán1: Tìm hai số, biết tổng của chúng là 60 vàhiệu hai số là 20. ( Đáp án: A. 40, 20 B. 80,20 ) Bài toán 2: Tìm hai số chẵn có tổng là 50
  13. ( Đáp án: A. 52,24 B. 26, 24 ) Hoặc với trò chơi “Em làm giám khảo”. GV đưa ra nội dung bài tập và kèm theo một vài đáp án, sau đó gọi 01 học sinh lên bảng chọn đáp án đúng cho bài toán. Học sinh dưới lớp dùng thẻ xanh, hồng để chấm đúng, sai.(Nếu bạn làm đúng, các em đưa thẻ màu hồng mặt cười . Nếu bạn làm sai, các em đưa thẻ xanh mặt mếu.) Bài toán: Tuổi chị và tuổi em cộng lại được 36 tuổi. Em kém chị 8 tuổi. Hỏi chị bao nhiêu tuổi , em bao nhiêu tuổi? 3. Kết quả đạt đƣợc Bằng việc áp dụng những biện pháp trên, học sinh lớp 4B trong năm học 2022-2023 đã hình thành được kĩ năng giải toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.” Kết quả cho thấy đa số các em thực hiện tốt quy trình giải toán, biết cách giải và trình bày bài giải. Để kiểm nghiệm, đánh giá việc làm của mình, tôi đã ra đề kiểm tra học sinh lớp 4B năm học 2022 - 2023 và đạt được kết quả như sau : Tổng số Kết quả khảo sát học sinh lớp 4B học sinh Xác định đúng dạng Xác định đúng yếu Trình bày đúng bài toán tố tổng- hiệu toán 28 SL % SL % SL % 28 100 28 100 28 100 100% học sinh xác định đúng dạng toán, xác định yếu tố tổng hiệu và trình bày đúng bài toán. 4. Kết luận - Muốn cho việc giải toán có hiệu quả thì giáo viên phải biết gợi mở kiến thức bằng các câu hỏi nêu vấn đề phù hợp với đối tượng học sinh để học sinh giải quyết một cách linh hoạt, chủ động. - Việc vận dụng biện pháp mà tôi đưa ra trong dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” đã góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh, giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, nhớ lâu và phát huy năng lực của mình. Chính vì vậy nên mặc dù năm học 2023-2024 lớp 4 học theo chương trình Giáo dục 2018 nhưng vẫn có dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ở tuần 12 tôi sẽ tiếp tục áp dụng những biện pháp này. - Trên đây là toàn bộ nội dung biện pháp: Rèn kĩ năng giải dạng toán
  14. “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” cho học sinh lớp 4 của tôi. Rất mong quý Ban giám khảo tư vấn, góp ý để biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn !. 5. Kiến nghị, đề xuất a) Đối với tổ, nhóm chuyên môn - Thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ giữa các thành viên trong tổ về cách rèn học sinh làm tốt các dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” nói riêng và các dạng bài giải toán có lời văn ở lớp 4 nói chung. b) Đối với lãnh đạo nhà trường: Duy trì và thực hiện tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn liên tổ có chất lượng và hiệu quả cao. c) Đối với Phòng GDĐT: Duy trì các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm để giáo viên các trường trao đổi, học hỏi lẫn nhau về phương pháp dạy học cho học sinh. Minh Tân, ngày 22 tháng 10 năm 2023 GIÁO VIÊN Nguyễn Hữu Ƣớc